TP. Điện Biên Phủ: Tràn lan tình trạng chuyển nhượng, san gạt đất nông nghiệp

Hà Thuận | 25/08/2020, 14:25

(TN&MT) - 2 năm trở lại đây, trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ một số hộ dân tự ý san tạo mặt bằng, làm thay đổi hiện trạng đất hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép. Ngoài ra, UBND TP. Điện Biên Phủ cũng cấp rất nhiều giấy phép cho các hộ san ủi mặt bằng... khiến những ngọn đồi, ngọn núi tại các xã, phường của địa phương này như đang diễn ra đại công trường của đại dự án nào đó, điều này dư luận bức xúc, quan tâm.

Tình trạng san gạt đất nông nghiệp trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ nhức nhối trong 2 năm trở lại đây.

"Nhộm nhoạm" chuyển nhượng, san ủi đất nông nghiệp

Hiện nay, một số hộ dân lợi dụng việc tỉnh Điện Biên mở các tuyến đường Tà Lèng - Bệnh Viện; Dự án Hạ tầng khung... đã tự ý sản ủi mặt bằng và ngay cả phía chính quyền thành phố Điện Biên Phủ cũng đang thực hiện việc "té nước theo mưa" cấp phép cho nhiều hộ dân san ủi mặt bằng, khiến các ngọn đồi, ngọn núi ở phường Noong Bua, Him Lam, Tà Lèng, Thanh Minh… đất đá, đào bới ngổn ngang giống như thành phố này đang có đại dự án nào đó... Điều này khiến dư luận bức xúc, quan tâm.

Theo ghi nhận của PV, tại khu vực bản Huổi Phạ, phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ vài năm gần đây thường xuyên xảy ra tình trạng người dân tự ý mua bán đất nương luân canh giáp đường quốc lộ và tiến hành san gạt đất đồi thành các khu đất bằng phẳng khiến dư luận không khỏi hoài nghi tính minh bạch trong các vụ việc san đồi, bạt núi tại các xã Thanh Minh, Tà Lèng nằm "sát nách" nơi làm việc của chủ tịch thành phố… Đặc biệt vào các ngày mưa lũ, đất đồi nhão nhoét một số dòng chảy của khe suối đỏ lòm và bị lấp đầy bùn đất.

Ngọn đồi bị san gạt với diện tích hơn 3.000m2.

Bà Lường Thị Tỉnh, người dân bản Huổi Phạ, phường Him Lam, cho biết: Đất trước đây của dân bản trồng ngô, trồng sắn nhưng giờ họ bán hết rồi. Chỉ còn mỗi đất của anh em nhà mình là chưa bán (diện tích khoảng 4.000m2). Khi được hỏi tại sao chưa bán đất, chị Tỉnh cười: Do chưa được giá.!

Chỉ tay về phía mặt bằng giữa lưng chừng núi, vừa mới được người dân trong bản Huổi Phạ san ủi với diện tích trên 3.000m2, chị Tỉnh kể: Khu đất này người mua tên Tân (có vợ tên Thủy) cũng ở phường này mua để làm trang trại lợn. Họ mua nhiều lắm! Nhà tôi và anh trai tôi cũng có một lô ở phía dưới đất nhà chú này, nhưng không có đường vào, nên tôi và anh trai tôi phải bỏ ra 5m đất nương để chú này cho máy vào san gạt làm đường đi. Chú ấy hứa sẽ làm đường bê tông và làm sổ đỏ cho cả 2 anh em tôi.

Nhưng ngọn đồi bị san gạt, tạo mặt bằng và phân lô bán nền.

Không chỉ vậy, ở phía bên đối diện, những ngọn đồi cũng đã được san ủi xuống để tạo mặt bằng và phân lô. Những cái lán bằng tôn được dựng lên như để đánh dấu mảnh đất ấy “đã có chủ quyền”. Nhiều điểm đất đồi, đất canh tác cũng bị nhiều người dân tự ý san gạt, đổ đất, đổ thải để tạo mặt bằng cho thuê, sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Ghi nhận của PV cách đó không xa, ngay sát mặt đường đi vào xã Tà Lèng cũ (nay thuộc xã Thanh Minh, TP. Điện Biên Phủ), khu đất khoảng 400m2 vốn là đất trồng lúa của người dân mới đây đã được đổ đất, cát san gạt tạo mặt bằng và xây dựng nhà xưởng sản xuất gạch bloch Duy Tám.

Xưởng sản xuất gạch bloch xây dựng trên đất trồng lúa.

Được biết, việc chuyển nhượng đất nương giữa các hộ dân diễn ra hết sức bình thường bằng phương pháp thỏa thuận cá nhân, do chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong khi đó, ông Phạm Minh Tân, cán bộ địa chính phường Him Lam nhận định: Họ đang làm thủ tục chuyển nhượng giữa các cá nhân.

"Dân ai cũng biết... tại sao lãnh đạo thành phố không biết?"

Đem thực trạng trên trao đổi với ông Lò Văn Diên, Chủ tịch UBND Phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ, được biết: Các hành vi vi phạm về đất đai trên đã được lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, đối với việc đổ đất, cát san gạt tạo lập mặt bằng và xây dựng nhà xưởng sản xuất gạch bloch Duy Tám, ngày 10/7/2020, UBND TP. Điện Biên đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Vũ Thế Duy, trú tại tổ 8, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ số tiền 25 triệu đồng về hành vi chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép với diện tích 277,49m2.

Mặc dù đã bị xử phạt và yêu cầu hoàn trả lại hiện trạng đất nhưng đến nay, hoạt động sản xuất gạch của đơn vị này vẫn diễn ra bình thường.

Cùng với đó, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc yêu cầu khôi phục lại hiện trạng đất trước khi bị san ủi, chuyển đổi mục đích. Tuy nhiên, tại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND TP. Điện Biên Phủ lại không gia hạn mốc thời gian khắc phục hậu quả. Mặc dù đã bị xử phạt nhưng đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh gạch của đơn vị này vẫn diễn ra bình thường…

Còn đối với việc san ủi hàng ngàn mét vuông đất đồi để làm trang trại lợn của hộ ông Tân (theo người dân phản ánh) thì ngày 13/3/2019, UBND phường Him Lam đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1,5 triệu đồng đối với ông Lường Văn Đại (chủ đất cũ ông Tân nhận chuyển nhượng), trú tại bản Huổi Phạ, phường Him Lam vì đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng phộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp với diện tích là 3.200m2. Kèm theo đó là biện pháp khắc phục hậu quả buộc dừng ngay việc san ủi cải tạo mặt bằng không có giấy phép, khắc phục và trả lại hiện trạng do san ủi.

Theo phản ánh của người dân, ngày 18/8, PV Báo Tài nguyên và Môi trường có mặt tại tổ 1, phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ nơi máy xúc của các hộ dân đang bổ gầu, khoan đục ngọn núi đá đã được UBND TP. Điện Biên Phủ cấp "sổ đỏ" ghi mục đích sử dụng "đất trồng cây hàng năm khác"; nay được cấp phép cho 3 hộ dân gồm: ông Nguyễn Trọng Hồng, Phạm Văn Xuân, Nguyễn Văn Chuyển, trú tại tổ 1, phường Him Lam, cải tạo mặt bằng tổng diện tích hơn 1.200m2.

Hơn 1.200m2 ngọn núi đá với mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm khác tại địa bàn phường Him Lam đang được xúc ủi để cải tạo mặt bằng.

Ông B.V.T, đảng viên, trú tại phường Noong Bua, nhận định: Cứ cho là việc buông lỏng quản lí thì việc người dân san, ủi mặt bằng cũng chỉ vài hộ, đằng này diễn ra như thể là "đại công trường" lẽ nào lãnh đạo TP. Điện Biên Phủ không biết? Hết quả đồi này đến quả đồi khác xúc ủi... rồi cả ngọn núi đá đầu ở đầu đường thành phố (lối rẽ vào Khu du lịch sinh thái sinh thái Him Lam) cũng ghi là đất trồng cây hàng năm khác. Núi đá thì trồng được cây gì mà lãnh đạo thành phố cấp sổ cho dân lại ghi là "đất trồng cây hàng năm khác"?  - Ông T bức xúc.

Phụ lục số 01, Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, có quy định như sau:

Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm không phải là trồng lúa, như các loại cây rau, màu; kể cả cây dược liệu, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm và đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc.

Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.

Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Bài liên quan
  • Điện Biên: Khu định cư Si Văn chưa bàn giao đã hư hỏng nặng
    (TN&MT) - Như Phóng viên Báo Tài nguyên Môi trường đã phản ánh, đã gần 3 năm qua, người dân Si Văn, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (Điện Biên) phải sống khổ sở trong những lều lán tạm bợ để chờ đất dựng nhà. Tuy nhiên, chưa kịp bàn giao, mặt bằng Si Văn đã xảy ra tình trạng sụt lún, sạt lở nghiêm trọng bờ taluy dương, đường giao thông…gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước, nguy hiểm cho các hộ dân đã nhận mặt bằng dựng nhà tại đây.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đình làng An Cựu “kêu cứu”
    Là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, thế nhưng, hiện nay đình làng An Cựu (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Xã Thọ Điền (Hà Tĩnh): Dân "khát" bên nhà máy nước sạch
    Nhà máy nước sạch tập trung tại xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) được đầu tư rất bài bản, tiêu tốn hàng tỷ đồng nhưng không thể sử dụng, trong khi người dân rất cần nước sạch để sinh hoạt.
  • Thanh Hóa: Yêu cầu xử lý trách nhiệm vì để rừng bị phá ở huyện Thường Xuân
    Để xảy ra tình trạng 3.367m2 diện tích rừng bị phá, khối lượng lâm sản thiệt hại 14,418 m3 gỗ; lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thường Xuân và các cá nhân có liên quan bị yêu cầu xử lý trách nhiệm.
  • Thanh Hóa: Cần sớm có giải pháp cứu Đình cổ Đông Môn
    Đình làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) nằm sát Thành nhà Hồ, vốn là niềm tự hào của làng, là nơi sinh hoạt văn hoá của bà con. Nhưng hiện tại người dân đang thấp thỏm lo sợ ngôi đình 400 năm tuổi nay có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Quảng Nam: Chậm nạo vét kênh “làm khó” vụ mùa của nông dân
    (TN&MT) - Dự án nạo vét kênh dẫn vào trạm bơm Cù Bàn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) “dậm chân tại chỗ” thời gian dài khiến cho gần 100ha lúa và hoa màu của nhiều hộ dân bị thiếu nước tưới. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đưa ra phương án khẩn cấp bố trí kinh phí ngân sách nạo vét, tập kết vật liệu nạo vét tại vị trí phù hợp, sau đó tổ chức đấu giá.
  • Văn Yên - Yên Bái: Người dân bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi ở sông Ngòi Thia
    (TN&MT) - Nhiều năm nay, người dân 2 xã Yên Phú và An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vô cùng bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi trái phép và tập kết vật liệu ở sông Ngòi Thia. Mặc dù từng bị đình chỉ, nhắc nhở từ các cấp chính quyền nhưng xong đâu lại vào đấy. Có hay không tình trạng “trên bảo, dưới không nghe” và thách thức pháp luật.
  • Điểm bất thường của 2 Nhà máy gạch tuynel  Điện Biên
    (TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 2 nhà máy gạch tuynel đang hoạt động. Tuy nhiên, theo khẳng định của Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thì đến nay cả chưa có mỏ đất nào được cấp phép, kể cả công trình trọng điểm mở rộng sây bay Điện Biên. Dư luận không khỏi hoài nghi và đặt câu hỏi: Vậy đất ở đâu để 2 nhà máy gạch tuynel này cho ra thành phẩm hàng triệu viên gạch mỗi năm?
  • Xã Tứ Hiệp – Thanh Trì: Cần xem xét những uẩn khúc liên quan Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Được bốc thăm đất tái định cư nhưng không được nhận đất; một hộ gia đình nhưng lại được ưu ái mua 2 suất tái định cư; phương án bồi thường không khớp với các văn bản đo đạc hiện trạng trước đó … là những thông tin mà người dân phản ánh liên quan tới Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (thuộc địa phận xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội).
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
  • Thông tin tiếp “Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường”: Do hệ thống vận hành gặp sự cố?
    Sáng ngày 10/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Vinh) liên quan đến hiện tượng nước thải được xả ra môi trường chiều ngày 09/02/2023 có màu đục.
  • Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường?
    Theo người dân phản ánh, Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, đặt tại xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) đã tiến hành xử nước thải có màu đục ra ngoài mương đi ra môi trường. Sự việc nói trên phóng viên đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh vào khoảng hơn 15h25, ngày 09/02/2023.
  • Thanh Hóa: Cần kiểm tra lại chất lượng công trình hồ Khe Than
    Mặc dù công trình nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, thời gian bảo hành (12 tháng) cũng đã hết. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng thì chất lượng công trình không được đảm bảo, thân đập bị dò rỉ thẩm thấu nước ra ngoài, buộc nhà thầu thi công phải lắp đặt đường ống phụ để chảy ra ngoài mương dẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mà cụ thể là đập tràn.
  • Quảng Bình: Băn khoăn về tính thuyết phục từ một bản án tranh chấp đất đai
    (TN&MT) -Mặc dù phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm trong vụ việc tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là ông Lê Chiêu Khánh với bị đơn là ông Lưu Trọng Nghĩa, tuy nhiên bản án phúc thẩm do Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyên lại chỉ trả lại 229,7m2 so với 293m2 của bản án sơ thẩm khiến vụ việc vẫn chưa có hồi kết.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO