TP. Huế: Di dời hàng nghìn hộ dân ra khỏi khu vực Kinh thành

Văn Dinh | 20/12/2022, 13:54

Hàng nghìn hộ dân sẽ được tiếp tục di dời tới nơi ở mới trong giai đoạn 2 của dự án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế”. Kinh phí di dời hơn 1.000 tỷ đồng.

Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết, hiện nay đơn vị đã và đang thực hiện giai đoạn 2 (2022- 2025) của dự án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế”.

Theo đó, khoảng 1.710 hộ dân ở hộ thành hào và tuyến phòng lộ sẽ được di dời với tổng kinh phí 455 tỷ đồng. 210 hộ ở hồ Tịnh Tâm cũng di dời với tổng kinh phí dự kiến 80 tỷ đồng. Trấn Bình Đài có 165 hộ phải trả lại mặt bằng với kinh phí khoảng 52 tỷ đồng. Khu vực tiếp giáp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh với 198 hộ dân di dời, kinh phí 139 tỷ đồng.

thaonhahue-6.jpg

Người dân sống ở khu vực Thượng thành Huế tháo dở nhà cửa để di dời giai đoạn 1 sau hàng chục năm sống “treo” trong di tích

Ngoài ra, hơn 1.000 hộ dân sống ở khu vực đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP. Huế) cũng được kiểm kê để di dời và thu hồi đất với kinh phí 213 tỷ đồng.

Đối với khu vực hồ Học Hải và di tích Khâm Thiên Giám, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Huế cũng kiểm kê, kê khai nguồn đất sử dụng để lên kế hoạch di dời.

Đến nay, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ phục vụ cho người dân tái định cư đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và tiếp nhận tại khu vực 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8 (chỉ còn 2 hộ) và khu quy hoạch Hương Sơ giai đoạn 4 với tổng quỹ đất 2.873 lô. Trong khi đó, khu vực 9 và 10 sẽ có tổng 1.040 lô, hiện chủ đầu tư đang thi công để bàn giao quỹ đất tái định cư.

Theo ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND TP. Huế, trong quá trình thực hiện dự án, lãnh đạo thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan đảm bảo tính dân chủ, công khai minh bạch, rõ ràng. Đảm bảo chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đúng người, đúng đối tượng, đúng theo khung chính sách đã được Chính phủ phê duyệt và theo các quy định, khung chính sách hiện hành, đảm bảo tối đa quyền lợi chính đáng của người dân trong diện di dời, ổn định cuộc sống về lâu dài.

kthanhhue-5.jpg

Lãnh đạo Thừa Thiên – Huế theo sát cuộc di dời mang tính “lịch sử” này

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế xác định, đây là dự án đặc biệt quan trọng và là một “cuộc di dân lịch sử”, tác động đến nhiều đối tượng dân cư. Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã triển khai tốt nhưng hiện vẫn còn một số vướng mắc. Vì vậy, UBND TP. Huế, các sở, ngành liên quan tập hợp tất cả các tình huống phát sinh và có sự thống nhất để đưa ra các giải pháp giải quyết rốt ráo, nhất là đối với những hộ phụ; giải quyết tốt công tác tái định cư; khẩn trương trả lại mặt bằng cho dự án. Đồng thời, UBND TP. Huế phải trưng tập cán bộ nội bộ; rà soát, đề xuất bổ sung thêm đội ngũ cán bộ sở, ngành cấp tỉnh, nhất là vấn đề đo đạc, thẩm định đền bù một cách chặt chẽ, đồng bộ, rút ngắn thời gian; huy động tất cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và vai trò của người đứng đầu.

“Đây là dự án quan trọng không chỉ của tỉnh mà của Trung ương nên hạn chế thấp nhất những sai sót trong quá trình triển khai thực hiện. Cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung giải quyết, tháo gỡ khó khăn, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân. Mục tiêu cao nhất là, đảm bảo tiến độ dự án, gắn với chăm lo đời sống, sinh kế của người dân”, ông Lưu nhấn mạnh.

Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng. Qua những biến thiên của thời gian, lịch sử, Thượng thành Huế dần trở nên hoang phế và trở thành nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình, vì nhiều lý do phải quần cư về đây.

Để trả lại hiện trạng, giá trị vốn có của di tích Kinh thành Huế, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện dự án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế” chia thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1, từ năm 2019-2021 di dời dân thuộc khu vực Thượng thành, các Eo bầu, hộ thành hào, tuyến phòng lộ. Giai đoạn 2, từ năm 2022- 2025 sẽ di dời dân thuộc khu vực hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, đàn Xã Tắc... Cuộc di dân mang tính “lịch sử” này đã rất nhiều lần được Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Nhà nước và các bộ ngành liên quan quan tâm, hỗ trợ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, có hiệu lực từ ngày 15/7/2023, thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016.
  • Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về gỡ vướng quản lý, khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 1/6, tại Hà Nội, Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, ông Hoàng Quốc Khánh chủ trì buổi làm việc.
  • Cần một cơ chế chia sẻ nguồn lực giữa các địa phương sử dụng tài nguyên nước
    (TN&MT) - Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước, hướng tới đảm bảo an ninh nguồn nước, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
  • Khơi dậy niềm tin, khát vọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Năm nay, sự kiện Ngày Đại dương Thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1- 8/6) diễn ra trong bối cảnh khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nhiệt độ tăng, nước biển dâng và môi trường biển đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đáng báo động. Vậy Thế giới và Việt Nam đã lấy chủ đề nào làm phương châm hành động để góp phần đạt mục tiêu “đảo ngược” xu thế ô nhiễm môi trường biển, mất cân bằng sinh thái?
  • Phân bổ hợp lý, hài hòa không gian biển
    (TN&MT) - Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch không gian biển.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Đà Nẵng: Nghị định số 10/2023/NĐ-CP kịp thời tháo gỡ cấp bách một số nút thắt về đất đai, condotel
    (TN&MT) - Nghị định số 10/2023/NĐ-CP có ý nghĩa đối với Đà Nẵng, nhất là trong năm 2023, thành phố triển khai chủ đề công tác năm “Tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội”.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
  • Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn): Quản lý tốt TNMT góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
    (TN&MT) - Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) có 21 đơn vị hành chính, 6 dân tộc anh em cùng chung sống. Huyện đã chú trọng triển khai các giải pháp nhằm phát huy nguồn lực tài nguyên, môi trường để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình: Tăng cường biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn công trình đê điều
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành các văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan nhằm chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn công trình đê điều.
  • Đắk Nông: Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước giúp giảm nghèo bền vững
    Xác định nguồn nước là một yếu tố rất quan trọng giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
  • Cần có quy định để HTX nông nghiệp tích tụ, tập trung đất đai
    Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nên quy định thêm cơ chế để giúp hợp tác xã nông nghiệp tích tụ tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hình thành chuỗi chế biến, phân phối sản phẩm nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO