TP.HCM: Thị trường bất động sản nguy cơ quay lại…“kỷ băng hà”

Đình Du | 26/10/2019, 13:17

(TN&MT) – Nhận định về thị trường cuối năm, người đứng đầu HoREA cho rằng, nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả các vướng mắc và điểm nghẽn hiện nay thì tình trạng sụt giảm quy mô thị trường vẫn còn tiếp diễn, doanh nghiệp bất động sản ngày càng khó khăn dẫn đến nguy cơ phá sản.

Khó khăn chồng chất

“Hai năm liên tiếp, thị trường BĐS trên địa bàn sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, dự án nhà ở bị “đứng hình” quá nhiều do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng, bị dừng triển khai do thiếu vốn. Bài toán nổi cộm hiện nay kéo theo nhiều hệ lụy là tình trạng thiếu sản phẩm nhà ở, nhất là căn hộ nhà ở thương mại bình dân có giá vừa túi tiền và NỞXH đã dẫn đến giá nhà đất tăng (do “tổng cầu” lớn hơn nguồn cung) khiến cho số đông người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp khó sở hữu”, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) nhận định.

Khó khăn chồng chất nguy cơ đầy nhiều doanh nghiệp đến vực phá sản

Trong 9 tháng qua, các doanh nghiệp xây dựng cũng bị sụt giảm khoảng 30-50% số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp; các nhà cung cấp thiết bị, vật tư bị sụt giảm doanh thu bán hàng gặp khó khăn, người lao động thiếu việc làm, giảm thu nhập; các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ; nguồn thu ngân sách nhà nước từ tiền sử dụng đất và thị trường BĐS có thể còn bị sụt giảm hơn nữa.

Thị trường BĐS sau giai đoạn “đóng băng” 2011 đến 2013 đã bắt đầu phục hồi và đi vào chu kỳ tăng trưởng trở lại, năm 2017 thị trường đạt đến mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm “thức tỉnh”. Nhưng đầu năm 2018 đến nay, thị trường BĐS trên địa bàn TP sụt giảm mạnh cả về số lượng dự án và số lượng sản phẩm nhà ở, nhất là loại căn hộ có giá vừa túi tiền, căn hộ bình dân. Một phần nguyên nhân là vướng về pháp lý các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất ở của doanh nghiệp chưa được tháo gỡ.

Nguy cơ phá sản

Thực tế thị trường đang rơi vào tình thế khó khăn hiện nay nguyên nhân là do vướng mắc, xung đột của một số quy phạm pháp luật và do cả công tác thực thi pháp luật, nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả các vướng mắc và điểm nghẽn hiện nay thì tình trạng sụt giảm quy mô thị trường sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, dẫn đến một số doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể có nguy cơ phá sản.

Thủ tục hành chính, pháp lý chồng chéo gây khó khăn cho doanh nghiệp 

Ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư Nam Long cho rằng, vướng mắc nhiều nhất đối với doanh nghiệp BĐS hiện nay là có những chính sách chồng chéo, mâu thuẫn, không khả thi và thiếu tính thực tiễn dẫn đến nhiều cuộc thanh tra, kiểm toán kéo dài 2 - 3 năm khiến doanh nghiệp BĐS bất an, còn công tác tính tiền sử dụng đất dự án BĐS trên địa bàn TP.HCM đều bị chậm trễ.

Liên quan vấn đề này, vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã chỉ đạo, giao Sở Kế hoạch Đầu tư khẩn trương nghiên cứu xây dựng cụ thể quy trình triển khai thực hiện nhằm tháo gỡ vướng mắc trong việc xác định đối tượng tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của các dự án nhà ở trên địa bàn thành phố đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Ngoài ra, HoREA đề nghị UBND TP cho phép chủ đầu tư dự án được khởi công xây dựng các công trình sau khi đã được cấp giấy phép xây dựng (hoặc miễn giấy phép xây dựng) và hội đủ điều kiện khởi công công trình.

Từ tháng 3/2019, trên địa bàn TP có 124 dự án được vận hành trở lại, hiện còn hơn 30 dự án tiếp tục bị rà soát về pháp lý. Tuy nhiên, quá trình rà soát, thanh tra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ đầu tư, người mua nhà, nhà đầu tư thứ cấp và cả môi trường kinh doanh.

Nếu chính quyền và doanh nghiệp không có các biện pháp xử lý hiệu quả thì thời gian tới có thể còn tiếp tục bị sụt giảm, dẫn đến hệ quả thị trường BĐS ở TP.HCM trở về “kỷ băng hà” là điều tất yếu.

Tính đến tháng 9/2019, số lượng dự án nhà ở hoàn thành đã bị sụt giảm mạnh, chỉ có 17 dự án, với 111 ha 43 và 12.453 căn nhà. Trong đó có 10.085 căn hộ chung cư, chỉ bằng khoảng 36% về số lượng dự án; chỉ bằng khoảng 79% về diện tích đất sử dụng đất; chỉ bằng khoảng 47% về số lượng căn nhà và chỉ bằng khoảng 49% tổng diện tích sàn xây dựng so với năm 2018.

 

Theo TP.HCM: Thị trường bất động sản nguy cơ quay lại…“kỷ băng hà”
Copy Link
Bài liên quan
  • Thị trường bất động sản các tỉnh giảm tốc
    (TNMT) -  Sau cơn sốt ảo chóng vánh, thị trường bất động sản tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… đã có dấu hiệu sụt giảm mạnh, thanh khoản chậm nguyên nhân do chính sách tín dụng siết chặt, các thủ tục pháp lý ngưng trệ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Xu hướng phát triển các “thành phố điểm đến” ngày càng thịnh hành trên thế giới
    Du lịch đang trở lại chu kỳ bùng nổ và các “thành phố điểm đến” đang giúp các quốc gia có thêm lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua thu hút du khách. Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này với sự xuất hiện của những điểm đến mới.
  • Thị trường BĐS 2023: Kỳ vọng phục hồi từ cải thiện thanh khoản
    (TN&MT) - Sau hàng loạt động thái tích cực từ Chính phủ về lãi suất ngân hàng, chính sách gỡ khó pháp lý dự án..., thị trường bất động sản (BĐS) năm 2023 tại khu vực phía Nam nói chung và TP.HCM nói riêng hiện đang le lói gam màu sáng. Niềm tin của các nhà đầu tư (NĐT) cũng đang dần quay trở lại, giao dịch ấm dần, nhất là phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực, pháp lý dự án hoàn chỉnh.
  • Avatar Thu Duc tăng giá trị nhờ vị trí kết nối nhiều tiện ích giáo dục
    (TN&MT) - Câu chuyện về Mạnh Mẫu ba lần chuyển nhà vì tương lai con trai Mạnh Tử đến nay vẫn được nhiều người nhắc đến như một minh chứng cho tầm quan trọng của môi trường sống. Việc chuyển đến khu vực đối diện trường học và văn miếu được xem là nền tảng để Mạnh Mẫu dưỡng thành một nhà tư tưởng, một nhà giáo dục lớn mang tên Mạnh Tử. Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cũng đặt sự kết nối giữa nhà ở với các tiện ích giáo dục lên hàng đầu khi lựa chọn nơi an cư cho gia đình.
  • Chuyên gia kinh tế: Bắc Giang là một cạnh quan trọng trong "tam giác FDI" mới phía Bắc
    Cùng với Bắc Ninh và Thái Nguyên, Bắc Giang đang hội tụ nhiều yếu tố để trở thành "thủ phủ FDI" tại miền Bắc. Cơ hội đang được mở ra với nhà đầu tư vào Bắc Giang để đón trước làn sóng đầy hứa hẹn.
  • Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
    Sáng 24/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ… về tiến độ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
  • Thị trường nhà ở vẫn thiếu hụt nguồn cung
    (TN&MT) - Theo ghi nhận của các công ty nghiên cứu thị trường, quý 1/2203 vừa qua, thị trường bất động sản (BĐS) tại TP.HCM và các vùng phụ cận vẫn rơi vào trạng thái trầm lắng, thanh khoản ở mức thấp, nguồn cung mới và sức cầu toàn thị trường sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022.
  • Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội hơn 1000 tỷ đồng ở Hà Nội
    (TNMT) - Dự án nhà ở xã hội thuộc Khu nhà ở đô thị Kim Hoa (xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội) được quy hoạch xây dựng trên 4 lô đất với 9 tòa căn hộ, mỗi tòa cao 9 tầng nổi và 1 tầng hầm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.268 tỷ đồng.
  • Những tiện ích xanh nổi bật vì sức khoẻ và chất lượng cuộc sống tại Diamond Lotus Riverside
    (TN&MT) - Bên cạnh lợi thế là một trong số những dự án hiếm hoi sở hữu vị trí đắc địa dễ dàng kết nối với khu vực trung tâm TP.HCM, Diamond Lotus Riverside còn là công trình xanh đã và đang được chủ đầu tư tập trung tâm huyết để phát triển thêm nhiều “tiện ích xanh”, đảm bảo các tiêu chí ưu tiên sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cư dân.
  • Giá chung cư không còn tăng nóng
    (TN&MT) - Chuyên gia bất động sản (BĐS) dự báo, sau thời gian liên tục tăng nóng, tốc độ tăng giá chung cư cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng sẽ chậm lại, giao dịch kỳ vọng khởi sắc từ quý 2/2023.
  • Bất động sản vừa an cư vừa kinh doanh: “Mảnh ghép” đầy hấp lực tại Đà thành
    (TN&MT) - Kinh tế, du lịch Đà Nẵng đang phục hồi mạnh mẽ, đón đà tăng trưởng mới. Cộng với sức hấp dẫn “hữu xạ tự nhiên hương” của thành phố đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư bậc nhất Việt Nam, những luồng cư dân di cư đang tiếp tục đổ về Đà thành - cùng mơ ước về chốn an cư, kinh doanh lý tưởng giữa trung tâm thành phố.
  • Chính sách phát triển nhà ở xã hội: “Phá băng” thị trường bất động sản
    (TN&MT) - Các phân khúc bất động sản (BĐS) phục vụ nhu cầu ở thực của người dân đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực với lượng giao dịch thành công ngày càng nhiều.
  • Cư dân T&T DC Complex chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    (TN&MT) - Ngày 20/5, Công ty Cổ phần Bất động sản T&T Homes (thành viên Tập đoàn T&T Group) đã tổ chức lễ bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cư dân dự án T&T DC Complex (Hoàng Mai, Hà Nội).
  • Thị trường bất động sản 2023: Thời của người mua
    (TN&MT) - Khác với thời điểm bất động sản (BĐS) nóng ấm, khi mà quyền quyết định trong hoạt động giao dịch thường thuộc về người bán, giờ đây tình thế đã khác hẳn. Trong bối cảnh nhiều chủ đất buộc phải cắt lỗ, bán tháo, đồng nghĩa với việc người mua có nhiều sự lựa chọn hơn và hiển nhiên chủ đất cũng bị ép giá nhiều hơn.
  • Bộ Xây dựng triển khai đề án đầu tư xây ít nhất 1 triệu căn nhà xã hội
    Ngày 19/5, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO