Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Năm, 29/5/2025 0:25 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo

Thứ Ba 25/08/2020 , 22:00 (GMT+7)

(TN&MT) – UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 37-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

TP.HCM phấn đấu tỷ lệ năng lượng tái tạo đạt 15% tổng công suất điện trong giai đoạn 2025 - 2030

Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, đáp ứng cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 của thành phố. Trong đó, xăng, dầu, gas đến năm 2030 đạt khoảng 4,1 triệu TOE (tấn dầu quy đổi); công suất lưới điện đáp ứng đủ và có dự phòng nhu cầu sử dụng điện cực đại đến năm 2025 là 7.000 MW, đến năm 2030 là 8.850 MW; sản lượng điện thương phẩm đến năm 2025 đạt khoảng 40.478 triệu kWh; sản lượng điện thương phẩm đến năm 2030 đạt khoảng 53.232 triệu kWh.

Đặc biệt, TP.HCM đặt mục tiêu tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo so với công suất cực đại của hệ thống điện thành phố phấn đấu đạt tối thiểu 15% trong giai đoạn 2025 - 2030.

Theo Kế hoạch, TP.HCM sẽ phát triển các nguồn cung năng lượng theo hướng đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững. Cụ thể, về dầu khí, Thành phố sẽ đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp, tiếp dẫn nhiên liệu, các trạm dự trữ dầu, khí gas và các dạng năng lượng khác theo chiến lược và quy hoạch phát triển năng lượng của quốc gia và thành phố. Về năng lượng tái tạo, ưu tiên sử dụng năng lượng mặt trời, khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy phát điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Trong đó, TP.HCM khuyến khích các dự án nhiệt điện khí sử dụng LNG để đảm bảo đáp ứng nguồn cung ứng điện tại chỗ cho thành phố, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống. Đối với điện gió và điện mặt trời, ưu tiên phát triển phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống; khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái. Đối với điện sinh khối, rác thải và chất thải rắn, tăng cường phát triển các nguồn điện từ rác thải đô thị (ưu tiên công nghệ đốt rác), chất thải rắn và sinh khối.

TP.HCM cũng sử dụng công nghệ lưới điện thông minh để giảm nhân công, tăng năng suất lao động và tối ưu hóa chi phí đáp ứng được lộ trình triển khai thị trường điện cạnh tranh. Tham gia cùng các Bộ, ngành Trung ương xây dựng hoàn thiện các cơ chế tài chính và huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành điện, cơ chế cho phép phát triển các nhà máy điện sản xuất tại chỗ, tự cung cấp trong các khu, cụm công nghiệp phù hợp với thực tiễn của thành phố.

Đến nay, TP.HCM đã khởi đã khởi công xây dựng 2 nhà máy xử lý chất thải rắn đô thị bằng công nghệ đốt phát điện với tổng công suất 4.000 tấn/ngày, gồm: Nhà máy đốt rác phát điện của Công ty CP Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa công suất phát điện 40MW (giai đoạn 1); Nhà máy đốt rác phát điện của Công ty Vietstar có công suất phát điện 35MW.

Xem thêm
Tính toán 'thị trường đường xa' cho cà phê Việt

Trong khi tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cà phê, ngành cà phê Việt Nam đang có những toan tính về thị trường sau khi thuế đối ứng được Hoa Kỳ áp dụng.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kết nối công-tư giải cơn khát lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) góp phần kết nối công - tư để giải cơn khát lao động trước tình trạng thiếu lao động chất lượng và bất cập nơi thừa, chỗ thiếu.

GrowMax được vinh danh vì những đóng góp xuất sắc cho KHCN Việt Nam

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, GrowMax được vinh danh nhờ các sản phẩm thức ăn chức năng Specific TPD và quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước - an toàn sinh học.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.

Bình luận mới nhất