TP Vinh (Nghệ An): Thi công đường Hồ Học Lãm như “giăng bẫy”, người dân bức xúc

Đình Tiệp - Thành Vinh | 24/03/2021, 09:01

(TN&MT) - Người dân sống hai bên đường Hồ Học Lãm, xã Hưng Đông, TP Vinh vô cùng bức xúc khi nhà thầu thi công tuyến đường này dở dang rồi… để đó. Giao thông đi lại khó khăn, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy cho các phương tiện giao thông qua con đường này.

Thời gian qua, phóng viên Báo TN&MT liên tục nhận được phản ánh của người dân sống hai bên đường Hồ Học Lãm, thuộc các xóm Yên Xá và Đông Vinh, xã Hưng Đông, TP Vinh, Nghệ An về thực trạng tuyến đường Hồ Học Lãm nối hai con đường Nguyễn Chí Thanh và đường Đặng Thai Mai trong quá trình thi công có nhiều bất cập. Theo người dân phản ánh, sau khi khởi công được một thời gian ngắn, không hiểu lý do vì sao nhà thầu đã bỏ bê, không tiếp tục thi công trong suốt thời gian dài khiến việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn.

Đường Hồ Học Lãm thi công dang dở

Từ việc hy vọng tuyến đường cũ đã hư hỏng, xuống cấp sẽ được thay thế bằng một tuyến đường mới, nhân dân bớt khổ mỗi khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, giờ đây tuyến đường mới dang dở lại “hành” dân hơn gấp bội phần khiến người dân hết sức bức xúc.

Ông Nguyễn Văn Hùng, nhà ở mặt đường Hồ Học Lãm, bức xúc: Tuyến đường Hồ Học Lãm này thi công từ khoảng tháng 2 năm 2020. Nhà thầu chỉ thi công được một đoạn ngắn khoảng hơn 100m từ số nhà số 5 đến khoảng số nhà 45 rồi để đó. Thời gian gần tết, thấy đường sá đi lại rất khó khăn nên xóm có kiến nghị lên cấp trên và nhà thầu tiếp tục thi công để hoàn thiện con đường nhưng đến nay vẫn đang “bặt vô âm tím”.

Người dân hết sức bức xúc vì ... "bươi" đường ra rồi không chịu thi công

Khổ nhất là những nhà mặt đường phía giáp với đường Đặng Thai Mai khi con đường bị hư hỏng rất nặng. Nắng thì bụi bặm, mưa thì ngập sâu cả mét, tràn vào cả nhà người dân. Ngoài ra, do nhà thầu đã bóc phần đường nối với sân của nhiều nhà dân nên các hộ dân này muốn đi vào nhà chỉ còn cách…bắc cầu bằng những thanh gỗ mới có thể “trèo” vào nhà được.

Tiềm ẩn nhiều hiểm nguy như "giăng bẫy" người dân

“Nhà thầu đào bới ra rồi để đó khiến cho sân và nhà của chúng tôi cao hơn mặt đường đến cả nửa mét. Đường bị mất nên muốn vào nhà chúng tôi phải tự bắc thanh gỗ rồi mới đẩy được xe máy lên nhà, khổ vô cùng” – Một người dân tên Huyền bức xúc phản ánh về con đường.

Cũng theo người dân nơi đây phản ánh, phía 2 bên đường nhà thầu đào bới nham nhở để làm mương nhưng không lấp lại, xuất hiện các rãnh rộng, sâu hoắm. Đoạn đường lại hẹp nên đã có không ít trường hợp không quan sát kỹ khiến xe bị rơi xuống hố. Những hố, rãnh nêu trên theo người dân phản ánh thì chẳng khác nào những chiếc bẫy giăng dài khắp tuyến đường, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tham gia giao thông.

Hai bên lề đường bị đào bới nham nhở để làm mương nhưng để cả năm trời không tiếp tục thi công

“Nhà thầu và chủ đầu tư làm như vậy là tắc trách, không có chút trách nhiệm nào cả. Nếu chẳng may có tai nạn chết người vì những cái hố, rãnh đó thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?” – Một người dân, lo lắng đặt câu hỏi.

Người tham gia giao thông đi lại khó khăn nên hết sức bức xúc

Theo tìm hiểu của PV, Dự án sửa chữa, cải tạo đường Hồ Học Lãm lúc đầu có tổng mức đầu tư trên 11 tỷ đồng, sau giảm xuống còn hơn 7 tỷ đồng. Đây là dự án do UBND xã Hưng Đông làm chủ đầu tư, có 2 nhà thầu đảm nhận thi công dự án nói trên.

Được biết, Dự án này bắt đầu khởi công thực hiện từ đầu năm 2020. Tuy nhiên, chỉ sau một thòi gian ngắn thi công làm được khoảng hơn 100m đường, trải nhựa cơ bản xong thì những phần còn lại nhà thầu tiến hành bóc 2 bên vỉa hè, đào mương…rồi để đó cho đến nay.

Người dân kiến nghị chủ đầu tư sớm thúc giục nhà thầu thi công, hoàn thiện con đường để người dân đi lại đỡ khổ

Cũng cần phải nói thêm rằng, theo điều tra riêng của PV thì một trong hai nhà thầu thi công dự án nêu trên có năng lực khá hạn chế. Ngoài ra, còn có nguyên nhân do chủ đầu tư chưa bố trí được nguồn vốn phục vụ dự án nên mới xảy ra hiện tượng chậm trễ kéo dài như đã phản ánh ở trên khiến người dân hết sức bức xúc.

Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tiếp bài “Thanh Hóa - Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh”: Nhiều người dân lo lắng khi mỏ đất khai thác
Nhiều người dân tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) tỏ ra lo lắng, không đồng tình trước việc mỏ đất 6 ha sắp được đấu giá, cấp phép tại núi Côn Sơn do vị trí này có nhiều lăng mộ, việc mỏ đất đi vào hoạt động sẽ gây nhiều hệ lụy đến tâm linh, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, giao thông.
Đừng bỏ lỡ
  • Thu tiền nhưng không giao "sổ", khách hàng "tố" chủ đầu tư dự án Gem Sky World
    (TN&MT) - Ngày 14/9, tại Trụ sở Tiếp Công dân tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã chủ trì buổi đối thoại giữa Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (chủ đầu tư), Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (đơn vị tư vấn dịch vụ) với hàng trăm khách hàng mua nhà đất... tại dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Khu du lịch sinh thái suối nước mát Đèo Le bị tỉnh Quảng Nam “tuýt còi” vì vi phạm pháp luật về đất đai
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn gửi các sở, ban ngành về việc xử lý kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với Công ty TNHH Thịnh Thuận Quảng Nam.
  • Hòa Bình: Xử phạt Công ty TNHH Nam Sơn 160 triệu đồng vì hành vi chiếm đất
    (TN&MT) – Công ty TNHH Nam Sơn bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt 160 triệu đồng vì hành vi chiếm đất chưa sử dụng tại nông thôn và chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn.
  • Phú Thọ: Công ty CP Thượng Long bị xử phạt 785 triệu đồng
    Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ vừa ra Quyết định số 1801/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, phòng, chống thiên tai và bảo vệ đê điều đối với Công ty CP Thượng Long (Công ty Thượng Long) tại xã Phượng Lâu, Thành phố Việt Trì.
  • Đan Phượng (Hà Nội): Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì?
    (TN&MT) - Bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) gửi đơn đến Báo Tài nguyên và Môi trường phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sáu. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân.
  • Tiếp bài “Đường đi thành đất “sổ đỏ” ở Thái Bình”: Cơ quan chuyên môn “đùn đẩy” trách nhiệm
    (TN&MT) - Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường đã có loạt bài phản ánh đường đi thành đất "sổ đỏ" và việc chuyển nhượng đất giữa ông Nguyễn Đình Rạng cho ông Nguyễn Văn Huy tại tổ dân phố Hồng Phong, thị trấn Tiền Hải (Thái Bình) có nhiều điểm “bất thường” cần được làm rõ. Để khách quan, phóng viên đã đặt lịch làm việc qua Văn phòng UBND huyện Tiền Hải, sau một thời gian dài, mới được bố trí làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiền Hải.
  • Thanh Hóa: Vì sao gia đình thương binh nặng Trương Đình Mùi vẫn chưa được trả lại đủ diện tích đất?
    Đã gần 20 năm dài đằng đẵng trôi qua, gia đình thương binh nặng Trương Đình Mùi (đã mất) và bà Lê Thị Thỏa, Thôn 6, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa phải sống trong cảnh “có nhà cũng như không” bởi những căn nhà cấp 4 đã quá cũ nát, nắng thì che nắng, mưa thì phải che mưa.
  • Khai thác cát trắng vượt khối lượng, Công ty Cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam bị phạt 300 triệu đồng
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định số 1804/QĐ-UBND về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam, địa chỉ: Cụm Công nghiệp Hà Lam - Chợ Được (xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) do ông Phạm Ngọc An làm Tổng Giám đốc Công ty.
  • Thanh Hóa: Công ty Cao su Thanh Hóa cần trả lại đất cho người dân
    Được giao đất sản xuất lâm nghiệp từ năm 1996, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nhưng hơn chục năm qua gia đình ông Nguyễn Xuân Chiến vẫn mòn mỏi đi tìm quyền lợi, khi phần lớn diện tích được giao thực tế đã được Công ty MTV Cao su Thanh Hóa giao khoán cho các hộ.
  • Thái Thụy – Thái Bình: Hơn 170 ha lúa chết bất thường
    (TN&MT) – Người dân thì nghi do đồng ruộng bị nhiễm nước mặn nhưng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình lại khẳng định do “hiện tượng thẩm thấu, bốc chua mặn” dẫn đến ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây hoa màu. Trong khi đó, kết quả phân tích mẫu nước mặt của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình) lại cho thấy độ mặn cao gấp nhiều lần quy định.
  • Sông Cầu Đá lại gia tăng ô nhiễm và hiểm họa khó lường
    Trước đây, nhờ sự vào cuộc của báo chí, tình trạng ô nhiễm môi trường ở sông Cầu Đá có chuyển biến tích cực, tuy nhiên gần đây con sông này tái diễn cảnh mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, dòng nước những ngày nắng nóng đen kịt, rác thải sinh hoạt có khắp nơi. Cùng với đó hai bên bờ sông nhiều đoạn không có rào chắn, nhiều nới có rào chắn thì xuống cấp, đứt gãy khiến cuộc sống người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Hòa Bình: Người dân “tố” trại lợn gây ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, người dân xóm Mường Dao, xã Độc Lập, Tp. Hòa Bình bức xúc vì mùi hôi thối và hiện tượng đất sụt lún (hố tử thần) do hoạt động của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương (Trang trại chăn nuôi lợn) gây ra, đã ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO