Từ 15h ngày 3/11, Thủy điện Tuyên Quang mở cửa xả sâu điều tiết lũ

Thanh Tùng | 03/11/2021, 14:18

(TN&MT) - Ngày 3/11, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đã ban hành Công điện số 17/CĐ-QG gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang về mở cửa xả sâu điều tiết lũ để đảm bảo mực nước theo đúng quy định (không vượt mực nước dâng bình thường +120m).

Thủy điện Tuyên Quang mở cửa xả sâu điều tiết lũ từ 15h ngày 3/11. Ảnh minh họa

Công điện nêu rõ, từ 5h00 ngày 2/11/2021, mực nước hồ Tuyên Quang đã đạt mực nước dâng bình thường +120m và đang tăng chậm; 7h00 sáng 3/11, mực nước hồ ở mức 120,14m (trên mực nước dâng bình thường 14cm), lưu lượng về 500 m3/s, lưu lượng phát điện 380 m3/s.

Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hồng, ban hành kèm theo Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ; hiện trạng hồ chứa và Bản tin dự báo khí tượng thủy văn hạn vừa phục vụ thủy điện Tuyên Quang của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Văn bản số 311021HV/DBQG-TVBB ngày 31/10/2021), Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang:

Mở cửa xả sâu điều tiết lũ để đảm bảo mực nước theo đúng quy định (không vượt mực nước dâng bình thường +120m). Thời gian bắt đầu vận hành từ 15h00 ngày 3/11/2021.

Đồng thời, thông báo cho các địa phương, các chủ đầu tư, các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải đường thủy,… khu vực hạ du thủy điện Tuyên Quang biết để sẵn sàng chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn về người và tài sản.

Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình, kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai để có quyết định điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn hạ du.

Thực hiện Công điện số 17/CĐ-QG của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, ngày 3/11/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang - Cơ quan Thường trực Phòng chống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã có Công văn gửi các đơn vị liên quan về thực hiện nội dung Công điện.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đề nghị Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đưa tin thông báo về việc xả lũ thủy điện Tuyên Quang để chính quyền, người dân địa phương nắm bắt và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn do xả lũy thủy điện.

UBND các huyện, thành phố thông báo đến chính quyền, nhân dân địa phương các xã ven sông, chủ đầu tư và các đơn vị có công trình đang thi công trên sông, ven sông, các cơ sở, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải thủy... khu vực hạ du thủy điện Tuyên Quang biết để sẵn sàng di dời lồng bè, dân cư vùng trũng, thấp ven sông và các biện pháp phòng tránh, chủ động đảm bảo an toàn người và tài sản đặc biệt lưu ý trường hợp diễn biến thời tiết mưa lớn bất thường xảy ra.

Sở Giao thông vận tải có biện pháp chỉ đạo các chủ phương tiện giao thông đường thủy, tổ chức kiểm soát người qua lại tại các khu vực cầu phao, cầu treo, các tràn ngầm, bến đò khu vực hạ du thủy điện Tuyên Quang để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Khi có thiệt hại xảy ra, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị theo lĩnh vực ngành chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm nhanh chóng hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống và sản xuất sau thiên tai, đồng thời, thực hiện nghiêm túc công tác trực ban và báo cáo theo quy định.

Bài liên quan
  • Nghệ An: Mưa to kéo dài, nhiều nhà máy thủy điện xả lũ
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 3, khu vực Nghệ An có mưa to đến rất to. Để đảm bảo an toàn hồ chứa, các Nhà máy Thủy điện Châu Thắng, Thủy điện Chi Khê, Thủy điện Bản Ang, Thủy điện Khe Bố đều có thông báo xả lũ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Công nghệ cao - giải pháp đột phá cho dự báo thiên tai
    (TN&MT) - Những năm qua, để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), ngành khí tượng thủy văn (KTTV) luôn chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai. Mục tiêu chung là giảm nhẹ rủi ro thiên tai, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước.
  • Thông tin KTTV: Đầu vào quan trọng của các hoạt động kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Nắm bắt thông tin KTTV giúp con người chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện đảm bảo để quá trình phát triển hạn chế được các rủi ro từ thời tiết, khí hậu. Vì vậy, thông tin KTTV được đánh giá là đầu vào quan trọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Niềm tự hào của người “bắt bệnh trời”
    (TN&MT) - Đầu năm 2023, GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV đã vinh dự được nhận Huân chương Độc lập. Ông đón nhận niềm vinh dự này tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 lĩnh vực KTTV vào đầu tháng 1 năm nay.
  • Ngày 23/3, nắng nóng ở hầu hết các vùng
    Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, dự báo thời tiết hôm nay (23/3), hầu hết khu vực trên cả nước sẽ nắng nóng, một số nơi nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
  • Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cảnh báo dự báo thiên tai: Tạo bước đột phá đổi mới
    (TN&MT) - Đó là mong muốn của Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ TN&MT) Trần Hồng Thái tại Hội thảo khoa học Dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng, thủy văn phục vụ công tác phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội diễn ra chiều 22/3 tại Hòa Bình.
  • Tái hoang dã để rừng là mái nhà của muôn loài
    (TN&MT) - Tái hoang dã, thông qua việc tái thả các loài động vật hoang dã vào môi trường sống ban đầu của chúng, là một trong những cách tiếp cận mới giúp khôi phục các loài động vật hoang dã tại Việt Nam trong ngắn và trung hạn.
  • Thừa Thiên Huế: Phát triển kinh tế luôn song hành với bảo vệ môi trường
    Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường (BMVT) đến người dân, qua đó nâng cao kiến thức, giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Để rõ hơn về vấn đề này, Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Lê Bá Phúc (ảnh) – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động: Thực tiễn và thách thức
    (TN&MT) - Hưởng ứng ngày Khí tượng thế giới (23/3), sáng 22/3, tại TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) phối hợp với Trung tâm Phòng chống thiên tai Châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động “Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau”.
  • Dự báo thời tiết ngày 22/3, cả nước nắng nóng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 22/3, khu vực Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực Nam Bộ chiều tối mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
    (TN&MT) - Trong những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) rừng không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng mà còn góp phần tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng, từng bước thay đổi nhận thức của người dân về vai trò và tác dụng của rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sống.
  • Lào Cai tập huấn ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
    (TN&MT) - Ngày 21/3, Ban Quản lý Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế" phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “ứng dụng đệm lót sinh học dày trong chăn nuôi gà” cho 60 chủ trại các xã trong địa bàn huyện Bảo Thắng( Lào Cai).
  • Bà Rịa - Vũng Tàu đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 đi vào cuộc sống: Nhiều chuyển biến tích cực
    (TN&MT) - Xác định lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) có vai trò rất lớn, có tính quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương, vì vậy, việc triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực.
  • Quảng Bình: Xây dựng đô thị sinh thái thích ứng BĐKH
    (TN&MT) - Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là một trong các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai cực đoan.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO