Tủa Chùa – Điện Biên: Hang động Pê Răng Ky... đẹp mê hồn

Hoàng Châu - Nguyễn Như | 02/07/2021, 18:42

(TN&MT) - Hang động Pê Răng Ky, nằm trên địa phận xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa giấu mình dưới chân vách đá, giữa một vùng núi non hùng vĩ, điệp trùng. Hang động Pê Răng Ky là hang đá tự nhiên, nằm trong quần thể núi đá vôi, có thảm thực vật sinh học đa dạng và phong phú. Với vẻ đẹp mang màu sắc riêng, một kiệt tác của thiên nhiên ban tặng.

Hang đá Răng Pê Ky, xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa

Trước cửa hang động là khu rừng nguyên sinh. Hang động ăn sâu vào núi khoảng 800m, cửa hang nhỏ có chiều dài 1,4m, chiều rộng 1,2m quay về hướng Bắc. Do địa hình núi đá vôi chia cắt cùng với quá trình karst hoà tan và ng­ưng đọng carbonat hình thành nhiều nhũ đá màu vàng, xám, xanh rêu hay các cột đá, măng đá, chuông đá… mang nhiều dáng vẻ hình thù khác nhau lôi cuốn khách tham quan khám phá và tìm hiểu.

Hang động Pê Răng Ky với chiều sâu khoảng 800m, chia làm 03 khoang. Khoang thứ nhất sâu 388m, rộng trung bình 17m, cao 8-10m. Ngay cửa hang vào phía bên trái có hai ngách, ngách thứ nhất có chiều sâu 12m, ngách thứ 2 có chiều sâu 50m; nền các ngách và nền của hang động là những cột đá to đường kính 1,2m, cao 10m màu vàng nhạt giống cột đèn hải đăng hay hình cây nấm khổng lồ. Hai bên vách hang động là những dải nhũ đá màu xám, bám vào nhau tạo thành những con ốc xoáy ở đuôi. Đặc biệt phần trần hang động có nhiều nhũ đá, măng đá mang nhiều hình thù kỳ lạ, đẹp mắt như một "kỳ quan bí ẩn, hùng vĩ", thách thức niềm đam mê khám phá của du khách.

Ánh nhũ đẹp mê hồn

Khoang thứ hai nằm ở vị trí cao hơn khoang thứ nhất khoảng 2m, bố cục như chiếc yên ngựa có chiều sâu 226m, rộng 37 - 101m, vòm cao 17- 36m; phần nền là những khối nhũ đá lớn màu trắng, xanh xám giống hình cây nấm, cây thông và những hình thù đa dạng, phong phú: san hô, viên cuội trắng ngà, tượng Phật, chiếc ô, tựa như bức tranh  được dát ánh vàng, bạc, khiến cho không gian thêm phần lung linh, huyền ảo. Hai bên vách và trên trần hang động là những gườm đá dài, khi gõ vào phát ra những âm thanh khác nhau; những đám nhũ đá tựa những cụm lúa, đèn chùm to nhỏ khác nhau như có sự bài trí của con người tạo nên khung cảnh nguy nga lộng lẫy.

Khác hẳn so với hai khoang trước, khoang thứ ba ngay từ cửa vào trong rộng, phía bên phải có một ngách cụt, đi vào trong khoảng 20m, đi qua một ngách hẹp vào bên trong diện tích mở rộng dần, vào bên trong có một ngã ba quay ngược lại phía cửa khoang tạo thành một vòng tròn, phía bên trái có một ngách nhỏ đi ra phía cửa khoang, về cuối khoang này diện tích hẹp dần và có một hủm sâu.

Kiệt tác của tạo hóa

Nhũ đá có cấu trúc như một quần thể kiến trúc cổ xưa, với vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính tĩnh mịch bởi nhiều cột đá, trụ đá, măng đá to, cao vút như muốn vươn tới tận trời xanh. Khoang thứ ba có chiều sâu hơn 202m, cao 20 - 25m, rộng 20 - 49m, vòm hang động là những chiếc đèn chùm lớn như được “trang trí” cầu kỳ, công phu với ánh sáng lấp lánh như thắp sáng cho những cột nhũ đá thạch anh. Nền hang động là những tảng đá lớn, gồ ghề hình ô vuông lớn, những đường chéo tựa như chiếc bàn cờ vua có đường nét rõ ràng.

Đặc biệt các nhũ đá hình hoa xếp chồng lền nhau lung linh hiện ra giống những bông hoa đá khổng lồ.Vách hang động là những dải nhũ lớn tựa bức tranh của thiên nhiên kỳ thú, bầu không khí trong lành sẽ làm cho chúng ta như đang sống trong khung cảnh "thần tiên". Đặc biệt cuối khoang là vẻ đẹp lộng lẫy và kì vĩ của rừng thạch nhũ đua nhau khoe sắc vây quanh hồ nước nhỏ rộng khoảng 8m, nước mát trong veo; xung quanh là các khối đá, khối thì giống cây nấm khổng lồ, khối thì cứng cáp, sắc nhọn như gươm đao, khối lại êm dịu, hiền lành tựa áng mây... chảy dài óng ánh như hòa chung, tạo nên cảnh sắc của bức tranh mà thiên nhiên ban tặng đã tạo nên sự bí ẩn, kích thích trí tò mò của người xem.

 

Được thiên nhiên ưu đãi ban tặng hang động Pê Răng Ky nhiều cảnh quan đẹp trong hang với những khối nhũ, măng đá, bụt đá có hình kỳ lạ tạo thành bức tranh làm say đắm lòng du khách khi đến tham quan hang động. Cảnh đẹp của tạo hóa như muốn níu kéo bước chân khiến cho du khách lưu luyến, bâng khuâng chưa muốn chia tay sớm với chốn thiên thai đầy mộng mơ này. Tạm biệt nơi đây ấn tượng đọng lại là cảm nghĩ về nghệ thuật điêu khắc, tạo hình của thiên nhiên, sự tuyệt diệu của đất trời. Có thể nói hang động Pê Răng Ky là một trong số những hang động đẹp của mảnh đất Tủa Chùa. Hang động như một bảo tàng nghệ thuật tự nhiên ở đó hội tụ đầy đủ các tác phẩm điêu khắc, kiến trúc, hội hoạ kết hợp hài hoà, tuyệt mỹ.

Đến với hang động Pê Răng Ky du khách sẽ chiêm ngưỡng phong cảnh “sơn thuỷ hữu tình”, non nước hùng vĩ, môi trường sinh thái trong lành của lòng hồ sông Đà, đặc biệt vào những ngày thu, làn nước sông Đà in bóng trời xanh, mây trắng vô cùng nên thơ, không khỏi khiến người ta liên tưởng như “Hạ Long trên cạn” của vùng Tây Bắc.

Hang động Pê Răng Ky, xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia theo Quyết định số 5372/QĐ-BVHTTDL ngày 29/12/2017.

Bài liên quan
  • Ba Vì - Suối Hai được phê duyệt trở thành khu du lịch quốc gia
    (TN&MT) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc triển khai quy hoạch trong Khu du lịch Quốc gia Ba Vì - Suối Hai. Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý với ý kiến của Bộ Xây dựng về việc triển khai quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng liên quan đến Khu du lịch Quốc gia Ba Vì - Suối Hai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy ban Dân tộc tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc năm 2023
(TN&MT) - Tối 26/12/2023, tại Hà Nội, Uỷ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ 10 năm 2023.
Đừng bỏ lỡ
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
  • Bài học đồng lòng - từ khóa của thành công
    Cách trung tâm huyện 23,5km, Chiềng Khoa như khối cơ bắp cuộn lên trên cánh tay của Vân Hồ. Nơi đây, ba năm về trước, xã Chiềng Khoa được công nhận xã Nông thôn mới đầu tiên. Đi tìm “điểm sáng” Chiềng Khoa, chúng tôi được nghe rất nhiều về hai chữ “đồng lòng”.
  • Tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Nói để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng
    (TN&MT) - Chiều 3/11, tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Sơn La và UBND huyện Vân Hồ tổ chức Tọa đàm tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững vùng Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Vân Hồ, Sơn La với chủ đề: “Nói thế nào để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng”.
  • Đánh thức tiềm năng Vân Hồ: Ngày mới trên xứ sở sương mù
    (TN&MT) - Hai chúng tôi - người từ thành phố Sơn La xuống, người từ Hà Nội lên, hẹn gặp nhau ở Vân Hồ. Vân Hồ hôm nay trở gió, mây tụ về dày hơn trên đỉnh Pha Luông. Người lái xe bản địa chợt xa xăm: “Cũng vẫn là mây ấy mà nay, trông mây lòng không còn buồn nữa, Vân Hồ đã khoác lên mình màu mây mới”.
  • Nghề làm hương cổ truyền ở Phia Thắp
    (TN&MT) - Thôn Phia Thắp của xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng nép dưới chân núi Phà Hùng (núi lớn) và được bao quanh bởi những cánh đồng ngô, chuối.
  • [Infographic] - Chương trình bố trí dân cư các vùng khó khăn
    (TN&MT) - Từ năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai Chương trình bố trí dân cư tại các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng (Theo Quyết định số 590/QĐ-TTg). Chương trình nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.
  • Thêm chính sách an cư cho đồng bào vùng thiên tai
    (TN&MT) - Thực hiện Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” (Chương trình 590), Hội đồng nhân dân tại nhiều địa phương như An Giang, Cà Mau, Quảng Trị, Kon Tum đã ra Nghị quyết thực hiện.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO