TP. Cần Thơ: Tầm nhìn đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL

Lê Hùng | 01/01/2023, 10:49

(TN&MT) - TP. Cần Thơ đang phấn đấu đến năm 2030 trở thành đô thị thông minh, hiện đại trên các lĩnh vực tài nguyên môi trường, giao thông, du lịch, y tế, giáo dục, nông nghiệp,… là hạt nhân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) trong chuỗi liên kết đô thị thông minh cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.

Những kết quả bước đầu

Với vị thế là trung tâm vùng ĐBSCL, nhiệm vụ đặt ra đối với TP. Cần Thơ là phải đi nhanh, đi trước trong việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh nhằm tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi số của vùng ĐBSCL. Ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ thông tin: “Đến nay, TP. Cần Thơ đã cơ bản xây dựng đầy đủ khung pháp lý về chuyển đổi số, đảm bảo trên 3 trụ cột về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Thành phố đang hoàn thiện khung pháp lý về phát triển đô thị thông minh; phê duyệt Đề án xây dựng TP. Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

16-17-3-.jpg

TP. Cần Thơ đã đưa vào vận hành Trung tâm điều hành đô thị thông minh.

Theo lộ trình thực hiện Ðề án xây dựng TP. Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ 2021 - 2022) xây dựng Trung tâm Ðiều hành đô thị thông minh (IOC), trong đó, triển khai một số lĩnh vực ưu tiên như giao thông, giám sát môi trường, an ninh trật tự, du lịch, y tế, giáo dục, nông nghiệp. Giai đoạn 2 (từ 2023 - 2025) mở rộng triển khai đô thị thông minh trên các lĩnh vực ưu tiên, thu hút xã hội hóa đầu tư phát triển đô thị thông minh. Giai đoạn 3 với tầm nhìn đến năm 2030, TP. Cần Thơ trở thành thành phố thông minh trên các lĩnh vực ưu tiên, tham gia vào chuỗi liên kết thành phố thông minh, là hạt nhân đầu tàu của vùng ÐBSCL trong chuỗi liên kết đô thị thông minh cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.

Sau một thời gian triển khai Đề án xây dựng TP. Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh, đến nay, thành phố đã đạt một số kết quả nổi bật. Cụ thể, TP. Cần Thơ đã đưa vào vận hành Trung tâm điều hành đô thị thông minh; xây dựng hoàn thiện hạ tầng dữ liệu cho đô thị thông minh dùng chung. Về chính quyền số trong đô thị thông minh, TP. Cần Thơ đã cơ bản hoàn thiện các hệ thống dùng chung như hệ thống quản lý văn bản, điều hành đã triển khai đến 100% các cơ quan, đơn vị kể cả phiên bản di động tích hợp ký số; triển khai dịch vụ công trực tuyến TP. Cần Thơ và nâng cấp đồng bộ cho tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước từ thành phố đến cấp huyện, xã; hệ thống hội nghị truyền hình được triển khai đến 100% quận, huyện, xã, phường, thị trấn, góp phần phục vụ nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn.

Cùng với đó, TP. Cần Thơ cũng đang tập trung quy hoạch đô thị thông minh thông qua việc triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, quan trắc môi trường, chất thải rắn, quản lý rủi ro ngập, tình trạng hoạt động giao thông theo thời gian thực, giám sát an ninh trật tự; đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh tế số nông nghiệp, ứng dụng mô hình IoT phục vụ phòng, chống thiên tai; trang bị hệ thống phần mềm ứng dụng du lịch thông minh;…

Tiếp tục phát triển TP. Cần Thơ thành đô thị thông minh, hiện đại

UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Công văn số 4013/UBND-XDÐT về việc tiếp tục tập trung xây dựng TP. Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh. Theo đó, UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các sở, ban ngành và quận, huyện tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/4/2017 của Thành ủy Cần Thơ về xây dựng TP. Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh; đồng thời, thúc đẩy triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Ðề án xây dựng TP. Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh.

16-17-2-.jpg

TP. Cần Thơ đang phấn đấu đến năm 2030 trở thành đô thị thông minh, hiện đại.

Nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung của Đề án xây dựng TP. Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, hiện nay, Sở TN&MT cũng như các sở, ban ngành, quận, huyện trên địa bàn thành phố đang tập trung triển khai công tác chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số nhằm giúp cho việc chỉ đạo điều hành, giải quyết các thủ tục hành chính của cơ quan có thẩm quyền ngày càng nhanh chóng, công khai, minh bạch; đồng thời phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu thiết yếu của người dân, doanh nghiệp.

Chia sẻ với phóng viên, ông Đỗ Thanh Thảo - Giám đốc Sở TN&MT TP. Cần Thơ cho biết, Sở TN&MT đang đẩy nhanh tiến độ số hóa kết quả giải quyết các thủ tục hành chính còn hiệu lực, bảo đảm đúng mục tiêu đã đặt ra; đồng thời, tăng cường tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến, thanh toán nghĩa vụ tài chính trực tuyến; triển khai liên thông thuế điện tử tại các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận, huyện; thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu về đất đai.

Cùng với đó, Sở TN&MT TP. Cần Thơ còn tập trung triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 4 về thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ; triển khai hệ thống tự động giám sát khai thác và vận chuyển tài nguyên cát; thực hiện dự án số hóa quy trình thu gom rác, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và xây dựng hệ thống quản lý giám sát thu gom rác thải theo thời gian thực.

“Sở TN&MT đang phấn đấu đến năm 2030, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được xác thực một lần, cung cấp trên nhiều nền tảng thiết bị máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh; 100% hồ sơ công việc của Sở được xử lý trên môi trường mạng, trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước; 100% thiết bị trong điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc trên công nghệ số, thu nhận trực tiếp dữ liệu số; 70% hoạt động thanh tra, kiểm tra của Sở TN&MT TP. Cần Thơ được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý Nhà nước;...” - ông Đỗ Thanh Thảo cho biết thêm.

Chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Các chỉ tiêu kinh tế

1- Tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 9,5 - 10%;

2- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - giá hiện hành) bình quân đầu người đến năm 2023 đạt 95 - 98 triệu đồng.

3- Cơ cấu kinh tế: đến năm 2023, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 8,84 - 8,93%, công nghiệp - xây dựng chiếm 31,12 - 31,18%, dịch vụ chiếm 53,11 - 53,12% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,84 - 6,86% trong cơ cấu GRDP.

4- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dự kiến đạt 43 nghìn tỷ đồng.

5- Phấn đấu tổng thu ngân sách Nhà nước đạt và vượt chỉ tiêu dự toán Trung ương giao.

6- Năng suất lao động theo giá hiện hành đạt 212 - 219 triệu đồng; tốc độ tăng năng suất lao động theo giá hiện hành 11,5 - 15,2%.

7- Tốc độ đổi mới công nghệ máy móc thiết bị đạt 12 - 13%; tổng sản phẩm công nghệ cao chiếm 32 - 33% tổng giá trị sản phẩm.

8- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 74%.

Các chỉ tiêu xã hội

9- Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi: trẻ vào học mẫu giáo 99,1%, bậc tiểu học 100%, bậc THCS 95%, phấn đấu ít nhất 84% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT và giáo dục nghề nghiệp.

10- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 82%.

11- Giảm 0,2% tỷ lệ hộ nghèo, cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo còn 0,36%.

12- Số bác sĩ/vạn dân (1/10.000) đạt 18,02.

13- Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 92,45%; tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc: 100%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 100%; tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện: 3,8%.

14- Công nhận 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Các chỉ tiêu môi trường

15- Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch 96,22%, trong đó: đô thị đạt 99,2%, nông thôn đạt 91%.

16- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn ở đô thị 98,5%.

Chỉ tiêu về quốc phòng - an ninh

17- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” và “Ba không: không tội phạm, không ma túy, không mại dâm” đạt từ 75% trở lên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Petrovietnam: Chủ động nghiên cứu công nghệ thu hồi, sử dụng, lưu trữ các-bon
    Thu hồi và lưu trữ các-bon vào các mỏ dầu khí đã hết tuổi đời khai thác là một hướng đi quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Hiện nay, các mỏ dầu khí đã hết hạn khai thác có tiềm năng lớn có thể lưu giữ khí thải CO2, cũng như tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Để tận dụng các mỏ dầu khí cạn kiệt cho mục tiêu lưu trữ CO2, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên đã và đang chủ động nghiên cứu công nghệ thu hồi, sử dụng, lưu trữ các-bon (CCS/CCUS).
  • PVOIL khai trương thêm nhiều cửa hàng xăng dầu
    Các đơn vị thành viên Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) vừa qua đã khai trương, đưa vào hoạt động thêm nhiều cửa hàng xăng dầu (CHXD) mới tại các địa phương, đưa tổng số CHXD của PVOIL trong hệ thống tăng lên hơn 730 CHXD.
  • Bình Định công khai loạt dự án khu đô thị chưa đủ điều kiện giao dịch
    Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa công khai danh sách các dự án khu dân cư, khu đô thị chưa đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh tính đến tháng 9/2023.
  • TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang
    (TN&MT) - Hưởng ứng lời kêu gọi vì người nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau, TNG Holdings Vietnam vừa đóng góp hỗ trợ 5 tỷ đồng cho Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang để xây dựng 100 căn nhà Đại đoàn kết.
  • Honda Việt Nam: Trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh năm học 2023 - 2024
    Đây là hoạt động ý nghĩa và thiết thực của chương trình “Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một” do Công ty Honda Việt Nam, Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 đến 2020.
  • EVNNPT tăng cường hợp tác với Ngân hàng Thế giới
    Vừa qua, tại Hà Nội, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã có buổi làm việc với bà Zayra Romo - Trưởng nhóm cơ sở hạ tầng Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương - Ngân hàng Thế giới (WB) về khả năng hợp tác trong các lĩnh vực.
  • Dự án Khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Vĩnh Hy: Hướng tới sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên
    Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, có quy mô 64,65 ha. Dự án được thiết lập với mục tiêu xây dựng khu du lịch sinh thái kết hợp khu nghỉ dưỡng khai thác hợp lý lợi thế về cảnh quan, thân thiện và tôn trọng hiện trạng môi trường, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh Ninh Thuận và Vườn Quốc gia Núi Chúa. Đồng thời cung cấp những dịch vụ du lịch chất lượng cao, có bản sắc riêng, hướng tới sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững.
  • NCSP hoàn thành bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khí Nam Côn Sơn 1
    Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) đã hoàn thành thắng lợi công tác bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khí Nam Côn Sơn 1 và Nhà máy xử lý khí NCSP năm 2023. Đây là công tác được thực hiện định kỳ 2 năm/lần nhằm đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối của hệ thống đường ống khí Nam Côn Sơn.
  • Bát Xát – Lào Cai: Nhân rộng các mô hình làm kinh tế giỏi
    (TN&MT) - Những năm qua, để công tác giảm nghèo đi vào thực tế và bền vững huyện Bát Xát( Lào Cai) đã cùng với người dân tích cực triển khai các dự án phát triển kinh tế. Từ đó nhân rộng mô hình giảm nghèo theo hướng góp vốn đối ứng, phát huy được hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng chính sách.
  • Kinh tế Quảng Nam 9 tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn
    Kinh tế Quảng Nam trải qua 9 tháng đầu năm 2023 trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi. Hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh (SXKD) gặp không ít khó khăn, chủ yếu là do kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi hoàn toàn hậu Covid-19, nhu cầu thị trường giảm sút; mặc dù ngành du lịch, dịch vụ có khởi sắc vẫn chưa phục hồi hoàn toàn…
  • Vietsovpetro: Nâng cao sức mạnh truyền thông nội bộ và văn hóa doanh nghiệp
    Với mục tiêu nâng cao kiến thức nền tảng về truyền thông trong doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng văn hóa doanh nghiệp và kết nối đội ngũ truyền thông nội bộ, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã tổ chức Hội thảo “Sức mạnh của Truyền thông nội bộ và Văn hóa doanh nghiệp”.
  • Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng 33 năm thành lập PV GAS
    Nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (20/09/1990 - 20/09/2023), các đơn vị trực thuộc Tổng công ty đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo cán bộ công nhân viên, người lao động (CBCNV-NLĐ).
  • Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn trầm lắng
    (TN&MT) - Thời gian qua, phân khúc bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng gồm biệt thự, nhà phố/shophouse, condotel gần như gặp khó khăn nhất trên thị trường BĐS. Ngoài việc khó khăn về pháp lý thì thanh khoản thấp, hàng tồn kho cao, khiến nhiều chủ đầu tư đuối sức.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO