TP.HCM lên phương án phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần

Nguyễn Quỳnh | 14/09/2021, 09:28

(TN&MT) - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình vừa ký Quyết định 3205/QĐ-UB ban hành Phương án “Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục động đất, sóng thần trên địa bàn TP.HCM”.

Bảo đảm sự thống nhất trong chỉ đạo

Theo UBND TP.HCM, động đất rất khó dự báo, từ lúc xuất hiện các dấu hiệu đến khi xảy ra động đất chỉ trong thời gian rất ngắn nên rất khó cho các nhà khoa học để dự báo chính xác thời điểm và vị trí xảy ra động đất. Khả năng dự báo chỉ dựa vào tài liệu thống kê tần suất xảy ra động đất trong lịch sử. Đối với sóng thần gây ra do động đất ở xa, thời gian lan truyền của sóng thần từ khu vực xảy ra động đất tới vùng bờ là thời gian tối đa để vận hành hệ thống cảnh báo và di tản người dân đến nơi an toàn.

“TP.HCM nằm trong vùng động đất thuộc vùng có đứt gãy sông Sài Gòn, thuộc loại đứt gãy có khả năng phát sinh động đất mạnh đến 5,5 độ richter, gây chấn động cấp VII ở khu vực TP.HCM và các vùng lân cận. Mặc dù khả năng xảy ra động đất ở mức nhỏ nhưng chúng ta cũng cần lưu ý sự tác động của dư chấn đến các chung cư cao tầng cũ, các công trình có nền móng yếu, các công trình có chất lượng xây dựng kém sẽ bị ảnh hưởng khi dư chấn mạnh hơn. Đặc biệt có khả năng xảy ra sóng thần như tâm chấn xuất phát từ vùng biển lân cận” - theo tài liệu Đề tài “Nghiên cứu xác định cơ sở khoa học để xây dựng mạng lưới quan trắc động đất khu vực TP.HCM và Nam Bộ” - Nguyễn Đình Xuyên.

Vì vậy, việc ban hành Phương án “Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn TP.HCM” nhằm tập trung xây dựng các tình huống cơ bản và phân công vai trò, nhiệm vụ đối với các Sở, ngành, đơn vị thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố trong công tác tuyên truyền, chuẩn bị lực lượng, phương tiện; tổ chức thông tin liên lạc; diễn tập các tình huống; tổ chức sơ tán, di dời dân, đảm bảo hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả khi xảy ra động đất, sóng thần nhằm chủ động ứng phó kịp thời trong mọi tình huống.

Trong đó, cần bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó, khắc phục hậu quả khi có động đất hoặc sóng thần xảy ra. Cơ quan chỉ đạo là Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố. Cơ quan chỉ huy gồm: Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố, Sở Giao thông Vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan. Cấp huyện là Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện; cấp xã là Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn.

TP.HCM sẽ phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và “3 sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả). Tích cực, chủ động phòng ngừa, thông báo, báo động sớm; thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo phương án linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.

Trong trường hợp vượt quá khả năng của TP.HCM, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố  báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để được chỉ đạo.

Khu vực biển Cần Giờ

Nâng cao kiến thức cho người dân về động đất, sóng thần

Trong Phương án “Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần”, TP.HCM sẽ tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng kiến thức về động đất, sóng thần, kỹ năng tổ chức ứng phó, triển khai các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó thiên tai động đất, sóng thần. Đồng thời, TP.HCM sẽ tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài phát thanh, đài truyền hình trang thông tin điện tử và các phương tiện truyền thông khác.

Theo đó, UBND thành phố giao Sở TN&MT chủ trì xây dựng và thực hiện tuyên truyền cho mọi người dân kiến thức cần thiết để tự thực hiện, tránh tâm lý hoảng loạn khi có động đất, sóng thần xảy ra. Sở Giáo dục và Đào tạo đưa kiến thức động đất, sóng thần và các hướng dẫn xử lý tình huống khi có động đất, sóng thần xảy ra vào chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Đồng thời, TP.HCM sẽ thường xuyên tổ chức diễn tập, huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị; diễn tập ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả theo các tình huống giả định; diễn tập các biện pháp bảm đảm an ninh, trật tự xã hội, không để kẻ địch, tội phạm, phần tử xấu lợi dụng tình hình để phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân khi xảy ra động đất, sóng thần.

Đối với công tác ứng phó và tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất, sóng thần, TP.HCM đưa ra 4 tình huống (động đất cấp VI trở xuống, không có sóng thần; động đất cấp VII trở lên, không có cảnh báo sóng thần; động đất ngoài khơi có cảnh báo sóng thần mức 1 khu vực biển Cần Giờ; động đất ngoài khơi có cảnh báo sóng thần mức 2 đến mức 3 khu vực biển Cần Giờ) để có những hành động cụ thể. Đối với giai đoạn khắc phục hậu quả và hệ sinh thái môi trường, TP.HCM lên kế hoạch triển khai với 2 tình huống: động đất cấp VII trở lên không có sóng thần với chấn tâm trong khu vực TP.HCM; động đất ngoài khơi có xảy ra sóng thần mức 3 khu vực biển Cần Giờ.

Cho đến nay, khu vực TP.HCM chưa có tâm phát ra động đất mà chỉ là vùng bị ảnh hưởng. Cụ thể, vào năm 2005, động đất xuất hiện ở ngoài khơi vùng biển Vũng Tàu, cách TP.HCM khoảng 100 - 120km đã gây ra một số dư chấn làm cho các nhà cao tầng của TP.HCM rung nhẹ. Mặc dù không gây ra thiệt hại nhưng đã ảnh hưởng không ít đến tâm lý của người dân.

Bài liên quan
  • Đồng Nai: Nâng cao hiệu quả quản lý về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - UBND tỉnh Đồng Nai vừa có Quyết định số 2517/QĐ-UBND về việc phê duyệt Báo cáo “Đánh giá khí hậu tỉnh Đồng Nai”. Trong đó, có giao Sở TN&MT Đồng Nai là đơn vị đầu mối, nghiên cứu vận dụng Báo cáo này nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (BĐKH). Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ quan trọng này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Hưng - Phó Giám đốc Sở TN&MT Đồng Nai.

(0) Bình luận
Nổi bật
El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
(TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Nghệ An tích cực ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn
    Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, xâm nhập mặn...không chỉ gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đây là một vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm, nhất là hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có đợt nắng nóng kéo dài. Xung quanh vấn đề này, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Thành – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp Đại hội đồng 19 của WMO
    (TN&MT) - Trong các ngày từ 22/5 đến 2/6/2023, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 19 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Dự báo thời tiết ngày 31/5, khu vực Bắc Bộ nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 31/5, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực từ Tây Nguyên đến Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Phú Thọ tập huấn xử lý sự cố đê điều
    (TN&MT) - Ngày 30/5, Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ tổ chức tập huấn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều, hồ đập và phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2023.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
  • Long An: Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trước những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã và đang chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, giải pháp ứng phó, nhất là tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Bộ TN&MT tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ứng phó BĐKH
    (TN&MT) - Ngày 23/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội của các tỉnh phía Bắc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO