TP. Điện Biên Phủ: Nhiều công trình nhà dân vi phạm hành lang an toàn cầu

Trần Hương | 27/08/2020, 18:27

(TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn phường Him Lam và xã Thanh Minh, TP. Điện Biên Phủ rất nhiều công trình nhà dân xây lấn chiếm lòng sông, suối và xây vượt lan can cầu từ 4 - 5m. Đây được coi là hành vi, vi phạm thành cầu của các hộ dân.

Các hộ dân xây dựng vượt lan can cầu 4 -5m để buôn bán, kinh doanh.

Đầu đường TP. Điện Biên Phủ, tại Quốc lộ 279, thuộc địa phận phường Him Lam tiếp giáp xã Thanh Minh (đoạn đầu đường thành phố, cách cổng chào khoảng 200m), hộ bà Trương Thị Lan hiện đang cho Xưởng sản xuất nội thất New house, xây dựng nhà xưởng lấn chiếm thành cầu khoảng 3-4m. 

Cách đó 50m, tại cây cầu rẽ vào Trụ sở UBND xã Thanh Minh, TP. Điện Biên Phủ hai bên tả hữu đầu cầu (đoạn từ Quốc lộ 279 rẽ vào Trụ sở UBND xã Thanh Minh) có 2 hộ bán cửa hàng tạp hóa, cám con còn của ông (bà) Dung Điều và Huệ Hòa cùng trú tại tổ dân phố 2, xã Thanh Minh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đều có chung hành vi xây dựng cửa hàng và công trình phụ phạm vào lan can cầu; mỗi hộ lấn chiếm ước tính từ 4-5m. Biến lan can cầu thành hàng rào của hộ cá nhân, phía sau thành cầu là nhà tôn, công trình của hộ dân được xây dựng để buôn bán và sử dụng. Đây được coi là hành vi, vi phạm của các hộ dân tự ý lấn chiếm hành lang cầu gây phản cảm, mất mĩ quan và ảnh hưởng đến chân cầu, thành cầu, an toàn của cầu, thuộc công trình Nhà nước.

 

Nhiều công trình lấn chiếm hành lang an toàn cầu chưa được xử lý.

Ông Lường Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Thanh Minh, cho biết: Do mới nhận nhiệm vụ về địa bàn cách đây chưa lân, nên mọi việc chưa nắm rõ. Tới đây sẽ cho người kiểm tra lại.

Giáp ranh xã Thanh Minh là phường Him Lam cũng có điểm bán ô tô tải (dưới chân cổng chào TP. Điện Biên Phủ) xây dựng lấn chiếm lòng suối và một số nhà vệ sinh tạm do người dân tự ý căng bạt ngay đoạn đường rẽ vào tổ dân phố 6 và Khu du lịch sinh thái Him Lam. 

Quán cơm của hộ dân xây trái phép tại phường Him Lam.

Bên cạnh đó, quán cơm của hộ dân xây trái phép bên dưới bức tranh cổ động, nép sát vào vách đá, phía trong ngôi nhà gác sép treo lửng lơ có phiến đá rất to rỉ nước lồi ra giữa... Kế đó là một số quán nước, nhà vệ sinh dựng bằng vải bạt, vỏ bao xi măng chắp vá lụp xụp dưới gốc cây bẩn thỉu và nhếch nhác. 

 

Nhà vệ sinh tạm được dựng lên ngay sát vệ đường đi vào Khu du lịch sinh thái Him Lam.

TP. Điện Biên Phủ được mệnh danh là thành phố lịch sử. Nhưng nhìn những hình ảnh đào bới, lấn chiếm đất đai, các công trình lán trại... nằm ngay dưới chân cổng chào sẽ khiến người dân thấy ngại và xấu hổ với khách du lịch, với bạn bè mỗi khi có dịp lên Điện Biên. Rất mong các cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên sớm khắc phục tình trạng kể trên. 

Bài liên quan
  • TP. Điện Biên Phủ: Tràn lan tình trạng chuyển nhượng, san gạt đất nông nghiệp
    (TN&MT) - 2 năm trở lại đây, trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ một số hộ dân tự ý san tạo mặt bằng, làm thay đổi hiện trạng đất hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép. Ngoài ra, UBND TP. Điện Biên Phủ cũng cấp rất nhiều giấy phép cho các hộ san ủi mặt bằng... khiến những ngọn đồi, ngọn núi tại các xã, phường của địa phương này như đang diễn ra đại công trường của đại dự án nào đó, điều này dư luận bức xúc, quan tâm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Xã Tứ Hiệp – Thanh Trì: Cần xem xét những uẩn khúc liên quan Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Được bốc thăm đất tái định cư nhưng không được nhận đất; một hộ gia đình nhưng lại được ưu ái mua 2 suất tái định cư; phương án bồi thường không khớp với các văn bản đo đạc hiện trạng trước đó … là những thông tin mà người dân phản ánh liên quan tới Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (thuộc địa phận xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội).
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
  • Thông tin tiếp “Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường”: Do hệ thống vận hành gặp sự cố?
    Sáng ngày 10/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Vinh) liên quan đến hiện tượng nước thải được xả ra môi trường chiều ngày 09/02/2023 có màu đục.
  • Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường?
    Theo người dân phản ánh, Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, đặt tại xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) đã tiến hành xử nước thải có màu đục ra ngoài mương đi ra môi trường. Sự việc nói trên phóng viên đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh vào khoảng hơn 15h25, ngày 09/02/2023.
  • Thanh Hóa: Cần kiểm tra lại chất lượng công trình hồ Khe Than
    Mặc dù công trình nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, thời gian bảo hành (12 tháng) cũng đã hết. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng thì chất lượng công trình không được đảm bảo, thân đập bị dò rỉ thẩm thấu nước ra ngoài, buộc nhà thầu thi công phải lắp đặt đường ống phụ để chảy ra ngoài mương dẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mà cụ thể là đập tràn.
  • Quảng Bình: Băn khoăn về tính thuyết phục từ một bản án tranh chấp đất đai
    (TN&MT) -Mặc dù phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm trong vụ việc tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là ông Lê Chiêu Khánh với bị đơn là ông Lưu Trọng Nghĩa, tuy nhiên bản án phúc thẩm do Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyên lại chỉ trả lại 229,7m2 so với 293m2 của bản án sơ thẩm khiến vụ việc vẫn chưa có hồi kết.
  • Bá Thước - Thanh Hoá: Cần kiểm tra việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
    Báo Tài nguyên và Môi trường điện tử ngày 23/12/2033 có đăng bài: “Bá Thước (Thanh Hóa): Chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất trồng lúa sang đất ở có đúng luật?” phản ánh việc UBND huyện Bá Thước chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp sang cấp đất ở cho 2 hộ gia đình đã có nhà ở, trong khi nhiều nhà cùng hoàn cảnh, ở trên đất đó đã lâu nhưng lại không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để rộng đường công luận, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.
  • Nghệ An: Xe chở cát “khủng” đại náo các cung đường ở huyện Nam Đàn
    Thời gian qua, hàng loạt xe tải chở cát từ một số bến cát tại huyện Nam Đàn sau đó ngược xuôi các tuyến đường Quốc lộ 46A, Quốc lộ 46C, đường Tỉnh lộ 539B…rồi tỏa đi khắp các hướng. Điều đáng nói, đây là những xe tải trọng “khủng” nhưng khi chúng tôi có mặt tại các tuyến đường nêu trên lại không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.  
  • Quảng Xương (Thanh Hóa): Lợi dụng hạ thấp độ cao để khai thác đất trái phép?
    Tình trạng lợi dụng hạ thấp độ cao, cải tạo đồng ruộng, một số đối tượng đưa máy móc, xe cộ vào khai thác đất trái phép trở đi bán làm hư hỏng đường giao thông, gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc đang xảy ra tại thôn Lộc Xá, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa).
  • Bá Thước (Thanh Hóa): Chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất trồng lúa sang đất ở có đúng luật?
    Thời gian gần đây cử tri khu 1, Lâm Xa, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã nhiều lần phản ánh lên HĐND Thị trấn và HĐND huyện Bá Thước việc năm 2018, UBND huyện chuyển đổi 2 thửa đất với tổng diện tích 532 m2 nông nghiệp sang đất ở cho 2 hộ gia đình, trong khi cũng khu đất đó nhiều người dân có nhu cầu chuyển đổi sang đất ở lại không được. Chính vì thế đã gây bức xúc cho người dân nơi đây.
  • Bình Định: Nhếch nhác tại công trình thi công 8 năm chưa hoàn thành
    Công trình Khách sạn - Trung tâm tiệc cưới của Công ty Cổ phần Kim Triều thi công 8 năm vẫn chưa hoàn thành. Công ty đã từng bị xử phạt về hành vi xây dựng công trình sai nội dung giấy phép và vi phạm lĩnh vực môi trường. Hiện công trình này đang là bãi tập kết rác thải luôn bốc mùi hôi thối gây mất mỹ quan đô thị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO