Tổng kích thước rừng nhiệt đới của Ấn Độ có nguy cơ bị xóa sổ

26/08/2015 00:00

(TN&MT) - Với xu hướng như hiện nay, Trung tâm Phát triển Toàn cầu có trụ sở tại Washington, Mỹ dự đoán 289 triệu ha rừng nhiệt đới sẽ bị chặt hạ vào năm 2050.

Một nghiên cứu mới đây cảnh báo, rừng nhiệt đới bao phủ một diện tích gần bằng kích thước của Ấn Độ được cho rằng sẽ bị phá hủy trong 35 năm tới, một minh chứng cho tốc độ nhanh của nạn phá rừng so với suy nghĩ trước đây.

Nghiên cứu cho biết: Trung tâm Phát triển Toàn cầu có trụ sở tại Washington, Mỹ sử dụng hình ảnh vệ tinh và dữ liệu từ 100 quốc gia đã dự đoán 289 triệu ha rừng nhiệt đới sẽ bị chặt bỏ vào năm 2050, với những tác động nguy hiểm cho việc thúc đẩy biến đổi khí hậu.

Theo tác giả chính của nghiên cứu, nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục diễn ra thì nạn phá rừng nhiệt đới sẽ làm tăng thêm 169 tỷ tấn CO2 trong khí quyển vào năm 2050, tương đương với sự hoạt động của 44.000 nhà máy điện đốt than trong một năm.

Nhà kinh tế môi trường Jonah Busch nói: "Giảm nạn phá rừng nhiệt đới là một biện pháp ít tốn kém để chống lại biến đổi khí hậu". Ông đề nghị đánh thuế khí thải các-bon để thúc giục các nước đẩy mạnh việc bảo vệ rừng.

Đất rừng Amazon của Brazil tháng 6/2011. Ảnh: HO / Reuters
Đất rừng Amazon của Brazil tháng 6/2011. Ảnh: HO / Reuters

Các chuyên gia biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đã ước tính thế giới có thể đốt cháy không quá 1.000 tỷ tấn các-bon để giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới mức 2 độ C - mức tăng tối đa có thể để ngăn chặn biến đổi khí hậu thảm khốc.

Jonah Busch nói, nếu những xu hướng này tiếp tục thì lượng các-bon đốt cháy, kết quả của việc xóa sạch rừng nhiệt đới là bằng khoảng một phần sáu của toàn bộ lượng khí thải CO2 toàn cầu.

"Cho đến nay, nguyên nhân lớn nhất của nạn phá rừng nhiệt đới là do ngành nông nghiệp sản xuất hàng hóa giao dịch trên toàn cầu, bao gồm cả đậu nành và dầu cọ."

Nghiên cứu dự báo tốc độ phá rừng sẽ vượt qua năm 2020 và năm 2030 và tăng tốc vào khoảng năm 2040 nếu không có sự thay đổi nào.

Nghiên cứu cho biết, trước đây, có một số câu chuyện thành công ở các quốc gia về việc hạn chế nạn phá rừng nhiệt đới mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hoặc sản xuất thực phẩm. Brazil giảm 80% nạn phá rừng ở khu rừng nhiệt đới Amazon trong một thập kỷ qua việc sử dụng các vệ tinh giám sát và tăng cường thực thi pháp luật.

Mai Đan

Theo Guardian

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tổng kích thước rừng nhiệt đới của Ấn Độ có nguy cơ bị xóa sổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO