Xã hội

“Trái ngọt” trên vùng đá tai mèo

Thanh Tâm 16:41 09/06/2023

Không  cam chịu cái đói, cái nghèo ông Sùng A Thào mạnh dạn vay ngân hàng 300 triệu đồng đầu tư trồng hàng nghìn cây ăn quả. Không ngại khó, ngại khổ thử nghiệm nhiều loại cây để phù hợp với thổ nhưỡng đồi núi đá, ông Thào trở thành người dân tộc Mông điển hình dám nghĩ dám làm, vươn lên thoát nghèo bằng chính sức của mình.

Vươn lên thoát nghèo từ chính mình

Trên con đường quanh co dẫn chúng tôi vào bản Suối Loóng, Thiếu tá Lò Văn Hiền (Đồn Biên phòng Tam Chung được tăng cường là Phó Bí thư Đảng ủy xã Tam Chung) kể cho chúng tôi về những kỷ niệm gắn bó với vùng biên giới. Trong đó, anh nhớ như in cuộc sống khó khăn của người dân những năm 90 của thế kỷ trước, rồi từng ngày Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn để người dân phát triển kinh tế. Trong đó, điển hình lên có bác Sùng A Thào là người dám vươn lên thoát nghèo bằng chính sức của mình. Thế rồi, câu chuyện bỗng chừng ngắt quãng khi gặp đoạn đường đang thi công dang dở, xe ô tô không thể vào bản. Thiếu tá Hiền phải gọi "cứu viện" từ những người đồng đội đang "cắm bản" để chúng tôi có thể vào gặp người dân tộc Mông làm kinh tế giỏi là ông Sùng A Thào.

 Ông Thào là người dân tộc Mông dám nghĩ, dám làm trên mảnh đất còn nhiều khó khăn huyện Mường Lát. Với tư tưởng tiến bộ, vươn lên thoát nghèo bằng chính sức lực của mình mà không trông chờ ỉ lại vào nhà nước, ông mạnh dạn vay ngân hàng 300 triệu đồng, cải tạo đất làm mô hình trồng cây ăn quả. Hiện mô hình trồng cây ăn quả của ông Sùng A Thào đã sang năm thứ năm, cho ra quả chuẩn bị có những “trái ngọt” đầu mùa. Ông trở thành tấm gương tiêu biểu cho đồng bào dân tộc thiểu số ở đây học hỏi, góp phần thay đổi tư duy du canh, du cư đã trở thành tập quán bao đời nay của người dân tộc Mông.

Là người dân tộc Mông di cư từ tỉnh Sơn La về, năm 2006 ông Sùng A Thào về bản Suối Loóng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát với hai bàn tay trắng. Tài sản cả gia đình mang theo chỉ có mấy chiếc nồi cũ đã đen nhẻm, bóp méo cùng vài bộ quần áo cũ. Ông cùng vợ và hai con lam lũ trải qua vô vàn khó khăn, từ trồng sắn, trồng ngô, cấy lúa. Mỗi năm vào mùa giáp hạt gia đình ông đều đói ăn. Nhưng với ý chí vươn lên thoát nghèo bằng chính sức của mình, ông không phụ thuộc trông chờ vào các chính sách hỗ trợ nhà nước. Với suy nghĩ nếu cứ du canh, du cư thì muôn đời vẫn đói ăn, con cái không thể học hành. Ông tìm vị trí ở ổn định tại bản Suối Loóng, tập trung khai hoang đất sản xuất. Ban đầu ông trồng ngô nhưng cho thu hoạch thấp, chuyển sang trồng sắn cũng chỉ được vài vụ đất đã bạc màu không thể cho thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình.

Sau đó, gia đình ông chuyển sang trồng lúa nước, dù năng suất không cao nhưng tạm đủ ăn. Thời điểm đó, người dân tộc Mông ở Mường Lát vẫn giữ tập quán du canh, du cư, họ đi tới đâu những cánh rừng bị chặt phá đốt làm nương rẫy. Sau một vài vụ khi đất đã bạc màu lại chuyển sang quả đồi khác. Những cánh rừng bị tàn phá không thương tiếc, chỉ còn trơ trọi đất. Hơn thế nữa, việc không ở ổn định một chỗ nên trẻ em thường không được tới trường mà theo cha mẹ lên nương rẫy.

Nhưng lạ thay, dù là người dân tộc Mông di cư nhưng tư tưởng của ông lại rất tiến bộ, không cam chịu số phận. Năm 2015 ông chuyển đổi sang mô hình trồng chuối thu hoạch quả. Hai năm đầu vườn chuối cho thu hoạch ổn định khoảng 3 triệu đồng một tháng, tuy nhiên tới năm 2017 đất bắt đầu bạc màu, chuối không phát triển được nữa. Vì không có tiền thuê người, ông cùng vợ con lại cật lực chặt bỏ, đào gốc. Trong một lần về thăm quê cũ ở huyện Cò Nòi, tỉnh Sơn La thấy nhiều mô hình trồng cây ăn quả nên núi đá sai trĩu quả, ông nhem nhóm ý tưởng trồng thử nghiệm cây ăn quả. Nhưng vì vốn liếng còn hạn chế, ông cứ mày mò tìm hiểu các giống cây phù hợp với thổ nhưỡng trước. Năm 2019 ông mạnh dạn vay ngân hàng 300 triệu xây dựng mô hình trồng cây ăn quả.

anh-1(1).jpg
Ông Sùng A Thào bên vườn cây ăn quả đang mùa ra hoa.

Những trái ngọt” đầu tiên

Ban đầu ông tìm và ký hợp đồng với công ty Minh Đức ở tỉnh Hưng Yên để cung ứng cây giống đạt tiêu chuẩn. Sau đó, gia đình ông cải tạo quả đồi 2ha, làm đường nước dẫn từ trên núi về hết 78 triệu đồng bắt đầu trồng thử nghiệm 1200 cây nhãn, 200 cây ăn quả khác như mít, xoài, bưởi. Vì là núi đá nên cây trồng thường sinh trưởng chậm hơn, sau năm năm tới thời điểm hiện tại các cây mới cho ra hoa đậu quả.

Nhưng theo ông Sùng A Thào cho biết: Với kinh nghiệm của tôi, dù sinh trưởng chậm, nhưng những giống cây sống được trên núi đá sẽ có tuổi thọ cao, cho quả lâu và có độ ngon ngọt hơn trồng ở những loại đất khác.

Tới năm 2021, gia đình ông tiếp tục cải tạo thêm 1ha đất trồng 1000 cây cau, 350 cây dừa nước. Ngoài ra ông còn nuôi giống lợn đen bản địa để cung cấp cho các nhà hàng ở thị trấn. Hiện giờ gia đình ông chỉ trồng sắn, trồng lúa với diện tích ít để duy trì cuộc sống trong thời gian chờ mô hình trồng cây ăn quả cho thu hoạch.

Khi gia đình ông Thào vay ngân hàng 300 triệu để đầu tư mô hình trồng cây ăn quả, bà con ai cũng xì xào nghĩ ý tưởng của ông là điên rồ. Vì với người dân tộc Mông chỉ lo đủ ăn thôi là quá tốt rồi, ai dám vay ngân hàng số tiền lớn như vậy. Nhưng trong suy nghĩ của ông luôn nung nấu suy nghĩ ta phải tự vươn lên, tự thoát nghèo chứ đợi nhà nước tới bao giờ. Ông sẵn sàng dám làm, dám chịu, lúc nào cũng nói với bà con trong bản nếu tôi thành công bà con nhìn tôi mà học, còn nếu thất bại tôi cũng cho đó là một lần thử nghiệm để học hỏi.

Cách đây năm năm khi rà soát xã đưa gia đình ông vào danh sách hộ cận nghèo. Nhưng ông nghĩ phải ra khỏi danh sách luôn. Vì vậy, ông xung phong thoát nghèo, chứ không trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước nữa. Tư tưởng mình phải không nghèo nữa thì mới biết phấn đấu, lo cho cuộc sống gia đình được.

anh-2(1).jpg
Ông Thào đầu tư đào ao dẫn nước từ trên suối về vừa lấy nước tưới cho cây kết hợp nuôi cá.

Trong trí nhớ của ông Thào vẫn không thể quên được những ngày cả gia đình di cư từ Sơn La vào ngay đến cái bát, cái thìa ăn cơm cũng không có. Vợ chồng ông cùng các con cắp nhau di cư hết quả đồi này tới quả khác, lam lũ quanh năm cũng không đủ ăn. Nhưng giờ gia đình ông có xe máy để đi, có tivi để xem, hai người con trai đều được học hành tới nơi tới chốn. Năm nay vườn cây của ông đã bắt đầu cho ra quả. Ông tin tưởng rằng tới năm 2030 sẽ cho thu nhập ổn định.

Để ghi nhận những nỗ lực và sự vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, năm 2022 Chủ tịch UBND huyện Mường Lát đã tặng giấy khen cho ông Sùng A Thào vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua phát triển kinh tế VAC giai đoạn 2017-2022.

Có đi có chứng kiến mới thấy hết được những khó khăn của vùng đất Mường Lát với diện tích chủ yếu là đồi núi đá tai mèo dựng đứng rất khó canh tác, thời tiết cực đoan, mùa hè thì gió Lào thổi rát mặt, mùa đông thì lạnh giá. Cuộc sống của người dân ở những bản làng xa xôi vô cùng khó khăn, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời cũng không đủ ăn. Với họ chỉ lo no cái bụng thôi, chứ ít ai dám nghĩ dám làm vươn lên thoát nghèo bằng chính sức như ông Sùng A Thào. Ông trở thành tấm gương điển hình tiên tiến, để người dân nhìn nhận và dần thay đổi tư duy nhận thức.

Rất nhiều chính sách như 30a,135 được đầu tư ở các huyện miền núi, việc thay đổi diện mạo về cơ sở hạ tầng đều đã rõ. Nhưng có lẽ khó nhất chính là thay đổi tư duy trông chờ ỉ lại vào nhà nước đã “ăn sâu bén rễ” của người dân tộc thiểu số. Việc trên địa bàn một trong những huyện nghèo của cả nước, lại là người dân tộc Mông dám vay ngân hàng số tiền lớn để triển khai trồng mô hình cây ăn quả như ông Sùng A Thào có ý nghĩa rất thiết thực. Chỉ nhìn cách Anh Giàng A Lâu, Phó Bí thư Chi bộ bản Suối Loóng chăm chú đi vòng quanh mô hình, nhìn cách tỉa tán, cách chăm sóc cây, cách đào ao dẫn nước suối về... có thể thấy không gì bằng thực tiễn hơn các chủ trương, nghị quyết mà người dân nghe nhưng chưa hiểu hết được.

Bài liên quan
  • Trồng "cây đội đất" thoát nghèo
    (TN&MT) - Điện thoại cho Sốp mấy lần không bắt máy, quá trưa anh mới oang oang gọi lại cho tôi, giọng cà lắc cà lơ đùa vui: “Chắc măng tre nó mọc dữ quá nên sóng điện thoại nó chập chờn, chập chờn hoài, mình gọi lại mấy lần không có được”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Thừa Thiên – Huế phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành kế hoạch phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy” trên địa bàn tỉnh.
  • Lào Cai: Trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật
    (TN&MT) - Ngày 21/9, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) và ra mắt ấn phẩm mới.
  • Bảo hiểm xã hội đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu về chính sách BHXH, BHYT
    Ngày 19/9, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Bùi Minh Đức cùng lãnh đạo các ban, ngành thành phố tổ chức đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho thân nhân người tử vong vụ cháy chung cư mini
    Tính đến sáng 19/9, Bảo hiểm xã hội Hà Nội và các đơn vị đã chi chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động của 17 người tử vong trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội. Đây là 17 nạn nhân có tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số 56 người thiệt mạng của vụ cháy.
  • Bộ TN&MT phối hợp với Công ty TNHH Unilever Việt Nam: Chung tay hành động vì một Việt Nam xanh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại xã Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND Thị xã Nghĩa Lộ; Công ty TNHH Unilever Việt Nam và Nhãn hàng Omo tổ chức Chương trình trồng cây “Hành động vì một Việt Nam xanh”.
  • Tích cực xây dựng "Trường học không khói thuốc"
    (TN&MT) - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ban hành quyết định số 3459/QĐ-TĐHHN ngày 12/9/2023 về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 nhằm thực hiện xây dựng môi trường làm việc trong lành, văn minh theo hướng “Trường học không khói thuốc”.
  • Hậu Giang: Xây dựng 1.400 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ dân khó khăn
    (TN&MT) - Chiều 20/9, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ phát động chương trình xây dựng 1.400 căn nhà "Đại đoàn kết" cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
  • Lễ hội Trà Shan tuyết Suối Giàng (Yên Bái) có gì đặc sắc?
    (TN&MT) - Từ ngày 22-28/9, tại huyện Văn Chấn (Yên Bái) sẽ diễn ra Lễ hội Trà Shan Tuyết. Đây lần đầu tiên lễ hội được tổ chức nhằm hưởng ứng chuỗi các sự kiện văn hoá, du lịch của tỉnh Yên Bái sẽ diễn ra vào cuối tháng 9.
  • Ngành giáo dục quận Ba Đình: Đổi mới, nâng cao chất lượng, lấy học sinh làm trung tâm
    (TN&MT) - Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhờ đó, ngành giáo dục quận Ba Đình đã có nhiều dấu ấn đột phá. Năm học 2023 - 2024 tiếp tục là năm học được quận chú trọng triển khai các kế hoạch, hành động, xác định những mục tiêu quan trọng.
  • Quảng Bình: Chú trọng đầu tư cho giảm nghèo bền vững
    Là địa phương còn nhiều khó khăn so với cả nước, nhưng trong những năm qua tỉnh Quảng Bình luôn coi trọng, dành nguồn lực đầu tư thích đáng cho công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, kết quả giảm nghèo của tỉnh đã có chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
  • Hướng dẫn quy trình hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo bền vững
    (TN&MT)- Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (dự án) để hướng dẫn về quy trình và cách thức tổ chức thực hiện dự án cho cán bộ quản lý, tổ chức thực hiện ở các cấp, chủ yếu là cấp tỉnh, huyện và xã, thuộc cơ quan chủ chương trình và các cơ quan, đơn vị chủ trì, thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
  • Ninh Thuận: Tạo việc làm cho lao động nữ vươn lên thoát nghèo
    Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Công văn số 3608/KH-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030". Đây là bước đột phá quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, phát triển kinh tế - xã hội và tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ, giúp nhau giảm nghèo bền vững tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.
  • Vĩnh Phúc: Thoát nghèo nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp
    Thay vì sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún theo kiểu truyền thống trước đây, người dân xã Cao Phong (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với quy mô lớn. Điều này đã giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO