TP.HCM: Triển khai nhiều mô hình tôn giáo bảo vệ môi trường ở huyện Củ Chi

Đình Du | 29/11/2021, 15:48

(TN&MT) - Thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về Cuộc vận động “Người dân thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”, để đạt kết quả tốt, các đoàn thể, ban, ngành cùng các cơ sở tôn giáo trên địa bàn huyện Củ Chi cùng nhau triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực.

Để diện mạo đường làng, ngõ xóm thông thoáng, sạch đẹp, huyện Củ Chi đã có nhiều mô hình ý nghĩa thiết thực trong tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng ý thức, nếp sống, văn hoá bảo vệ môi trường vào giáo dục đạo đức tôn giáo trong cộng đồng dân cư nhằm mang lại lợi ích cho xã hội.

Đường nông thôn ở Củ Chi được cải tạo thông thoáng, vệ sinh sạch đẹp. Ảnh: Hoàng Liêm

Nhiều mô hình trong bảo vệ môi trường đã được các vị chức sắc tôn giáo khởi xướng và triển khai hiệu quả trên địa bàn như: Phật giáo với hình ảnh “hàng rào xanh”, “tuyến đường không rác xanh, sạch, đẹp”, trồng đồng loạt hoa chuông vàng, hoa sam, hoa mười giờ… tạo mảng xanh, tô điểm cho những con đường trước cơ sở tôn giáo.

Ngoài ra, Ban Đoàn kết Công Giáo huyện đã thực hiện mô hình “Xóm đạo không rác” với việc hàng tuần vận động các giáo dân cùng ra quân “Ngày Chủ nhật xanh” quét dọn, thu gom rác, cùng nhau xây dựng “khu dân cư Công giáo không rác”. Miếu Quan Đế Củ Chi trồng nhiều hoa chuông vàng trước Miếu, trên chậu cây có dòng thơ “trồng thêm một cây xanh là thêm hành động về môi trường” nhắc nhở mọi người tham gia bảo vệ môi trường.

Đại đức Thích Tịnh Tâm - Trụ trì chùa Hoằng Linh chia sẻ: “Được Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Củ Chi tuyên truyền, vận động về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, phát huy mối đoàn kết lương giáo, tôi đã vận động Phật tử và một số hộ dân trên tuyến đường trước chùa hàng tuần ra quân “ngày chủ nhật xanh” thu gom rác, dọn dẹp vệ sinh. Bà con Phật tử rất vui, mọi người ý thức chăm sóc cây xanh, trồng hoa kiểng trước nhà xây dựng tuyến đường xanh, sạch, đẹp”.

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Củ Chi cho biết, qua triển khai thực hiện Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, các tôn giáo đã xây dựng được nhiều mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng tôn giáo, đem lại hiệu quả rất thiết thực, góp phần tạo sức lan tỏa trong các tín đồ tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường.

Chính quyền và các sư trồng cây xanh các tuyến đường ở huyện Củ Chi

Qua các mô hình cơ sở tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường đã khẳng định đường hướng sống “tốt đời, đẹp đạo” của các tôn giáo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội; tăng cường sự hiểu biết, gắn bó, đoàn kết giữa các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hiện nay, nhiều tuyến đường được chăm chút đã hình thành các mảng xanh, hoa kiểng đua nhau khoe sắc. Đó là kết quả tích cực trong công tác bảo vệ môi trường của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận các đoàn thể, tầng lớp nhân dân và các cơ sở tôn giáo trên địa bàn huyện Củ Chi.  

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Rằm tháng Giêng: Phóng sinh đúng cách giúp bảo vệ hệ sinh thái
    (TN&MT) - Để nghi lễ phóng sinh vào mỗi dịp rằm tháng Giêng mang đúng ý nghĩa, phật tử cần nâng cao hiểu biết về các loài vật có nguy cơ làm tổn hại môi trường, các loài vật được khuyến khích thả phóng sinh phù hợp với hệ sinh thái tại địa phương và chú ý dọn dẹp vệ sinh sau khi thả.
  • Giữ rừng là văn hóa...
    (TN&MT) - Quan điểm đó được PGS.TS. NGƯT Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh khi ông trò chuyện với Phóng viên Báo TN&MT về ý nghĩa của rừng trong đời sống và tâm thức của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi rẻo cao…
  • Điện Biên: Tháo nút thắt tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM ở huyện Điện Biên Đông
    (TN&MT) - So với các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm là một trong những nút thắt khiến nhiều địa phương gặp khó trong việc tìm giải pháp hữu hiệu. Do đó, việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO