Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Sáu, 2/5/2025 18:46 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 26/07/2021 , 13:18 (GMT+7)

“Tử tế với môi trường” ở xứ đạo Phủ Cam

Thứ Hai 26/07/2021 , 13:18 (GMT+7)

(TN&MT) - Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường được giáo dân Công giáo xứ đạo Phủ Cam duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.

Giáo xứ chính tòa Phủ Cam là xứ đạo lớn và đông giáo dân nhất của Tổng giáo phận Huế (khoảng 6.000 giáo dân), đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào giáo dân ngày càng được nâng lên. Đặc biệt thời gian qua, giáo xứ đã có nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay trong việc bảo vệ môi trường, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo được các vị linh mục, tu sĩ, chức sắc trong Hội đồng giáo xứ đề ra thu hút đông đảo giáo dân cũng như các tầng lớp nhân dân tham gia.

Theo đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi toàn thể Giáo hội thông điệp về môi trường, cũng như phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” mà tỉnh Thừa Thiên Huế đang phát động, bà con giáo dân tại giáo xứ chính tòa Phủ Cam đã tích cực tham gia vệ sinh, bảo vệ môi trường với phương châm “tử tế với môi trường là tử tế với chính mình, tử tế với xã hội và tử tế với thế hệ mai sau”.

Giáo dân xứ đạo Phủ Cam dọn vệ sinh xung quanh khuôn viên nhà thờ

5h30 sáng mỗi ngày, tại khuôn viên nhà thờ Phủ Cam luôn tập trung đông giáo dân quét dọn rác thải, chăm sóc cây. Trong phút chốc, tất cả đều sạch sẽ, cỏ cây xanh lá...

Linh mục An tôn Nguyễn Văn Tuyến - Chánh xứ chính tòa Phủ Cam chia sẻ, các giáo dân trong xứ thời gian qua luôn đề cao việc bảo vệ môi trường thông qua những việc làm thiết thực, để không chỉ giáo dân mà du khách gần xa khi đến với nhà thờ Phủ Cam tham quan, cầu nguyện... cũng cảm thấy một không gian thoáng đạt, sạch sẽ.

Linh mục Tuyến cũng đã hướng dẫn Hội đồng giáo xứ mua thêm cây xanh, trồng quanh nhà thờ tạo bóng mát cho khuôn viên. Nhiều giáo dân cho hay không ít lần bắt gặp linh mục Tuyến vào nhà vệ sinh công cộng của giáo xứ, tự mình lau chùi, dọn dẹp mọi thứ, y như một người lao công thực thụ.

Trong những ngày nắng nóng như đổ lửa ở mảnh đất Cố đô Huế, nhà thờ chính tòa Phủ Cam là điểm dừng chân để nghỉ ngơi, tập thể dục dành cho tất cả mọi người bởi sự trong lành, mát mẻ được phủ đầy những bóng cây xanh.

Trong các buổi sinh hoạt, học giáo lý của giáo xứ, những người huynh trưởng luôn nhắc nhở các giáo dân không xả rác bừa bãi mà phải bỏ vào đúng nơi quy định để có nhiều khoảng xanh, sạch...

Ngoài ra, qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các từ “xanh - sạch - sáng”, “Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế” đã trở thành quen thuộc trong đời sống thường nhật và giúp mỗi người ý thức cộng tác tích cực thực hiện nhằm cùng nhau tạo nên một môi trường xanh; tập dần thói quen tốt như không xả rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, không đổ rác bừa bải nơi tập kết rác, tiết kiệm và sử dụng các nguồn năng lượng sạch, tận dụng ánh sáng tự nhiên, bảo vệ môi sinh nơi học đường, công sở, giáo xứ và làm giảm nguy cơ do biến đổi khí hậu.

“Là một giáo dân, chúng tôi luôn hướng về và làm theo những điều thiện lành mà Đức Chúa đã răn dạy. Chúng tôi ý thức được rằng, cần phải thay đổi thói quen, lối sống hằng ngày nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống...”, chị Hoài Thu (giáo dân trú phường Trường An, TP. Huế) bộc bạch.

Khuôn viên nhà thờ Phủ Cam luôn xanh, sạch.

Không chỉ “yêu” môi trường, hơn 2 năm nay, đều đặn mỗi sáng, linh mục An tôn Nguyễn Văn Tuyến sử dụng máy lọc đạt tiêu chuẩn quốc tế, lọc nước và chuẩn bị sẵn những bình nước đặt gần cổng ra vào nhà thờ để phục vụ mọi người đến, đi ngang qua nhà thờ. Những bình nước miễn phí tuy chỉ là một hành động nhỏ nhưng đã giúp đỡ cơn khát, bớt nhọc nhằn cũng như chứa đựng ân tình của một vị linh mục với bà con lao động trên bước đường mưu sinh.

“Ngay khi được bổ nhiệm về làm quản xứ vào năm 2015, cha Tuyến đã nỗ lực kêu gọi quý ân nhân giúp đỡ để bê tông nhựa các mặt đường của khuôn viên nhà thờ và tạo thêm một số các sân chơi cho con em. Cha yêu cầu anh em bảo vệ mở toang cổng nhà thờ từ 4h30 sáng và đóng cửa sau 21h cùng ngày để trẻ có chỗ vui chơi, người lớn có chỗ đi bộ tập thể dục, hóng mát...”, anh Ba, bảo vệ nhà thờ Phủ Cam cho hay.

Trao đổi thêm với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Phan Thiên Định - Bí thư Thành ủy Huế cho rằng, thông qua đề án “Ngày Chủ nhật xanh” của tỉnh đã tạo ra những sự chuyển biến tích cực về vệ sinh môi trường trên thực tiễn, nhận thức về môi trường của người dân ngày càng được nâng cao, nhiều mô hình tốt, cách làm hay đã hình thành, trong đó có bà con giáo dân xứ đạo Phủ Cam – một địa chỉ tôn giáo lớn ở Huế.

“Những việc làm bảo vệ môi trường của các giáo dân Công giáo thời gian qua hết sức thiết thực và ý nghĩa. Mong rằng, những mô hình, cách làm hay sẽ tiếp tục được nhân rộng, lan tỏa rộng rãi trong bà con trong thời gian tới, với phương châm tốt đời đẹp đạo, vì mục tiêu xây dựng một Thừa Thiên Huế an lành, xanh sạch sáng cho cuộc sống của mỗi chúng ta...” - ông Phan Thiên Định nói.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất