Trồng rừng ngập mặn phòng, chống lụt bão

Tuyết Chinh | 06/08/2020, 13:25

(TN&MT) - Việc phát triển hệ thống rừng ngập mặn sẽ góp phần thực hiện mục tiêu phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, tạo cảnh quan sinh thái và giảm chi phí đầu tư cho các công trình đê điều.

Trồng cây… chắn sóng

Ông Lê Hồng Đạt, Trưởng phòng Quản lý đê, Chi cục Thủy lợi Hải Phòng cho biết, đối với Hải Phòng, rừng ngập mặn càng có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đê biển, chống xói mòn, cố định phù sa, mở rộng bãi bồi... làm tiền đề cho việc quai đê lấn biển, phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.

Trong các năm qua, nhiều trận bão đã gây ảnh hưởng nặng nề đến tài sản, đời sống của nhân dân vùng ven biển và hệ thống đê biển Hải Phòng như: cơn bão số 2 (Washi) năm 2005, cơn bão số 7 (Damrey) năm 2005, bão số 6 (Sangsane) năm 2006, bão số 8 (Sơn Tinh) năm 2012, bão số 2 (Bebinca) năm 2013, bão số 14 (Haiyan) năm 2014, gây thiện hại hàng nghìn tỷ đồng.

Ý thức được tầm quan trọng của rừng ngập mặn, TP Hải Phòng đã chú trọng đến việc phát triển trồng rừng mới và bảo vệ rừng ngập mặn thông qua triển khai tốt các chương trình trồng rừng quốc gia cũng như các chương trình trồng rừng ngập mặn do các tổ chức phi Chính phủ tài trợ.

Trồng cây chắn sóng bảo vệ đê biển

Mở rộng hệ thống rừng phòng hộ ven biển

Theo ông Đạt, thực tế công tác trồng rừng ngập mặn nhiều năm qua đã cho thấy, ở những nơi có điều kiện lập địa thuận lợi (bãi bồi phù sa đã ổn định, cốt đất phù hợp...) thì trồng rừng ngập mặn dễ thành công, rừng sinh trưởng và phát triển tốt, sớm phát huy được chức năng phòng hộ và mọi chức năng khác của rừng. Song ở những nơi có điều kiện lập địa khó khăn, mọi biện pháp trồng rừng thông thường đều không thành công.

Hiện nay, hệ sinh thái rừng ven biển ở Hải Phòng chủ yếu là rừng ngập mặn với các loài cây chủ yếu là: Trang, Bần chua, Mắm trắng, Đâng.... loài cây ưu thế nhất là bần chua phân bố ở vùng cửa sông (Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Đồ Sơn, Dương Kinh); Cây Đâng phân bố tập trung tại huyện Cát Hải.

Trong tổng diện tích rừng hiện có (2.761,35 ha), diện tích rừng tự nhiên ngập mặn là 689,46 ha (tập trung tại khu vực huyện Cát Hải); rừng trồng là 2.071,89 ha được trồng bởi các dự án theo Chương trình 327/CT và Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Ngoài ra còn 434,27 ha rừng trồng của các dự án trồng rừng thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) đang trong giai đoạn đầu tư.

Để phát triển hệ thống rừng ngập mặn với mục tiêu phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, tạo cảnh quan sinh thái, giảm chi phí đầu tư cho các công trình đê điều, ông Đạt cho cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học vào việc trồng rừng ngập mặn tại các vị trí có điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi; nghiên cứu các giải pháp công trình nhằm tăng cường khả năng tạo bãi trước đê để phục vụ trồng rừng.

Đồng thời, có cơ chế, chính sách, chế tài quản lý rừng ngập mặn chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa. Tăng cường sự quản lý của các cấp, các ngành trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ rừng ngập mặn…

Trong giai đoạn 2015 - 2020, TP. Hải Phòng đã và đang triển khai thực hiện 6 dự án phát triển rừng ven biển gồm: Phục hồi và phát triển rừng phòng hộ ven biển, ven sông thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015 - 2020; Giảm sóng ổn định bãi và trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển; Trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc ứng phó với biến đổi khí hậu đảo Bạch Long Vỹ; Phục hồi và phát triển rừng ven biển tại quần đảo Cát Bà, giai đoạn 2016-2020; Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển; Công trình trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác năm 2018.

Bài liên quan
  • Quảng Ninh: Tích cực trồng rừng ngập mặn
    (TN&MT) - Quảng Ninh là một trong nhiều địa phương chịu sự ảnh hưởng to lớn do biến đổi khí hậu gây nên, do đó, việc xác định trồng rừng ngập mặn ven biển là...

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Hiện tượng El Nino gây thâm hụt lượng mưa và nắng nóng kỷ lục
    (TN&MT) - Theo thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino sẽ ảnh hưởng lớn đến điều kiện thời tiết, khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt gây nên tình trạng thâm hụt lượng mưa ở hầu hết các vùng trong cả nước.
  • Nghệ An tích cực ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn
    Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, xâm nhập mặn...không chỉ gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đây là một vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm, nhất là hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có đợt nắng nóng kéo dài. Xung quanh vấn đề này, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Thành – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp Đại hội đồng 19 của WMO
    (TN&MT) - Trong các ngày từ 22/5 đến 2/6/2023, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 19 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Dự báo thời tiết ngày 31/5, khu vực Bắc Bộ nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 31/5, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực từ Tây Nguyên đến Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Phú Thọ tập huấn xử lý sự cố đê điều
    (TN&MT) - Ngày 30/5, Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ tổ chức tập huấn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều, hồ đập và phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2023.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
  • Long An: Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trước những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã và đang chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, giải pháp ứng phó, nhất là tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Bộ TN&MT tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ứng phó BĐKH
    (TN&MT) - Ngày 23/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội của các tỉnh phía Bắc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO