Dân tộc thiểu số

Trạm Tấu (Yên Bái): Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Ngà 14:18 12/09/2023

(TN&MT) - Trong thời gian qua, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã chủ động, tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Trạm Tấu là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, cũng là một trong 63 huyện nghèo của cả nước. Toàn huyện có 12 xã, thị trấn, trong đó có 10 xã vùng cao với trên 36.700 người, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 94%. Hơn nữa, trình độ dân trí không đồng đều, đa phần là sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo và cận nghèo chiếm tới trên 64% (năm 2023).

z4683183540583_ecc75ccedc1331158675e4dbb130a09e.jpg
Huyện Trạm Tấu chủ động, tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện Trạm Tấu và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ huyện Trạm Tấu đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu nghị quyết của Đại hội. Trong đó, nhiệm vụ bảo đảm các chính sách an sinh xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm an ninh chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Ông Giàng A Thào – Bí thư Huyện uỷ Trạm Tấu cho biết: Sau gần ba năm triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội, huyện Trạm Tấu đã đạt được nhiều kết quả. Các chế độ, chính sách đối với người có công được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đã trợ cấp ưu đãi cho 569 lượt đối tượng với kinh phí trên 1,7 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch giao. Công tác giảm nghèo được triển khai hiệu quả, với các nguồn lực của trung ương, của tỉnh cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ của các Sở, ban, ngành của tỉnh và huyện, sự nỗ lực vươn lên của người dân. Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm từ 6,5% trở lên, trong đó năm 2021 giảm 7,02%; năm 2022 giảm 6,96%, nhiều hộ tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ giáo dục được thực đầy đủ. Ngân sách Trung ương và địa phương đã hỗ trợ trên 100 tỷ đồng, 1.400 tấn gạo cho trên 30.000 lượt học sinh các trường nội trú, bán trú. Chính sách hỗ trợ làm nhà cho các đối tượng được quan tâm thực hiện đạt hiệu quả cao. Trong nửa nhiệm kỳ, huyện Trạm Tấu đã làm được trên 150 nhà. Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo giai đoạn 2023-2025 được triển khai với mục tiêu hoàn thành 755 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo. Công tác chăm lo tết cho các đối tượng được quan tâm hằng năm đảm bảo cho 100% các hộ nghèo, cận nghèo đều có tết.

Cùng với đó, các chính sách bảo trợ xã hội, hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ tín dụng vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo được thực hiện tốt…

z4683183037068_a4b5ca25e912f09a21d450d17dbcdedb(1).jpg
Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên nhờ làm tốt công tác an sinh xã hội

Tuy nhiên, với những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện vẫn còn gặp một số khó khăn. Trong đó, chất lượng việc làm, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm; giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Mức trợ cấp xã hội còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người dân....

Trong thời gian tới, để các chính sách an sinh xã hội tiếp tục góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm an ninh chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Trạm Tấu cần tiếp tục vận dụng sáng tạo, hiệu quả các chủ trương của tỉnh vào điều kiện thực tế của huyện. Đặc biệt, cần thực hiện tốt ba Chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách hỗ trợ của trung ương, của tỉnh để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân.

Đồng thời, huyện cần tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách cho các đối tượng như người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo; làm tốt công tác đào tạo nghề gắn giải quyết việc làm; hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân vay vốn phát triển sản xuất; thực hiện nghiêm chỉnh sách hỗ trợ giáo dục nhất là các trường nội trú, bán trú; thực hiện tốt Đề án hỗ trợ nhà ở giai đoạn 2023 - 2025...

Mặt khác, huyện tiếp tục huy động sự vào cuộc của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong hỗ trợ, nhất là hỗ trợ người có công, hỗ trợ các hộ nghèo. Đồng thời tích cực tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý chí tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách cho các đối tượng, bảo đảm các chế độ chính sách đến được với người dân và phát huy hiệu quả.

Bài liên quan
  • Trạm Tấu (Yên Bái): Điểm sáng về hạn chế rác thải nhựa ở vùng cao
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã và đang tích cực tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức trong công tác vệ sinh môi trường và hạn chế rác thải nhựa. Hát Lừu là xã đi đầu trong việc thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là hạn chế rác thải nhựa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Kỳ vọng đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Khánh Hòa quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với kỳ vọng đổi thay diện mạo vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
  • Những bản làng “thay áo mới”
    (TN&MT) - Biến những bản làng hoang sơ nhiều hủ tục, quen lối sống du canh, du cư, tự cung tự cấp thành những bàn làng sầm uất, sạch sẽ, ấm no là nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bát Xát trong nhiều năm qua.
  • Trạm Tấu (Yên Bái): Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã chủ động, tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
  • Già làng K’Bông thuộc việc làng như việc nhà
    Đối với những già làng Tây Nguyên, buôn làng là máu thịt; còn với buôn làng, già làng là linh hồn. Già làng K’Bông trú ở bon Cây Xoài, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) thuộc việc làng như việc nhà, hiểu từng hoàn cảnh gia đình trong buôn và bằng uy tín cũng như sự hiểu biết, nhiệt tình của mình, ông đã giúp bon Cây Xoài dần thay da đổi thịt.
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Giải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - “Việc phê duyệt và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, lần đầu tiên có một chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh tại Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2023 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2025.
  • Người giữ hồn bản Thái…
    (TN&MT) - Chiếc khăn Piêu, áo Cóm, cơm Lam hay những tác phẩm văn học đặc sắc như “Tản chụ xiết xương”, “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú nàng Ủa”…; chiếc đàn tính hai dây hay lễ mừng cơm mới, lễ tạ ơn, làm lý… là nét đặc sắc ở người Thái ở Điện Biên đang có nguy cơ mai một.
  • Độc đáo Tết Xíp Xí cổ truyền của người Thái trắng Sơn La
    (TN&MT) - Xíp xí - tiếng Thái nghĩa là ngày 14. Tết Xíp xí là Ngày tết truyền thống được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm của đồng bào Thái trắng nói chung và người Thái ở huyện Phù Yên, Sơn La nói riêng, được đồng bào trân trọng giữ gìn, lưu truyền từ nhiều đời nay.
  • Thanh Hóa: Khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi
    Sau 3 năm triển khai, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi. Từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của 11 huyện miền núi.
  • Thừa Thiên – Huế: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách và quy định của pháp luật về bình đẳng giới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Ngân vang những tiếng cồng chiêng
    (TN&MT) - Giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng cồng chiêng vang vọng với những âm thanh đầy khí thế trong không gian một lớp học giữa buôn làng người Cơ Tu. Những nghệ nhân lớn tuổi say sưa “truyền lửa” cho lớp trẻ. Những người trẻ cũng đón nhận tình yêu với cồng chiêng cũng như trách nhiệm giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO