Tủa Chùa (Điện Biên) tăng cường công tác quản lý sử dụng đất đai

Hoàng Châu | 29/08/2022, 15:45

(TN&MT) - Những năm qua, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) tăng cường công tác quản lý đất đai, tập trung triển khai thực hiện công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đất đai. Qua đó, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Ông Nguyễn Minh Tuân, Phó Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa cho biết: Thực hiện các quy định của Nhà nước về đất đai, trong những năm qua, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm được huyện triển khai tích cực và theo đúng quy định, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất được triển khai thực hiện đảm bảo, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng đất khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác trên địa bàn huyện được thực hiện theo đúng các quy định pháp luật. Việc quy định chặt chẽ các căn cứ, điều kiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất tiết kiệm.

1-2-.jpg

Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tủa Chùa kiểm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cùng với đó, quỹ đất để phát triển nông lâm nghiệp và đầu tư phát triển đô thị cũng như nâng cấp, đầu tư mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu; chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất cơ bản phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quỹ đất dành cho chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư cả đô thị và nông thôn vẫn tiếp tục mở rộng. Việc bố trí đất ở trong các khu dân cư, trung tâm xã được gắn liền đồng bộ với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, các công trình dịch vụ... đã làm cho diện mạo các khu dân cư ngày càng khang trang hiện đại hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân. Đất dành cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục - thể thao và các công trình phúc lợi khác cũng được đầu tư mở rộng đáng kể góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng khám chữa bệnh và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đất đai, UBND huyện xác định tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên về đất đai đối với người dân. Trong đó, tập trung vào công tác thu hồi đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Từ đó, nâng cao ý thức tự giác của người dân để không vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai gắn với bảo vệ môi trường.

8.1.jpg

Trung tâm huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Bên cạnh đó, hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm sau khi được phê duyệt theo đúng quy định đến các tổ chức, cá nhân; mở rộng công khai, dân chủ trong quá trình quản lý đất đai, tạo điều kiện để cộng đồng và người dân được tham gia giám sát quá trình quản lý sử dụng đất. Hàng năm, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, tạo sự đồng bộ, thống nhất, hoàn chỉnh trong thực hiện quy hoạch. Kiên quyết không phê duyệt bố trí các dự án không đúng với quy hoạch, làm phá vỡ quy hoạch, thực hiện dự án không gắn với bảo vệ môi trường.

Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng, bảo đảm hài hoà các lợi ích giữa Nhà nước và người có đất phải thu hồi. Giải quyết dứt điểm những vướng mắc, khó khăn về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho người sử dụng đất. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng bộ dữ liệu hồ sơ địa chính.

2-2-.jpg

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được huyện Tủa Chùa đẩy mạnh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Xử lý dứt điểm những vi phạm trong quản lý đất đai trước đây, ngăn chặn tiến tới chấm dứt tình trạng vi phạm mới xảy ra gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đồng thời, hàng năm bố trí đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; giáo dục đạo đức, lối sống, phong cách làm việc; xây dựng quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ địa chính xã trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai đáp ứng quy định.

Bài liên quan
  • Hà Tĩnh: Đề xuất gỡ “nút thắt” về giá đất
    (TN&MT) - Góp ý vào Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai (2013), Hà Tĩnh cho rằng, việc sửa đổi cần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại khi có sự chênh lệch giữa giá đất thực tế và bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành. Giải quyết được điều này sẽ giúp giảm rủi ro pháp lý cho công tác quản lý.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO