TP Hồ Chí Minh: Phải sớm khắc phục "loạn" chuẩn cốt nền

25/12/2017, 09:55

Mấy chục năm nay, quy hoạch đô thị tại TP Hồ Chí Minh ít quan tâm vấn đề cao độ nền. Hệ quả là ngập cục bộ, phát sinh điểm ngập hay nhà biến thành “hầm”, thành “đồi” khi có việc nâng, hạ đường. Theo các chuyên gia, giải bài toán cao độ nền hiện nay không dễ nhưng phải làm, tránh những hậu quả xấu với thành phố trong tương lai.

TNMT-TP Hồ Chí Minh-Phải sớm khắc phục loạn chuẩn cốt nền
Nhà dân hai bên tuyến đường Phạm Văn Đồng cao hơn rất nhiều so với mặt đường

Theo kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Ngọc Dũng (Hội Kiến trúc sư TP Hồ Chí Minh), vấn đề cốt nền xây dựng (cao độ nền) đã được khuyến cáo cách đây hơn 20 năm, khi TP Hồ Chí Minh mới bắt đầu xây dựng những khu đô thị mới, nhưng lúc đó ít ai quan tâm. Còn theo KTS Nguyễn Ngọc Dũng, hiện nay cao độ nền trong xây dựng của TP Hồ Chí Minh là 2,05m và cao độ nền khống chế là 2,2m nhưng đây chỉ là cao độ nền chống triều cường. Còn cao độ nền bao nhiêu để vận hành hệ thống thoát nước cống, thoát nước mặt... thì chưa xác định được. Cho nên hệ thống giao thông của thành phố hiện nay cũng chỉ xác định theo cao độ nền từng vùng chứ không phải chung cho thành phố. 

Trong khi đó, cao độ nền liên quan đến rất nhiều ngành như môi trường, giao thông, thủy lợi, đất đai, kiến trúc - xây dựng... song hiện chưa có cơ chế thống nhất về quy hoạch cao độ nền cho hệ thống thoát nước, chống triều cường... chung của các ngành đó.

Thực tế cho thấy, đường Nguyễn Văn Linh, tuyến đường chính chạy qua Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, trước đây không bị ngập, nhưng bây giờ đã bắt đầu ngập cục bộ, có đoạn ngập khá sâu. Mới đây, để chống “rốn ngập” đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân), Sở Giao thông - Vận tải TP Hồ Chí Minh buộc phải nâng cao mặt đường (do mặt đường hiện hữu rất thấp). Tuy nhiên, sau khi nâng, đường hết ngập nước nhưng nhà dân hai bên đường "tụt" xuống thấp, lại... bị ngập.

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hồ Chí Minh cho biết, trong các đồ án quy hoạch đô thị, từ quy hoạch chung và quy hoạch phân khu, đến quy hoạch 1/500 đều có xác định cao độ nền. Tuy nhiên, khi triển khai thực tế thì có độ vênh dẫn tới thực trạng trên. 

Theo các chuyên gia, thành phố cần phải giải quyết căn cơ bài toán cao độ nền thì mới có thể làm tốt công tác quy hoạch. Theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam (Bộ Xây dựng) đề xuất, cao độ khống chế xây dựng (cao độ nền) của TP Hồ Chí Minh từ 2,5m đến 3,2m trở lên. Cao độ nền này được tính toán căn cứ vào tần suất lũ, triều và có xét đến kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng. 

Như vậy, nếu thực hiện theo đề xuất trên sẽ phải nâng cao độ nền hiện hữu của thành phố lên từ 0,5m đến 1,2m. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại băn khoăn nếu nâng cao độ nền như trên có thể sẽ kéo theo cuộc “chạy đua” mới trong nâng nền. 

KTS Ngô Viết Nam Sơn (chuyên gia về quy hoạch đô thị) cho rằng, đây là thách thức rất lớn trong công tác quy hoạch phát triển đô thị của TP Hồ Chí Minh nhưng không thể không làm. Trước mắt, thành phố cần thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình để chống ngập. Đồng thời, xem xét tất cả các nguyên nhân và hiện trạng phát triển của thành phố để tính toán cao độ nền phù hợp cho từng khu vực.


(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án Vlasta – Sầm Sơn
    Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án Tổ hợp đô thị biển Vlasta – Sầm Sơn vừa diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của 16 đại lý phân phối hàng đầu miền Bắc.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi
    (TN&MT) - Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 20/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (Nghị định 10/2023/NĐ-CP), có ý nghĩa rất lớn trong việc tháo gỡ những nút thắt về pháp lý cho dự án bất động sản (BĐS), góp phần thúc đẩy sự phục hồi của thị trường BĐS. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Lê Hoàng Châu (ảnh) - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) xung quanh vấn đề này.
  • Hạ lãi suất cho vay, vẫn khó kích cầu BĐS
    (TN&MT) - Các ngân hàng thương mại đang chạy đua hạ lãi suất để kích cầu người mua nhà.
  •  Đà Nẵng gỡ vướng cho condotel, thúc đẩy thị trường BĐS
    (TN&MT) - Các giải pháp tháo gỡ của Chính phủ cùng với việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đang góp phần “giải hạn” cho phân khúc căn hộ khách sạn (condotel) tại Đà Nẵng.
  • “Mách nước” giúp Gen Z sở hữu ngay căn hộ cao cấp ngay khi vừa khởi nghiệp
    “Mua nhà 8 năm không lo lãi suất - không gánh nặng tài chính” là cơ hội “có 1-0-2” giúp các bạn trẻ Gen Z với lối đầu tư táo bạo và chuẩn sống cao sớm sở hữu tổ ấm riêng.
  • Feliz Homes công bố quỹ căn hộ đẹp nhất tòa Zen Tower
    Feliz Homes một lần nữa “hâm nóng” thị trường chung cư nội đô Hà Nội khi chủ đầu tư KLB cho ra mắt quỹ căn hộ đẹp nhất Zen Tower - tòa tháp “hoa hậu” của dự án.
  • Căn hộ giá bình dân trở lại
    (TN&MT) - Thị trường bất động sản (BĐS) không còn chịu sự “áp đảo” của phân khúc cao cấp nữa, thay vào đó phân khúc bình dân, nhà giá rẻ trên dưới 2 tỷ đồng ngày càng phổ biến trên thị trường. Diễn biến này kỳ vọng sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình quay trở lại thị trường của phân khúc nhà ở bình dân.
  • Bộ Xây dựng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi biến nhà ở thành chung cư mini
    Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải khẩn trương rà soát toàn bộ các công trình nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ ở (thường gọi là chung cư mini) để phát hiện các vi phạm về trật tự xây dựng, đặc biệt là vi phạm về phòng cháy, chữa cháy; có giải pháp ngăn cách khu vực để xe với khu vực ở và có lối thoát nạn riêng.
  • Thanh Hóa: Bãi bỏ 4 dự án vì không bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội
    Ngày 14/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành 4 Quyết định bãi bỏ các quyết định liên quan đến dự án khu dân cư, dự án khu nhà ở thương mại chưa đảm bảo quy định hiện hành của pháp luật không bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
  • Khám phá tâm điểm sống năng động và thời thượng tại Glory Heights
    Sự xuất hiện của Glory Heights (Vinhomes Grand Park) được nhiều khách hàng đón nhận nồng nhiệt bởi dự án thỏa mãn loạt tiêu chí về một không gian sống hoàn hảo, cân bằng sức khỏe thể chất - tinh thần giữa trung tâm TP. Thủ Đức.
  • TP.HCM: Nghịch lý ế ẩm nhà tái định cư
    (TN&MT) - Như một nghịch lý khi nhu cầu chỗ ở của người dân ở TP.HCM ngày càng gia tăng, song có những dự án nhà tái định cư (TĐC) xây xong rồi… để đấy, người dân không mặn mà đến ở.
  • Vun đắp phong cách sống chuẩn Nhật tại The Origami
    Sự tối giản, tinh tế, gắn kết với thiên nhiên là những chất liệu tạo nên The Origami, biểu tượng phong cách sống chuẩn Nhật duy nhất giữa lòng đại đô thị Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức).
  • Thấp thỏm sống ở căn hộ mini
    (TN&MT) - Sau vụ hỏa hoạn chung cư mini tại Hà Nội, người dân sinh sống tại các căn hộ dịch vụ, căn hộ mini, phòng trọ ở TP.HCM cảm thấy thấp thỏm, bất an vì vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) chưa được đảm bảo .
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO