Triển khai thực hiện Chương trình phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Minh Tuấn | 23/12/2020, 14:25

(TN&MT) - Ngày 22/12, tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban về các vấn đề Xã hội phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dự và chỉ đạo hội thảo

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu chỉ đạo Hội thảo

Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến; Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo 3 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh...

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ: chính sách dân tộc đã được thể hiện nhất quán trong các văn kiện của Đảng với nguyên tắc, định hướng chiến lược là “bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; đồng thời thể hiện khá toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nhằm nâng cao mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc.

Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 88 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong đó, giao Chính phủ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được Quốc hội thông qua với 100% số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Điều này càng khẳng định rõ sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Các đại biểu chủ trì Hội thảo

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cần chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành, cơ quan ở Trung ương trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, thiết thực chăm lo cho đời sống của đồng bào. Cùng với đó, các bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi để các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới. Đồng thời, chú ý hơn đến các dân tộc còn rất ít người; chăm lo đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ là người dân tộc thiểu số, chăm lo phát triển Đảng là người dân tộc thiểu số.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý việc cần có cơ cấu hợp lý đại biểu là người dân tộc thiểu số tham gia các cơ quan dân cử; quan tâm tuyển chọn những cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, biên phòng là người dân tộc thiểu số tại chỗ như một bước đào tạo nguồn cán bộ cho cơ sở, vùng cao, vùng biên giới; làm tốt công tác dân vận của chính quyền.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe các tham luận: Một số vấn đề về an sinh xã hội cần quan tâm khi triển khai các chương trình, dự án tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết số 88 của Quốc hội; khái quát tình hình xây dựng cũng như kế hoạch triển khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của các bộ, ngành…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, việc xây dựng “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triền kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 -2030” là giải pháp quan trọng nhất, quyết định việc thực hiện thắng lợi của mục tiêu, chỉ tiêu đã được Quốc hội phê duyệt cuối năm 2019.

Cụ thể mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 3%; 100 % xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% số trường học, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiến cố; 99 % số dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp, 90% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được truyền hình; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS....

Để tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến kiến nghị với Quốc hội tiếp tục quan tâm, nâng cao hiệu quả công tác giám sát việc thực hiện các chương trình chính sách có liên quan đến chính sách dân tộc; Phát huy vai trò giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội đối với các chính sách cho vùng DTTS và miến núi, nhất là đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm cùng Phó Chủ tihcj Quốc hội Tòng Thị Phóng

Nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù đã đạt nhiều kết quả to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nhưng vùng dân tộc thiểu số và miền núi phía Tây 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh còn nhiều khó khăn, thách thức. Hiện toàn vùng vẫn còn 10 huyện nghèo thuộc Chương trình 30a, 194 xã và 1.069 thôn, bản diện đặc biệt khó khăn. Tình hình trên đặt ra nhiều thách thức với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

Với các định hướng, giải pháp cơ bản của Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia, các đại biểu đề nghị các địa phương cần tiếp tục phát huy sự chủ động, sáng tạo, cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện. Phân định rõ các địa bàn theo mức độ thuận lợi và khó khăn; ưu tiên bố trí nguồn lực hợp lý để tập trung phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có. Đặc biệt coi trọng công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; xây dựng và phát triển các hình thức hợp tác xã kiểu mới phù hợp. Chú trọng đến các địa bàn vùng biên giới, rẻo cao, các dân tộc thiểu số ít người, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. 

Đối với Quốc hội, các đại biểu đề nghị cần xem xét tăng nguồn lực đầu tư và cân đối nguồn lực trung, dài hạn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững cho giai đoạn tới; bổ sung nguồn vốn giúp Ngân hàng Chính sách xã hội có điều kiện phát huy tốt hơn hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Đối với Chính phủ, khi xây dựng Nghị quyết, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo cho giai đoạn tới cần áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều; thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện; bảo đảm không có sự chồng lấn chính sách giữa các chương trình mục tiêu quốc gia...

Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo trước 10 năm và được cộng đồng quốc tế đánh giá là hình mẫu giảm nghèo hiệu quả. Chính phủ đã bố trí cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025. Phát động cả nước chung tay vì người nghèo - Không ai bị bỏ lại phía sau" đã được triển khai sâu rộng, đem lại hiệu quả thiết thực, là 1 trong 4 phong trào thi đua trọng tâm trong Phong trào thi đua yêu nước thời kỳ đổi mới

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Cùng sạch

    Cùng sạch

    16:07 28/09/2023
    (TN&MT) - Làm cho thế giới sạch hơn - thông điệp này vẫn thường xuyên được lan tỏa và chuyển biến thành hành động, mục tiêu này vẫn được con người kiên định hướng tới. Nhưng ô nhiễm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì vẫn tiếp tục gia tăng.
  • TNG Holdings Vietnam tiếp sức giấc mơ đến trường cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn
    (TN&MT) - Tiếp sức cho những giấc mơ thay đổi cuộc đời của các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, TNG Holdings Vietnam vừa trao tặng 15 suất học bổng TNG Share, mỗi suất 10 triệu đồng cho các tân sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân. Học bổng được trao ngay tại Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024.
  • Nghệ An: Mưa lũ gây ra nhiều thiệt hại lớn ở các địa phương
    Theo báo cáo nhanh sơ bộ của các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An, mưa lũ trong các ngày từ 25 đến 27/9 tuy chưa có ghi nhận thiệt thiệt hại về người nhưng đã gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhiều huyện. Đăc biệt là các huyện vùng cao như Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong…
  • Cần Thơ: Tích cực bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể TP. Cần Thơ đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt, bao gói, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, giảm thiểu sử dụng các sản phẩm nhựa, tăng cường tái chế phụ phẩm sau thu hoạch để bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần xây dựng thành phố ngày càng xanh- sạch - đẹp, bền vững.
  • Đa dạng các hình thức giảm nghèo thông tin
    (TN&MT) - Thiếu hụt thông tin là một trong những chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong bộ tiêu chí nghèo đa chiều. Nhiều địa phương đã nỗ lực thực hiện các giải pháp thông tin, tuyền truyền để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống kịp thời, đầy đủ; giúp người nghèo nắm được các thông tin, chính sách và học hỏi các những mô hình hay, cách làm tốt. Từ đó, thay đổi nhận thức vàquyết tâm vươn lên thoát nghèo.
  • Câu chuyện hiến đất bên dòng Nậm Xái
    Dòng Nậm Xái thường ngày êm đềm, trong xanh là vậy. Thế nhưng, mỗi khi mùa mưa lũ đến lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh, học sinh ở bản Nậm Xái khi con em mình phải liều mình băng qua dòng lũ dữ để đến trường, thậm chí phải nghỉ học. Với suy nghĩ “vì tương lai con em chúng ta”, ông Lô Văn Quyền, ở bản Nậm Xái đã không hề tiếc công, tiếc của, hiến cả đồi keo xây dựng trường học.
  • Nghiên cứu phát triển nông nghiệp hữu cơ
    Từ tâm huyết muốn đưa các sản phẩm nông nghiệp của quê hương được sản xuất hữu cơ đảm bảo chất lượng tới người tiêu dùng. Những người nông dân xứ Thanh mạnh dạn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm sản xuất đưa ra những sản phẩm chất lượng từ đó góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống từ chính nghề nông.
  • Hòa Bình: Nhiều giải pháp giúp bà con các dân tộc vươn lên thoát nghèo
    (TN&MT) - Nhờ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm qua, đời sống của người dân tộc thiểu số vùng cao Hòa Bình ngày càng được cải thiện, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Điều này góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc, khu vực trên địa bàn tỉnh.
  • Quảng Bình: Mưa lớn nhiều thôn bản bị chia cắt, cô lập
    Do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới nên ở khu vực Quảng Bình đã có mưa to đến rất to. Tình hình mưa các trạm đo được tính từ 01h ngày 25 đến 17h ngày 26/9: Hóa Thanh 663,4 mm, Minh Hóa 554,8 mm, Dân Hóa 494 mm, Thanh Hóa 465 mm, Hương Hóa 493,8 mm, Tuyên Hóa 425,8 mm…
  • Sân khấu hóa tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá: Cách làm độc đáo, hiệu quả
    (TN&MT) - Tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá thông qua nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm đưa những kiến thức về phòng, chống tác hại thuốc lá đi vào cuộc sống.
  • Tết Trung thu – Tết của sẻ chia
    (TN&MT) - Với mong muốn mang Tết Trung thu đầm ấm, trọn vẹn niềm vui đến với trẻ em vùng cao, ngày 25/9/2023, Chi đoàn Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ TN&MT đã tổ chức chương trình “Tết trung thu – Tết của sẻ chia”, dành tặng những món quà ý nghĩa đến trẻ em đồng bào vùng cao thuộc Bản Hang Chú, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
  • Lai Châu chú trọng đầu tư phát triển cây chè
    (TN&MT) - Lai Châu có lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng phát triển các sản phẩm nông nghiệp như chè, nếp tan Co Giàng, miến dong Bình Lư, sa nhân, đương quy, sơn tra,…Trong đó, cây chè ở tỉnh Lai Châu đã khẳng định được vị trí trong các sản phẩm nông nghiệp.
  • Hoàn thiện nội thất, đón lượng du khách “khủng” đổ về NovaWorld Phan Thiet
    Chứng kiến lượng khách nườm nượp đổ về NovaWorld Phan Thiet, biệt thự cho thuê thường xuyên trong tình trạng full – booking và chính bản thân cũng không thể book được biệt thự cho cả gia đình vào dịp lễ 2/9 vừa qua, nhiều gia chủ nóng lòng lên kế hoạch hoàn thiện nội thất ngay sau khi nhận nhà để đưa vào vận hành, khai thác cho thuê.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO