TP. Hà Tĩnh: Cần quyết liệt ngăn chặn tình trạng biến đất nông nghiệp thành nghĩa trang

Đức Cảnh- Trần Vũ | 28/11/2022, 16:33

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh xẩy ra tình trạng người dân tự ý cơi nới, lấn chiếm, biến đất nông nghiệp thành nghĩa trang. Hành vi không những vi phạm Luật Đất đai, phá vỡ quy hoạch mà còn tiếp tay cho tình trạng bán đất ruộng.

Phản ánh của người dân, để có nơi an táng cho người thân, nhiều năm nay, một số gia đình, dòng họ ở xã Thạch Trung đã tự ý lấn chiếm đất ruộng, mở rộng khuôn viên nghĩa trang Quan Ô về phía thôn thôn Hợp Tiến, phường Thạch Linh. Chính vì thế, diện tích nghĩa trang cứ ngày càng được nới rộng thêm và hiện chỉ cách hộ dân gần nhất ở thôn Hợp Tiến khoảng hơn 100 mét.

Ông Nguyễn Công Phúc, ở thôn Hợp Tiến, phường Thạch Linh phản ánh: “Năm 2021, một số hộ dân xã Thạch Trung đổ đất để tiếp tục lấn chiếm thì bị phản đối quyết liệt và chính quyền xã Thạch Trung hứa sẽ vào cuộc xử lý. Thế nhưng, thực tế hoạt động cơi nới vẫn âm thầm diễn ra mà không được ngăn chặn dứt điểm”.

a1.nt(1).jpg
Tình trạng đất nông nghiệp biến  thành nghĩa trang đang khiến người dân hết sức bức xúc

Có thể dẫn chứng, vào khoảng tháng chín năm 2022, một số người dân ở xã Thạch Trung tiếp tục xây thêm các hàng gạch để phân ô, chia lô, đổ huyệt thạch tại khu vực lấn chiếm trước đó. Tuyến đường vào khu vực lấn chiếm còn được phát quang, đốt cỏ để chuẩn bị làm tuyến đường bê tông vào khu đất cơi nới.

Ước tính tổng diện tích mà người dân xã Thạch Trung cơi nới về phía thôn Hợp Tiến, phường Thạch Linh đã lên đến hơn 500 m2, đều tự ý sử dụng đất ruộng. Điều này không chỉ phá vỡ quy hoạch, mà còn ảnh hưởng đến công tác quản lý đô thị, quản lý dân cư, ảnh hưởng đến cuộc sống của các khu dân cư liền kề.

a2.nt(1).jpg
 Khu chôn cất bị biến thành nơi xả rác, gây ô nhiễm môi trường

Lần theo phản ánh của người dân, cho thấy hoạt động tự ý biến đất nông nghiệp thành nghĩa trang không chỉ tại xã Thạch Trung mà tại nhiều địa bàn trên thành phố Hà Tĩnh. Điều đáng nói những ngôi mộ xây dựng nằm sát với khu dân cư, không nằm trong quy hoạch, đồng nghĩa với việc ô nhiễm môi trường, vi phạm các quy định của pháp luật.

Tại nghĩa trang Mụ Nồi, phường Văn Yên, Thành phố Hà Tĩnh, nhiều khu đất đã được bao chiếm bằng dây thép gai, một số ngôi mộ chưa có người chôn cất cũng được xây khá kiên cố để đặt chổ. Để tìm hiểu tình trạng chiếm đất làm nghĩa trang chúng tôi đã liên hệ với phường Văn Yên nhưng lạ thay, chính quyền lại không hề nắm được sự việc, dù việc bao chiếm như tìm hiểu đã diễn ra khá lâu.

anh-2.-nghia-trang(1).jpg
Chủ tịch UBND xã Thạch Bình Trần Đức Thiên thừa nhận việc xử lý tình trạng người dân tự ý sử dụng đất nông nghiệp làm nghĩa trang diễn ra trên địa bàn vẫn còn chậm 

Ông Lê Đình Thắng, Chủ tịch UBND phường Văn Yên, thành phố Hà Tĩnh cho hay: “Theo bản đồ quy hoạch thì khu vực bao chiếm mà người dân đang tự ý triển khai là đất ruộng, nằm ngoài quy hoạch nghĩa trang. Việc này chúng tôi sẽ cho rà soát, kiểm tra hiện trạng rồi đưa ra giải pháp xử lý”.

Ngoài một số địa phương nêu trên, xã Thạch Bình cũng là địa phương thời gian qua thừa nhận một số diện tích đất trồng lúa tại xóm Đông Nam đã bị người dân bao chiếm để xây dựng nghĩa trang trái phép. Việc làm của hộ dân này diễn ra khá công khai và đến khi công trình hoàn thiện thì UBND xã cũng làm ngơ không xử lý khiến cho người dân nơi đây hết sức bất bình.

anh-1.-nghia-trang(1).jpg
Tình trạng người dân tự ý xây bao trên đất nông nghiêp để làm nghĩa trang xẩy ra tại nghĩa trang Thạch Bình

Liên quan đến sự việc, tháng 3/2022, UBND thành phố Hà Tĩnh đã có công văn 711 về việc xử lý bao chiếm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Thạch Bình. Theo công văn, xã Thạch Bình phải khẩn trương chỉ đạo xử lý nghiêm, yêu cầu nhân dân tháo dỡ hoàn trả lại mục đích đất nông nghiệp ban đầu; xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với các hộ gia đình, cá nhân liên quan, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo UBND thành phố xử lý trước ngày 8/4/2022 nhưng đến nay khu vực lấn chiếm vẫn nguyên hiện trạng.

a3.nt(1).jpg
Những ngôi mộ xây dựng nằm sát với khu dân cư, không nằm trong quy hoạch, đồng nghĩa với việc ô nhiễm môi trường, vi phạm các quy định của pháp luật.

Trao đổi với ông Nguyễn Đức Công, Phó Trưởng Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Hà Tĩnh, cho hay: “Tình trạng lấn chiếm biến đất ruộng thành đất nghĩa trang đang diễn ra ở nhiều phường, xã trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trước thực trạng này, vừa qua, UBND thành phố Hà Tĩnh đã có công văn chỉ đạo chính quyền các địa phương rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm. Địa phương nào để tình trạng vi phạm kéo dài sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố”.

a4.nt(1).jpg
Đất nông nghiệp bị lấn chiếm làm nghãi trang

Được biết, sau công văn chỉ đạo của UBND thành phố Hà Tĩnh, một số khu vực lấn chiếm qua nhiều năm mới được chấn chỉnh, các địa phương khác thì cũng đang lên kế hoạch để xử lý. Qua đó cho thấy việc xử lý các vi phạm là không hề khó, quan trọng là chính quyền có quyết liệt hay không trong việc xử lý các sai phạm.

Trước thực trạng trên, đề nghị chính quyền các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh thực hiện nghiêm quy định trong việc quản lý, sử dụng đất đai, không để người dân tự ý mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trái pháp luật, tùy tiện xây mộ trên những diện tích đất nông nghiệp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
  • Tổng Công ty 36 bị phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng vì chiếm đất
    (TN&MT) – Tổng Công ty 36 bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt tổng cộng 270 triệu đồng vì hành vi chiếm đất, đồng thời bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
  • Thu tiền nhưng không giao "sổ", khách hàng "tố" chủ đầu tư dự án Gem Sky World
    (TN&MT) - Ngày 14/9, tại Trụ sở Tiếp Công dân tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã chủ trì buổi đối thoại giữa Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (chủ đầu tư), Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (đơn vị tư vấn dịch vụ) với hàng trăm khách hàng mua nhà đất... tại dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Con Cuông (Nghệ An): Thủy điện 4MW, kéo dài 14 năm chưa xong
    Dự án thủy điện Suối Choang tại huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đang “treo từ năm này qua tháng khác gây nên nhiều hệ lụy cho địa phương. Mới đây, chủ đầu tư của dự án này còn bị cơ quan chức năng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Khởi tố, bắt tạm giam chủ chung cư mini để xảy ra cháy làm nhiều người thương vong
    Ngày 13/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh với tội danh "Vi phạm quy định về PCCC", theo Điều 313 Bộ Luật hình sự. Các Quyết định và lệnh bắt bị can đã được Viện KSND Thành phố phê chuẩn.
  • Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, một số doanh nghiệp hỏi: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật được hiểu như thế nào? Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất, nhập khẩu các bao bì để cung cấp cho các công ty sản xuất, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì có phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải? Công ty chúng tôi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để san chiết, đóng gói thì tính theo số lượng nhập khẩu hay số lượng sản phẩm san chiết, đóng gói bán ra thị trường? Trường hợp nào không phải thực hiện trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật?
  • Nghệ An: "Nóng ruột" với trạm bơm hàng chục tỷ bỏ hoang gần chục năm
    Trạm bơm Vực Giồng là một dự án lớn được đầu tư xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2014, nhằm phục vụ tưới tiêu cho hơn 70ha lúa 2 vụ và gần 150ha hoa màu cho các hộ dân khối 3 và 4 thuộc phường Long Sơn, TX Thái Hòa (Nghệ An). Thế nhưng, đến nay hệ thống Trạm bơm này vẫn chưa được đưa vào vận hành phục vụ sản xuất, gây lãng phí hàng chục tỷ đồng.
  • Lai Châu: Bắt giữ đối tượng mua bán sừng tê giác, mật gấu trái phép
    (TN&MT) - Công an tỉnh Lai Châu vừa phá thành công chuyên án 0923S, bắt giữ một đối tượng về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật cấp quý hiếm, thu một sừng tê giác và một túi mật gấu.
  • Khánh Hòa: Điều tra vụ lái xe tông thẳng vào trụ sở UBND tỉnh
    Công an tỉnh Khánh Hòa đang tiến hành thụ lý điều tra làm rõ vụ việc người đàn ông lái xe hơi bất ngờ tông thủng cổng trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa vào tối 10.9.2023. Bản thân người này bị cháy trong xe dẫn đến bỏng nặng.
  • Kiến nghị xử lý nhiều vi phạm tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên
    Thanh tra tỉnh Đắk Nông vừa công bố kết luận thanh tra công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (gọi tắt là Công ty Nam Tây Nguyên, trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông). Đây là doanh nghiệp có quy mô lớn trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay.
  • Hà Trung (Thanh Hóa): Nhiều sai phạm tại mỏ đá HTX Đông Đình
    Hoạt động khai thác, chế biến đá của Hợp tác xã Công nghiệp Đông Đình tại xã Hà Tân, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã bộc lộ nhiều bất cập về quy trình khai thác, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sai phạm nghiêm trọng về khai thác khoáng sản vượt mốc giới lên tới hàng nghìn mét vuông.
  • Thọ Xuân (Thanh Hóa): Bờ sông Chu tan hoang do khai thác cát trái phép
    Hoạt động khai thác cát trái phép như một “đại công trường” bên bờ sông Chu tại xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đang diễn ra một cách công khai, rầm rộ, thậm chí tình trạng này còn có dấu hiệu được tổ chức quy mô, xảy ra trong một thời gian dài.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO