Trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho dân qua tài khoản ngân hàng

13/04/2019, 16:54

(TN&MT) -Chiều 12-4-2019, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tổ chức hội nghị triển khai trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) qua tài khoản ngân hàng đối với cấp xã. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo 29 xã thuộc 10 huyện, thị xã có hợp đồng bảo vệ rừng với dân.

anh
Quảng cảnh Hội nghị

Tại hội nghị các đại biểu được nghe lãnh đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai giới thiệu về cách mở tài khoản, nhận tiền từ tài khoản ngân hàng và các vấn đề liên quan; mức độ đáp ứng yêu cầu chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng; các tiện ích khi được chi trả qua tài khoản ngân hàng; mục đích của việc chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng... Sau khi thảo luận, các đại biểu đã thống nhất việc mở tài khoản và nhận tiền DVMTR từ tài khoản ngân hàng trong thời gian tới bởi sẽ đảm bảo tính an toàn, phòng ngừa rủi ro, công khai, minh bạch; người dân sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng tiền DVMTR của mình ở bất cứ thời điểm nào phát sinh nhu cầu và an toàn trong quản lý nguồn tiền và điều đặc biệt là sẽ tránh bị kẻ xấu xà xẻo.

Được biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có  101 UBND xã, 39 chủ rừng là tổ chức nhà nước, 21 chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn. Số tiền chi trả theo kế hoạch năm 2019 cho bên cung ứng DVMTR là 116,7 tỷ đồng. Riêng kinh phí chi trả cho 101 UBND xã và 21 cộng đồng dân cư thôn là 19 tỷ đồng. Trong đó, có 29 xã có hợp đồng bảo vệ rừng với dân và 21 chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn được chi trả gần 12 tỷ đồng. Cũng trong năm 2019, ngoài tiền DVMTR xã chi trả cho dân 12 tỷ đồng, còn có tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ thông qua xã là 12 tỷ đồng. Như vậy, cả 2 nguồn chi cho dân khoảng 24 tỷ đồng, với 4.480 hộ dân được hưởng.

 

 


(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • TP. HCM: Giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực giao thông
    (TN&MT) - Nhằm giảm mức độ phát thải khí nhà kính (KNK) trong lĩnh vực giao thông (lĩnh vực phát thải các-bon đứng thứ 2 sau công nghiệp) hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng “0” vào năm 2050, TP.HCM sẽ hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, chuyển đổi nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường.
  • Cảnh báo ngập lụt tại Hà Nội ngày 28/9
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, dự báo trong ngày 28/9, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 30-60mm, có nơi trên 80mm.
  • Phòng chống thiên tai ở Thừa Thiên - Huế: Chủ động di dân khu vực miền núi
    (TN&MT) - Các phương án phòng chống thiên tai, đặc biệt là di dân vùng núi ra khỏi những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét... đã được chính quyền hai huyện A Lưới và Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) chủ động triển khai.
  • TP. Cần Thơ: Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào phát triển KT - XH
    (TN&MT) - TP. Cần Thơ xác định ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững.
  • Năng lượng xanh - việc làm xanh
    (TN&MT) - Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), Việt Nam đang có khoảng 200.000 việc làm liên quan đến năng lượng tái tạo (NLTT) và nằm trong nhóm 10 quốc gia hàng đầu thế giới về số lượng việc làm trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời, thủy điện.
  • Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất
    (TN&MT) - Đây là thông điệp mà tỉnh Sơn La đang nỗ lực lan tỏa tới cộng đồng và mỗi người dân, góp phần thiết thực hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • Cải thiện chất lượng môi trường để phát triển bền vững
    (TN&MT) - Cùng với việc đầu tư các khu công nghiệp (KCN), khu dân cư, những năm qua, Thanh Hóa luôn chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các KCN, làng nghề, tập trung xóa bỏ triệt để các cơ sở gây ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, siết chặt hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản,... đây là các giải pháp đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai với quy mô lớn, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
  • Tuyên truyền sâu rộng đến doanh nghiệp, người dân
    (TN&MT) - Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là Luật Bảo vệ môi trường 2020 đến với người dân và doanh nghiệp, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) ở Thanh Hóa đã có bước tiến triển rõ rệt; tỷ lệ chất thải rắn, chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt được thu gom xử lý tăng hàng năm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khánh Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường nhân Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Trị
    (TN&MT) - Ngày 26/9, Ban Quản lý Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC)” phối hợp với Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc họp về ‘Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020-2023’.
  • Sức sống mới từ phế liệu
    (TN&MT) - Những chai nhựa, hộp giấy, lon coca… tưởng chừng như bị bỏ đi đã được chị Nguyễn Thị Minh Hiền ( phường Nhơn Hưng, TX An Nhơn, Bình Định) góp nhặt, thổi hồn thành những sản phẩm nghệ thuật xinh xắn.
  • Bình Định: Thí điểm mô hình quản lý rác thải nhựa trên tàu cá
    (TN&MT) - Chiều ngày 26.9, tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định, UBND thành phố phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức hội thảo tham vấn mô hình quản lý chất thải nhựa ngành thủy sản.
  • Cán bộ, nhân viên các đơn vị trong tòa nhà Báo TN&MT hưởng ứng hoạt động “Đổi rác lấy quà”
    (TN&MT) - Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023, sáng ngày 28/9, Công đoàn – Đoàn Thanh niên Báo Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Trung tâm Truyền thông TN&MT đã tổ chức chương trình “Đổi rác lấy quà” trong tòa nhà Báo TN&MT. Chỉ trong gần 2 tiếng, sự kiện đã thu về hơn 485 kg rác tái chế các loại.
  • Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất trên các sông khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, lũ trên sông Thao (Yên Bái), sông Hoàng Long (Ninh Bình), các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An đang lên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO