Truyền thông về BĐKH ở Việt Nam: Khó nói “hài lòng” nhưng đã nhiều nỗ lực!

12/11/2013 00:00

Để góp phần giảm thiểu thiệt hại và tác động bất lợi do tình trạng BĐKH gây ra, thời gian qua, các cơ quan truyền thông nước ta đã có nhiều nỗ lực

(TN&MT) - Để góp phần giảm thiểu thiệt hại và tác động bất lợi do tình trạng BĐKH gây ra, thời gian qua, các cơ quan truyền thông nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc thông tin, tuyên truyền về BĐKH. Tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả truyền thông BĐKH" mới đây, có nhiều ý kiến mổ xẻ vấn đề làm thế nào để nâng cao tác dụng của truyền thông trong việc chủ động ứng phó BĐKH. PV Báo TN&MT đã đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Phong – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường thuộc Tổng cục Môi trường xung quanh vấn đề này.
   
PV: Hot đng truyn thông v BĐKH thi gian qua ti Vit Nam có làm ông cm thy “hài lòng” hay không?
   
Ông Trn Phong:  Khó có thể nói với cụm từ “hài lòng”. Tuy nhiên, có thể nói rằng trong vòng 2-3 năm gần đây, đã có rất nhiều nỗ lực của các bên liên quan từ Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương, các tổ chức phi Chính phủ và các nhà tài trợ. Trong các dự án liên quan, đều lồng ghép những nội dung về truyền thông về BĐKH và coi đó là hợp phần quan trọng về nâng cao năng lực cho các bên liên quan trong dự án. Để tác động nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi về ứng phó, thích ứng với BĐKH. Ngoài ra, đã có rất nhiều sáng kiến và các chương trình ở các kênh thông tin khác nhau, ví dụ: Dự án hành trình xanh trên kênh VOV, các vở kịch về BĐKH rất thu hút sự quan tâm của cộng đồng, chuyên mục về Môi trường và BĐKH của VTV.
  Trên các cơ quan ngôn luận báo chí, vấn đề về BĐKH được thể hiện thường xuyên hơn, với số lương bài nhiều và tần suất cao hơn gắn với tác động của các hiện tượng dị thường của thời tiết. Đặc biệt, các tổ chức phi Chính phủ ở Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực thúc đẩy những sáng kiến và hành động truyền thông ở cấp cộng đồng. Thông qua các mô hình khác nhau từ truyền thông trực tiếp cho tới đại chúng với các ấn phẩm được sản xuất theo cách tiếp cận cùng tham gia với cộng đồng một cách hữu hiệu, nhiều lớp tập huấn về kỹ năng truyền thông BĐKH đã được tiến hành. Có thể nói, công tác truyền thông về BĐKH  đã có những nỗ lực rất lớn của các bên liên quan.
   
Ông Trần Phong - Giám đốc TT Đào tạo và Truyền thông môi trường thuộc Tổng cục Môi trường chủ trì Hội thảo (bên phải)
    
   
Tuy nhiên, còn “đim dng” đ nhìn li, xem rng làm như vy đã đúng phương pháp chưa?  Hay còn cách làm tt hơn? Đi tượng truyn thông ca BĐKH đã được xác đnh đ chưa? Nhng thông đip đã tiếp cn đi tượng phù hp chưa? Nhng trng tâm đã làm thiên v phương tin hay thông đip? Đã có s gn kết gia các bên liên quan đ đ tn ngun lc hay chưa?
  Một trong những vấn đề vô cùng quan trọng nghiên cứu đối tượng truyền thông, với mỗi đối tượng có cách truyền thông khác nhau nên cách truyền thông cũng rất đa dạng. Xác định đúng thông điệp đã khó, loại hình truyền tải lại càng khó hơn và làm thế nào để tránh sự trùng lặp chương trình. Ví dụ: Nhiều chương trình thực hiện trên một địa bàn nên phối hợp với nhau để làm có hiệu quả, các bên cần có cơ hội ngồi lại với nhau để cùng tìm ra phương pháp hiệu quả thích hợp, lồng ghép chặt chẽ các chiến lược, kế hoạch.
   
 PV: Ông có đ xut gì v nhng mô hình truyn thông v BĐKH trên thế gii mà có th áp dng vào Vit Nam đ nâng cao hiu qu ca công tác này ?
Ông Trn Phong: Những mô hình truyền thông trên thế giới và khu vực về cơ bản có cách tiếp cận giống nhau, đều là truyền thông để thay đổi hành vi. Truyền thông cũng có nhiều thuật ngữ khác nhau, ví dụ, chúng ta làm truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng, truyền thông vận động... cuối cùng nhằm thay đổi hành vi, truyền thông cho phát triển.
  Để nâng cao hiệu quả truyền thông về BĐKH, Việt Nam cần nghiên cứu kỹ hơn vấn đề học thuật, cần học tập nhiều ở các nước trên thế giới trong cách tiếp cận với đối tượng. Nên đưa chính cuộc sống của người dân vào truyền thông, để người dân được thấy, được chứng kiến. Hay chúng ta có thể làm những đoạn video clip, những đoạn phóng sự dưới góc nhìn của người trong cuộc, chính người trong cuộc họ được lên truyền hình, đó là cách làm hoàn toàn phù hợp. Hoặc các phương pháp huy động người dân tham gia làm truyền thông, có rất nhiều mô hình Việt Nam cũng áp dụng được.
  Một vấn đề quan trọng hơn nữa, chúng ta nên biết phương pháp truyền thông của chúng ta đang ở đâu, đang thiếu chỗ nào để có cách làm đúng đắn hợp lý hơn, cần có một mạng lưới về truyền thông để mọi người có thể tham gia và chia sẻ những kinh nghiệm để có cách làm tốt, đồng bộ và hiệu quả.
   
 PV: Đng phó vi BĐKH, không ai khác là người dân đa phương và lãnh đo cơ s là nhng đi tượng quan trng trong vic ra quyết đnh hành đng, vy theo ông, h nên thc thi trách nhim này ca mình như thế nào?
Ông Trn Phong: Hiện nay, ở Việt Nam, đã có những bộ tài liệu hướng dẫn cán bộ địa phương và người dân nên làm gì để ứng phó với BĐKH. Nhiều tỉnh, đã xây dựng được bộ công cụ và kịch bản ứng phó với BĐKH để hướng dẫn cán bộ các cấp và đến tận người dân. Ngoài ra, các dự án của các tổ chức phi Chính phủ đều hướng tới nâng cao năng lực và vai trò của cộng đồng.
  Nhưng một điều quan trọng là chế độ vận hành trên thực tế và trách nhiệm của các cơ quan truyền thông đã thực hiện hiệu quả với cơ chế chính sách hay chưa? Vì vậy nên rà soát lại phương thức làm việc hiệu quả về truyền thông tại các cấp các ngành, khi đó công tác truyền thông về BĐKH mới đem lại hiệu quả tích cực.
PV: Trân trng cm ơn ông!
   
Hng Phương
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Truyền thông về BĐKH ở Việt Nam: Khó nói “hài lòng” nhưng đã nhiều nỗ lực!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO