Bạn đọc - Pháp luật

TP. Huế: Dân “khốn khổ” vì hơn 1 km đường thi công 3 năm chưa xong

Văn Dinh- Thành Trung 14:17 06/06/2023

(TN&MT) - Tuyến đường dài 1,7 km ở TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) được đầu tư nâng cấp từ năm 2020 đến nay vẫn “chậm như rùa”, người dân bức xúc vì cuộc sống bị ảnh hưởng.

h1.jpg
Nằm trong dự án “Chương trình phát triển các đô thị loại II” - tiểu dự án Thừa Thiên - Huế, đường Huyền Trân Công Chúa đoạn từ nút giao đường Đoàn Nhữ Hài đến QL49 A có chiều dài hơn 1,7 km được đầu tư nâng cấp từ tháng 9/2020
h2.jpg
Sau gần 3 năm thi công, hiện đoạn đường này vẫn chưa đâu vào đâu, xuất hiện những ổ voi do các phương tiện lớn, nhỏ qua lại thường xuyên
h3.jpg
Không những nhếch nhác, xấu xí, tuyến đường này đang trong hiện trạng bụi bặm vào mùa nắng, lầy lội khi xuất hiện mưa
h4.jpg
Các phương tiện khổ sở khi đi lại trên tuyến đường, rất dễ gây ra tai nạn nếu không chú ý
h12.jpg
Đất, đá nằm ngỗn ngang ở đường đi, lối ra vào của người dân
h5.jpg
Một số người dân sống xung quanh cho hay, họ phải treo bạt để che bụi đường, đồng thời mỗi ngày phải lau chùi nhà cửa nhiều lần vì bụi “tấn công”
h6.jpg
Qua ghi nhận, những ngày qua không có bất cứ công nhân nào thi công, công trường vắng người chỉ toàn đất đá và bụi
h7.jpg
Tuyến đường này thuộc gói thầu số 27 bao gồm hạng mục đường Bùi Thị Xuân và đường Huyền Trân Công Chúa với trị giá gói thầu 89,065 tỉ đồng, được khởi công từ 21/9/2020, dự kiến hoàn thành ngày 21/8/2023
h8.jpg
Theo Ban QLDA Chương trình phát triển đô thị loại II – tiểu dự án Thừa Thiên -Huế, Công ty CP Xây dựng 68 Hà Tĩnh là đơn vị thi công tuyến đường này
h9.jpg
Trước đó, Ban QLDA đã có văn bản đề nghị chấm dứt hợp đồng với Công ty CP Xây dựng 68 Hà Tĩnh vì thi công chậm tiến độ. Nhưng hiện nay, công ty này đã cam kết thi công nên các đơn vị liên quan thống nhất cho triển khai lại. Đồng thời, Ban QLDA đang chỉ đạo đơn vị này đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục, dự kiến cuối tháng 8 năm nay sẽ thảm bê tông nhựa
h10.jpg
Được biết, dự án Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) thực hiện trên địa bàn 3 tỉnh Hà Giang, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/3/2016
h11.jpg
Riêng tỉnh Thừa Thiên - Huế, dự án có tổng mức đầu tư 1.617 tỉ đồng. Dự án đã và đang triển khai 54 tiểu dự án trên địa bàn 19 phường thuộc TP. Huế, bao gồm 10 gói thầu xây lắp, được triển khai từ năm 2021 và dự kiến hoàn thành trong 5 năm. Nhiều tiểu dự án hiện cũng đang chậm tiến độ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Quy định nghiêm ngặt về phát triển du lịch trong khu bảo tồn
(TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Lan Hương (Lâm Đồng) hỏi: Hiện nay, xu thế vừa phát triển, vừa bảo tồn tại Vườn quốc gia đang thịnh hành. Xin hỏi, Nhà nước có chính sách và quy định cụ thể nào liên quan đến việc đầu tư, phát triển kinh tế, phát triển du lịch trong hệ thống các Vườn quốc gia để bảo đảm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học?
Đừng bỏ lỡ
  • Dân “tố” Công ty cấp nước sạch vu khống người dân ăn cắp nước
    Nhiều hộ dân ở xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bị Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam tự ý đưa công nhân đến đào bới khu đường ống dẫn nước, mặc dù chưa chứng minh được sự việc “ăn cắp nước”, công ty này đã yêu cầu các hộ dân đền bù hàng chục triệu đồng rồi sau đó xé biên bản?!
  • Tiếp bài Công ty Phượng Hoàng xây dựng quán Bar không phép: TP. Bắc Ninh đang “hợp thức hóa” sai phạm?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh về việc Công ty Phượng Hoàng xây dựng không phép, phá vỡ quy hoạch đồi Pháo Thủ, phường Đáp Cầu, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, thay vì xử lý nghiêm sại phạm UBND TP. Bắc Ninh lại tổ chức hội nghị để xin điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của doanh nghiệp này.
  • Vi phạm tại Điểm du lịch Suối Chiếu (Sơn La): Dừng hoạt động cơ sở, làm rõ trách nhiệm tham mưu quản lý
    (TN&MT) - Liên quan đến thông tin phản ánh Dự án Điểm du lịch Suối Chiếu (xã Mường Thải, huyện Phù Yên) đi vào hoạt động khi chưa đảm bảo quy định về đất đai, xây dựng, UBND huyện Phù Yên đã yêu cầu HTX Ban Mai – chủ đầu tư Dự án dừng hoạt động điểm du lịch này; giao các phòng ban chuyên môn, UBND xã Mường Thải rà soát, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất; xem xét, xử lý trách nhiệm tham mưu quản lý (nếu có).
  • Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh): Cần xem xét giải quyết nguyện vọng chính đáng cho người dân
    Cho rằng “vướng quy hoạch”, nhiều diện tích đất của hộ dân được giao khai hoang xây dựng đồng ruộng theo chủ trương phát triển Khu kinh tế mới ở Nam Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) sử dụng ổn định nay biến thành đất lâm nghiệp.
  • Cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản tỉnh Bến Tre
    (TN&MT) - Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre: Bộ TN&MT xem xét, sớm phản hồi Tờ trình số 8261/TTr-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Bến Tre về việc xem xét kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
  • Tiếp bài "Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì ở Đan Phượng (Hà Nội)": Khi nào người dân được trả lại quyền lợi?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài viết về việc bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sau. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân, khiến người dân bức xúc kéo dài.
  • Quảng Ninh: Nghịch lý “đất vàng” bỏ hoang người dân lĩnh đủ
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, một khu đất rộng hơn 1.000m2, trị giá triệu đô, nằm giữa trung tâm TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhưng đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc, gây lãng phí đất đai.
  • Thừa Thiên- Huế: Dự án "rùa bò" ở Khu quần thể sân golf Huế hơn 1.800 tỷ đồng
    (TN&MT) - Suốt một thời gian dài và qua 3 lần điều chỉnh giấy phép, đến nay Dự án Khu quần thể sân golf Huế vẫn chậm tiến độ nhiều hạng mục, chưa được cấp phép xây dựng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, lãng phí tài nguyên đất đai.
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh
    Thời gian gần đây Báo Tài nguyên và Môi trường liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) về việc UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đưa 6 ha đất đồi tại núi Côn Sơn để quy hoạch mỏ đất san lấp thông thường. Điều đáng nói là khi đưa vào quy hoạch các cấp chính quyền không tổ chức họp lấy ý kiến người dân, khiến cho người dân cảm thấy hoang mang do khu vực trên có nhiều khu lăng mộ và gần nhà dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, giao thông...
  • Quảng Bình: Giám định nguyên nhân vụ sập sảnh trước Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá
    Sau khi xảy ra sự việc sập sảnh trước công trình xây dựng Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), ngày 18/9, Sở Xây dựng Quảng Bình đã gửi công văn đến UBND huyện Tuyên Hóa thông báo kế hoạch giám định nguyên nhân sự cố này.
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO