Trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Linh Chi | 28/04/2022, 12:31

(TN&MT) - Đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT) nói chung và BVMT trong các khu công nghiệp (KCN) đã từng bước được hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất, trong đó quy định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Để quản lý và kiểm soát ô nhiễm KCN, Chính phủ đã ban hành 14 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 17 Quyết định, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành 54 Thông tư và Thông tư liên tịch, 48 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường có liên quan trực tiếp. Đó là, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT; Nghị định số 38/2015/NĐ - CP về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải; Thông tư số 35/2015/TT - BTNMT về BVMT khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao…

Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực từ đầu năm 2022 với 9 nội dung mang tính đột phá, trong đó có các nội dung liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp trong KCN như: mở rộng đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; phí nước thải bằng 10% giá nước sạch; phải có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại; chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị công khai thông tin…

khu-cong-nghiep.jpg

Các văn bản pháp luật này đã quy định rõ trách nhiệm bảo môi trường của doanh nghiệp từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng khu công nghiệp. Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường (trước đây là cam kết bảo vệ môi trường) của doanh nghiệp là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.

Trong đó, các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được quy định cụ thể như: Quy hoạch các khu chức năng trong khu công nghiệp phải bảo đảm giảm thiểu ảnh hưởng của các loại hình sản xuất gây ô nhiễm với các loại hình sản xuất khác; thuận lợi cho công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; Các dự án trong khu công nghiệp có khoảng cách an toàn môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng đến các cơ sở khác trong khu công nghiệp và các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh khu công nghiệp; Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường được bố trí phù hợp với các loại hình đầu tư trong khu công nghiệp, bảo đảm giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường xung quanh; Diện tích cây xanh trong phạm vi khu công nghiệp tối thiểu chiếm 10% tổng diện tích của toàn bộ khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp có nghĩa vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Chủ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Trong giai đoạn triển khai xây dựng khu công nghiệp; trách nhiệm bảo vệ môi trường chủ yếu thuộc về doanh nghiệp là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Song song với quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong khu công nghiệp, các hạng mục về bảo vệ môi trường phải được xây dựng. Các hạng mục đó gồm: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung (gồm hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải), khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có), hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác. Đối với hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa phải hoàn thành trước khi khu công nghiệp đi vào hoạt động.

Ngoài ra còn phải thực hiện thêm một số nghĩa vụ quan khác gồm: Quản lý chất thải rắn; Quan trắc môi trường; Ký văn bản thỏa thuận điều kiện đấu nối nước thải với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; đấu nối nước thải của cơ sở vào hệ thống thu gom nước thải của nhà máy xử lý nước thải tập trung dưới sự giám sát của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc phải có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Đối với giai đoạn khu công nghiệp đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải vận hành thường xuyên, liên tục công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp, bảo đảm diện tích cây xanh trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Thực hiện chương trình quan trắc môi trường khu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Tổng hợp, báo cáo kết quả quan trắc môi trường và công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp gửi Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Chủ dự án và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp phải đảm bảo toàn bộ chất thải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả thải vào môi trường. Chủ dự án và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp có thể tự mình hoặc ký hợp đồng với các đơn vị đủ điều kiện để xử lý chất thải theo quy định của pháp luật. Thực hiện chương trình quan trắc môi trường báo cáo theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả quan trắc cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp...

Bài liên quan
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp
    (TN&MT) - Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương có tốc độ công nghiệp nhanh so với cả nước. Để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường do tác động của quá trình phát triển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang tập trung kiểm soát chặt việc xả thải của các cơ sở đang hoạt động trong các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Thời tiết ngày 24/9: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối có mưa
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thời tiết ngày 24/9, Hà Nội ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Đêm 23/9, Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào
    (TN&MT) - Đó là dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vào chiều 23/9 trong bản tin dự báo mưa dông và mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
  • Sơn La hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2023: Cùng hành động để thay đổi thế giới
    (TN&MT) - Ngày 23/9, tại huyện Quỳnh Nhai, Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Cùng hành động để thay đổi thế giới”.
  • Lạng Sơn hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
    (TN&MT) - Ngày 23/9, tại thị trấn Đồng Mỏ, Sở TN&MT Lạng Sơn phối hợp với UBND huyện Chi Lăng tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • JETP - nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu Net Zero
    (TN&MT) - Chia sẻ tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” sáng 23/9, ông Vũ Đức Đam Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ TN&MT nhấn mạnh đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu net zero của Việt Nam.
  • TS Phạm Phú Ngọc Trai: Lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
    (TN&MT) - Phát biểu tại diễn đàn Báo chí Phát triển xanh sáng 23/9, TS Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) đã chia sẻ với các đại biểu về lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
  • Phát triển thị trường các-bon nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
    (TN&MT) - Phát biểu tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” vào ngày 23/9 tại TP.HCM, bà Mai Kim Liên - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu đã chia sẻ như vậy.
  • Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ môi trường ngành hàng không
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác cùng Trung tâm Tư vấn, Công nghệ và Dịch vụ hàng không, Hội Hàng không Vũ trụ Việt Nam hướng đến đào tạo, phát triển nhân lực trong bảo vệ môi trường ngành hàng không và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • Cuối tháng 9, Biển Đông khả năng xuất hiện bão hoặc áp thấp nhiệt đới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong thời kỳ từ ngày 21/9-20/10, có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực Biển Đông và có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.
  • Thời tiết 23/9: Nam Bộ mưa tối, sáng sớm có sương mù
    Hôm nay 23/9, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối mưa to. Nam Bộ mưa đêm, buổi sáng có sương mù bao phủ.
  • Thái Nguyên tăng cường ứng phó sự cố môi trường trong mùa mưa bão
    (TN&MT) - Để chủ động, phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm 2023 trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Công văn số 4697/UBND-CNNXD về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão.
  • Hòa tiếng nói chung nhịp đập xanh
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh, phát triển xanh là xu thế, là tất yếu. Với chức năng định hướng, điều chỉnh dư luận, báo chí - truyền thông đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội về chuyển đổi xanh, phát triển xanh.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO