Triệu Sơn (Thanh Hóa): Hiệu quả từ một Chương trình nông nghiệp bền vững

Thu Thủy | 14/03/2023, 15:54

Từ khi triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, cây chè được chú trọng đầu tư trở thành cây trồng chủ lực và phát triển chè khô thành sản phẩm lợi thế của huyện Triệu Sơn, giúp người dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Cây trồng chủ lực, phát triển kinh tế

Bình Sơn là xã miền núi, nằm cách trung tâm huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) khoảng 20 km về phía Tây, nơi đây được mệnh danh là vùng đất chè của xứ Thanh, cũng là nơi quần cư sinh tụ của 3 dân tộc Thái, Mường, Kinh. Bình Sơn là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Triệu Sơn (thuộc diện 135), bà con trong xã đang nỗ lực thoát nghèo. Năm 1992, cây chè được đưa vào Bình Sơn trồng thử nghiệm theo dự án 327. Kể từ đó, sau 30 năm, cây chè đã bén rễ với mảnh đất này, trở thành loại cây xóa đói giảm nghèo, một nét văn hóa trong đời sống của bà con các dân tộc.

anh1.jpg
Cây chè góp phần xóa đói giảm nghèo tại xã miền núi Bình Sơn

Xã Bình Sơn hiện có 357 ha chè, với hơn 400 hộ trồng chè, chế biến và dựa vào chè để sống. Tuy nhiên, trước đây người dân địa phương vẫn theo nếp sản xuất cũ, chưa chú trọng đến sản xuất theo hướng hàng hóa, mỗi tháng nhà nhiều nhất cũng chỉ thu về khoảng 10 – 20 kg chè khô, thu nhập không cao. Do đó, sản phẩm chè Bình Sơn tuy chất lượng không thua kém các sản phẩm chè Thái Nguyên nhưng không tạo được sự bứt phá, ghi dấu ấn trên thị trường.

Từ giữa năm 2016, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn chuyển đổi và hoạt động theo Luật HTX năm 2012; đồng thời, chú trọng đến việc xây dựng nhãn hiệu, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường cho sản phẩm chè của địa phương. Ngoài ra, năm 2019, sản phẩm chè khô Bình Sơn được công nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp huyện và tham gia xây dựng sản phẩm OCOP cấp tỉnh chính là cơ hội lớn để thương hiệu chè Bình Sơn bay xa, khẳng định chất lượng, tiêu chuẩn và khả năng phát triển tại thị trường trong nước, hướng đến xuất khẩu.

Theo báo cáo, đến năm 2022, tổng diện tích chè toàn xã Bình Sơn là 315 ha trong đó diện tích cho sản phẩm 270 ha, chiếm 45% so với tổng diện tích; Năng suất bình quân đạt 700 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt 1.500 tấn. Từ khi triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, cây chè được chú trọng đầu tư trở thành cây trồng chủ lực và phát triển chè khô thành sản phẩm lợi thế của địa phương. Đồng thời, người dân được đầu tư về kỹ thuật nên năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm được nâng lên. Trung bình sản lượng chè tại xã đạt 44 tấn/năm, tổng doanh thu từ sản xuất chè đạt khoảng 12 tỷ đồng, sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận. Cây chè đang là cây trồng mũi nhọn, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở xã miền núi Bình Sơn

anh2.jpg
Nhiều chính sách, mô hình, đề án đã được triển khai giúp nghề trồng chè phát triển

Nâng tầm sản phẩm chè

Theo lãnh đạo xã Bình Sơn: Vùng sản xuất chè của Bình Sơn hiện nay tập trung ở 3 thôn đó là: thôn Đông Tranh; thôn Cây Xe; thôn Thoi. Trong những năm gần đây nhu cầu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng cao. Nhưng cở sở hạ tầng chưa đáp ứng được với nhu cầu của nhân dân, nên việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, như đường giao thông, hệ thống lưới điện chưa đáp ứng được yêu cầu.

Để khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng và nâng tầm thế mạnh về cây chè, chính quyền địa phương xã Bình Sơn đã đề ra lộ trình, xây dựng kế hoạch, cơ cấu lại cây chè theo hướng tăng cường liên kết, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, hình thành và phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị ngành hàng.

Đặc biệt là ứng dụng khoa học kỹ thuật đồng bộ trong các khâu từ sản xuất, đến chế biến góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP,3 hữu cơ). Rà soát đất để chuyển đổi cây trồng, thu hút đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chè xanh chất lượng cao, đa dạng hóa sản phẩm từ chè; chú trọng cải tạo vùng nguyên liệu chè hiện có, trồng bổ sung thay thế diện tích chè cằn xấu bằng các giống có chất lượng cao phục vụ chế biến và xuất khẩu.

chebinhson3.jpg

Theo đó, thực hiện kế hoạch trồng mới và trồng thay thế một số diện tích chè giống cũ, già cỗi kém chất lượng sang trồng các giống chè mới năng suất, chất lượng cao hơn. Trong giai đoạn 2015-2022 toàn xã đã trồng mới và trồng thay thế 85 ha, trong đó trồng mới 15 ha, trồng thay thế 70 ha. Giống chè chất lượng cao, được nhân giống bằng phương pháp giâm cành đưa vào trồng chủ yếu là các giống chè PH8 và lai F1.

Ông Lê Xuân Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Sơn biết: Chúng tôi khuyến khích người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật áp dụng quy trình sản xuất an toàn VietGAP, từ đó phấn đấu giá trị sản phẩm bình quân chè xanh đạt khoảng 100 triệu đồng/1ha/ năm; Đặt ra mục tiêu 100% thành viên HTX sản xuất nông nghiệp, trang trại, nông dân là nòng cốt sản xuất chè được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý, cập nhật và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường. 100% diện tích sản xuất chè tập trung được quản lý, cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, truy suất nguồn gốc. Xây dựng, hình thành vùng sản xuất chè an toàn, liên kết sản xuất, chế biến, hình thành và phát triển 3-4 điểm quảng bá văn hóa trà gắn với du lịch.

Từ một xã miền núi khó khăn nhất huyện Triệu Sơn, nhưng giờ đây, xã Bình Sơn đã có hai sản phẩm đạt OCOP 3 sao: cây chè và mật ong. Cuộc sống của người dân trong xã có nhiều khởi sắc, tạo động lực để phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Mục tiêu đến năm 2025, ổn định diện tích chè toàn xã khoảng 450 ha, năng suất chè búp tươi bình quân đạt 80 - 100 tạ/ha. Trồng mới, trồng bổ sung diện tích chè cằn xấu khoảng 50 ha để nâng diện tích vùng sản xuất tập trung lên 450 ha; trong đó tập trung rà soát, khai thác có hiệu quả khoảng 315 ha hiện đang cho thu hoạch.

Bài liên quan
  • Thời tiết 6/3: Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sáng sớm và đêm trời rét
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày hôm nay 6/3 tại các tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất : 18-21 độ. Nhiệt độ cao nhất : 24-27 độ. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình: Mưa lớn nhiều thôn bản bị chia cắt, cô lập
    Do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới nên ở khu vực Quảng Bình đã có mưa to đến rất to. Tình hình mưa các trạm đo được tính từ 01h ngày 25 đến 17h ngày 26/9: Hóa Thanh 663,4 mm, Minh Hóa 554,8 mm, Dân Hóa 494 mm, Thanh Hóa 465 mm, Hương Hóa 493,8 mm, Tuyên Hóa 425,8 mm…
  • Sân khấu hóa tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá: Cách làm độc đáo, hiệu quả
    (TN&MT) - Tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá thông qua nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm đưa những kiến thức về phòng, chống tác hại thuốc lá đi vào cuộc sống.
  • Tết Trung thu – Tết của sẻ chia
    (TN&MT) - Với mong muốn mang Tết Trung thu đầm ấm, trọn vẹn niềm vui đến với trẻ em vùng cao, ngày 25/9/2023, Chi đoàn Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ TN&MT đã tổ chức chương trình “Tết trung thu – Tết của sẻ chia”, dành tặng những món quà ý nghĩa đến trẻ em đồng bào vùng cao thuộc Bản Hang Chú, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
  • Lai Châu chú trọng đầu tư phát triển cây chè
    (TN&MT) - Lai Châu có lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng phát triển các sản phẩm nông nghiệp như chè, nếp tan Co Giàng, miến dong Bình Lư, sa nhân, đương quy, sơn tra,…Trong đó, cây chè ở tỉnh Lai Châu đã khẳng định được vị trí trong các sản phẩm nông nghiệp.
  • Hoàn thiện nội thất, đón lượng du khách “khủng” đổ về NovaWorld Phan Thiet
    Chứng kiến lượng khách nườm nượp đổ về NovaWorld Phan Thiet, biệt thự cho thuê thường xuyên trong tình trạng full – booking và chính bản thân cũng không thể book được biệt thự cho cả gia đình vào dịp lễ 2/9 vừa qua, nhiều gia chủ nóng lòng lên kế hoạch hoàn thiện nội thất ngay sau khi nhận nhà để đưa vào vận hành, khai thác cho thuê.
  • Lào Cai: Nông dân là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Đó là 1 trong 18 mục tiêu chính được Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Lào Cai lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đề ra tại hội nghị tổ chức vào ngày 26/9/2023.
  • Khánh thành ngôi trường được xây dựng từ nguyên vật liệu tái chế từ nhựa
    Ngày 26/9, điểm trường khu Lang thuộc Trường Mầm non Trung Hạ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã được khánh thành. Điểm đặc biệt của công trình là 50% nguyên vật liệu (gạch và ngói) sử dụng từ vật liệu nhựa tái chế, với tổng khối lượng nhựa tái chế lên đến gần 44,87 tấn.
  • Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, ngập úng ở nhiều nơi
    Trong hai ngày 25 và 26/9, trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra mưa lớn gây sạt lở, ngập úng nhiều tuyến đường, cầu và diện tích cây ăn quả, tập trung chủ yếu ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn.
  • Những con người vươn lên từ bản
    (TN&MT) - Tự bao đời nay, đồng bào các dân tộc vùng Điện Biên luôn chịu thương chịu khó, tay làm hàm nhai. Bao giọt mồ hôi đổ xuống làm ruộng đồng xanh tốt. Một dạo, họ đua nhau về xuôi tìm kiếm cơ hội việc làm, đất, vườn bỏ hoang…Nhưng không phải ai cũng có thể đi xa, trong số ấy cũng có những người bám trụ lại làm giàu từ bản…Dù thu nhập chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Nhưng chí ít họ đã từng bước thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất ông cha để lại, dẫu những nhọc nhằn cất lên từ bản…
  • Cảnh Hưng: Nỗ lực giảm nghèo, xây dựng xã nông thôn mới nâng cao
    Nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2023 - 2025, xã Cảnh Hưng (Tiên Du, Bắc Ninh) đã triển khai nhiều mô hình thiết thực giúp người dân giảm nghèo bền vững, mang lại diện mạo mới cho khu dân cư.
  • Ba Chẽ thoát nghèo từ trồng rừng
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện miền núi Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp nhằm khai thác lợi thế tự nhiên, phát huy thế mạnh từ rừng, phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng trồng rừng gỗ lớn, cây dược liệu, tạo sinh kế, giúp người dân thoát nghèo bền vững.
  • Đà Nẵng nhận Giải thưởng quốc tế Thành phố thông minh Seoul
    Thành phố Đà Nẵng vinh dự nhận được Giải thưởng quốc tế Thành phố thông minh Seoul (Seoul Smart City Prize). Đây là năm đầu tiên giải thưởng Thành phố thông minh Seoul được Tổ chức các thành phố thông minh bền vững thế giới (gọi tắt là WeGO) và Chính quyền thành phố Seoul đồng tổ chức xét chọn và trao giải.
  • Hội thảo khoa học nhận diện và phát huy giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh
    (TN&MT) - Ngày 26/9, tại TP. Uông Bí, Tỉnh ủy Quảng Ninh phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề: "Quảng Ninh nhận diện và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững".
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO