Đất đai

TP.HCM tháo gỡ vướng mắc các dự án nhà ở: Đẩy nhanh tiến độ cấp “sổ hồng”

Nguyễn Quỳnh 10:01 18/05/2023

(TN&MT) - Sở TN&MT TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch “Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, GCN đối với các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố”. Theo đó, hơn 81.000 căn hộ, nền đất sẽ được tháo gỡ các vướng mắc để tiến hành cấp GCN trong thời gian sớm nhất.

Theo Sở TN&MT, Kế hoạch trên được triển khai nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ cấp GCN đối với các dự án, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà tại các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố.

Tại Kế hoạch này, Sở TNMT đã đưa ra nhiều giải pháp và lộ trình cụ thể đối với từng nhóm vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCN cho người dân, doanh nghiệp tại các dự án nhà ở.

“Gỡ” 6 nhóm vướng mắc

Cụ thể, nhóm 1, đối với 47 dự án với 8.159 căn chưa cấp GCN không có vướng mắc về mặt pháp lý, chỉ chờ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Sở TN&MT sẽ tổ chức buổi làm việc trực tiếp với các cơ quan thuế để đôn đốc trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp dự án, trách nhiệm ban hành thông báo về nghĩa vụ tài chính và văn bản xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính của các cơ quan thuế. Trong tháng 6, báo cáo nguyên nhân chậm trễ và đề ra biện pháp, phương hướng giải quyết; đồng thời, thực hiện cấp GCN ngay sau khi có thông báo hoàn thành nghĩa vụ tài chính của cơ quan thuế.

5-1-.jpg

Nhóm 2, đối với 30.061 căn chưa cấp GCN do doanh nghiệp dự án chậm nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ, Sở sẽ tổ chức làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp để đôn đốc thực hiện việc nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đối với dự án. Thời gian tổng hợp danh sách trường hợp này là trong quý II/2023. Thời gian tổ chức làm việc trực tiếp là trong quý III/2023.

Nhóm 3, đối với 29 dự án với 10.019 căn chưa cấp GCN do vướng mắc về loại hình bất động sản mới chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, Sở TN&MT sẽ tổ chức các buổi tập huấn với sự tham gia của Bộ TN&MT với vai trò báo cáo viên để hướng dẫn, triển khai Nghị định số 10 của Chính phủ.

Thời gian tổ chức buổi tập huấn từ ngày 20 đến ngày 31/5. Việc cấp GCN sẽ thực hiện trong quý II/2023. Phấn đấu đến hết quý II/2023 hoàn thành việc cấp sổ cho số lượng căn hộ còn tồn đọng tại các dự án có công trình xây dựng sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật về du lịch trên đất thương mại, dịch vụ.

Nhóm 4, đối với 39 dự án với 19.958 căn chưa cấp GCN do phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung, trong đó, 23/39 dự án đang được các đơn vị tư vấn thực hiện thẩm định giá, sau khi nhận được chứng thư thẩm định giá của đơn vị tư vấn, khẩn trương thực hiện tổng hợp trình Hội đồng Thẩm định giá đất TP.HCM xem xét, thẩm định.

Riêng đối với 16/39 dự án còn vướng mắc, sẽ thực hiện nghiên cứu nhằm xác định những khó khăn, bất cập để đề ra biện pháp giải quyết phù hợp, trường hợp vượt thẩm quyền sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong quá trình tổng hợp, trình Hội đồng thẩm định giá đất thành phố xem xét, thẩm định phương án giá đất các dự án.

Thời gian thực hiện từ quý II đến quý IV. Trong giai đoạn từ tháng 5 đến cuối tháng 10 sẽ trình Hội đồng Thẩm định giá đất thành phố 23/39 dự án; đề ra được biện pháp, phương hướng giải quyết đối với 16/39 dự án còn lại.

Nhóm 5, đối với 6 dự án với 4.653 căn chưa cấp GCN do các vướng mắc khác, sẽ nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải pháp tháo gỡ những nội dung vướng mắc này, trường hợp vượt thẩm quyền sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Thời gian thực hiện: từ quý II đến quý III.

Nhóm 6, đối với 18 dự án với 8.235 căn chưa cấp GCN do đang thanh tra, kiểm tra, điều tra, Sở sẽ có văn bản trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra về khả năng tiếp tục thực hiện các thủ tục hành chính về cấp GCN đối với từng dự án cụ thể. Thời gian thực hiện từ quý II đến hết quý III.

Xác định rõ trách nhiệm phòng ban, đơn vị

Về phân công trách nhiệm, Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Toàn Thắng phân công trách nhiệm cụ thể cho Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố, Phòng Quản lý đất, Phòng Kinh tế đất, Phòng Pháp chế. Theo đó, việc phân công cho các phòng, ban, đơn vị cần đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; đảm bảo cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tiễn.

5-2-.jpg
TP.HCM phân loại 6 nhóm vướng mắc để tháo gỡ cấp GCN cho các dự án nhà ở

Đặc biệt, Kế hoạch cũng nêu bật việc phát huy tinh thần trách nhiệm và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, bộ phận trong công tác triển khai thực hiện Kế hoạch, đảm bảo thông suốt, kịp thời và có chất lượng.

Trong đó, trực tiếp Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Toàn Thắng chủ trì, chỉ đạo các phòng, đơn vị thực hiện các giải pháp đối với các dự án thuộc nhóm 1, 2, 3, 5 và 6; Phó Giám đốc Trần Văn Bảy chủ trì, chỉ đạo thực hiện nhóm 4.

Các phòng, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện định kỳ hàng tháng, gửi kết quả về Văn phòng Sở trước ngày thứ 6 tuần cuối cùng của tháng. Trong quá trình thực hiện, trường hợp gặp vướng mắc phải báo cáo ngay cho lãnh đạo Sở phụ trách để xem xét, tháo gỡ. Trường hợp vượt thẩm quyền phải tham mưu lãnh đạo Sở báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ đấu giá đất
Từ đầu năm đến nay, việc đấu giá, thu tiền sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi đến nay chỉ đạt khoảng 25% so với chỉ tiêu. Hiện địa phương đang đẩy nhanh tiến độ đấu giá nhiều diện tích đất khác ở các địa phương.
Đừng bỏ lỡ
  • Infogarphic: Điều chỉnh đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Bình Định: Đảm bảo đất sản xuất, đất ở cho người nghèo, vùng dân tộc thiểu số
    Các số liệu thống kê cho thấy, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định còn khá phổ biến. Do đó, những năm qua, Bình Định đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết căn cơ tình trạng này để đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, vươn lên thoát nghèo.
  • Hà Tĩnh: Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai giúp người dân ổn định phát triển kinh tế
    Nhờ làm tốt công tác hòa giải, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân về lĩnh vực đất đai đang góp phần giúp huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) ổn định tình hình, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO