Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 7/5/2025 10:47 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 18/10/2021 , 16:20 (GMT+7)

Tổng Giáo phận Hà Nội: Hãy cậy trông vững vàng vào Thiên Chúa

Thứ Hai 18/10/2021 , 16:20 (GMT+7)

(TN&MT) - Đại dịch có thể vẫn còn đó, nhưng niềm tin và phó thác vào một Thiên Chúa giàu lòng thương xót luôn hiện hữu và là nguồn sức mạnh giúp con người thêm mạnh mẽ, biết hợp sức đồng lòng và cậy trông vững vàng vào Thiên Chúa hơn.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong ngày Toàn quốc cầu nguyện xin ơn chữa lành mùa đại dịch, vào lúc 10h00 Chúa nhật ngày 17/10/2021, tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội (40 Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Đức Tổng Giám mục, Giuse Vũ Văn Thiên đã cử hành Thánh lễ trọng thể xin Chúa chữa lành các bệnh nhân đã và đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Cùng hiệp dâng trong Thánh lễ trọng thể này có sự hiện diện của Đức cha Lôrenxô, cha Tổng Đại diện Antôn, quý cha Quản hạt, quý Cha đồng tế, quý nam nữ Tu sĩ và cộng đoàn Phụng vụ.

Quang cảnh buổi Thánh Lễ

Mở lời đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse đưa ra câu hỏi lớn “Thiên Chúa ở đâu khi dịch bệnh hoành hành gây ra biết bao hệ lụy?”. Thánh lễ hôm nay chính là câu trả lời mạnh mẽ cho thế giới “Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót”. Từ đó, ngài mời gọi mọi người tha thiết cầu nguyện cho đại dịch sớm chấm dứt, xin Chúa thương những người đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch và xin Chúa ban cho thế giới cũng như quê hương Việt Nam sớm trở lại bình an.

Quảng diễn trong bài giảng, Đức Tổng Giám mục Giuse nhắc nhớ đến biểu tượng cây “Thập giá” đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn lựa vào buổi cầu nguyện sốt sắng cho đại dịch mau chấm dứt vào ngày 27/3/2020 tại Quảng trường Roma. “Thập giá” như biểu hiện quyền năng của Thiên Chúa đã chiến thắng đau khổ và sự chết để đem ơn cứu độ cho muôn người. Do vậy, chính trong nước mắt, trong đau khổ là lúc quyền năng Chúa được thể hiện. Đại dịch Covid sẽ qua đi, tuy hệ lụy còn kéo dài nhưng cũng có những bài học mà chúng ta có thể rút ra từ đại dịch ấy.

Tổng Giám mục tiếp tục nhấn mạnh: Chúng ta dâng lời cầu nguyện hợp ý với mọi thành phần dân Chúa Giáo Hội Việt Nam trong Chúa Nhật hôm nay để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, chúng ta tin rằng những lời cầu nguyện tha thiết của chúng ta không rơi vào quên lãng nhưng sẽ chạm đến trái tim của Thiên Chúa. Ngày thứ Sáu tới này, Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ mời gọi mọi người ăn chay để nhờ những hy sinh ấy, chúng ta cầu nguyện cho quê hương; đồng thời khi ăn chay, chúng ta có những tiết kiệm giảm thiểu để giúp đỡ những người đang gặp nạn.

Đức Tổng Giám mục, Giuse Vũ Văn Thiên cử hành Thánh lễ

Trong phần giảng lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse cũng thông báo tới cộng đoàn một sự kiện đặc biệt. Đó là ngày 17/10/2021 này cũng là ngày khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới ở cấp Giáo phận. Đây là Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ 16 với đề tài “Tiến tới một Giáo Hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ”, quy tụ tất cả các Hội đồng Giám mục trên thế giới do Đức Thánh Cha triệu tập để bàn về những vấn đề quan trọng của Giáo hội. Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ 16 được Đức Thánh Cha Phanxicô chú ý đặc biệt vì sẽ tham khảo ý kiến của Giáo hội địa phương. Lộ trình của Thượng Hội đồng khởi đi từ ngày 17/10 và tiến tới chính thức vào tháng 10/2023. Hội đồng Giám mục tại Việt Nam đã họp và thống nhất, vì lý do đại dịch không gặp gỡ nhau được nên ở Việt Nam sẽ chính thức khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục vào Chúa Nhật I Mùa Vọng sắp tới.

Thánh lễ khép lại với phép lành của Đức Tổng Giám mục Giuse, mọi người ra về trong an bình và niềm hy vọng. Biết rằng, đại dịch có thể vẫn còn đó, nhưng niềm tin và phó thác vào một Thiên Chúa giàu lòng thương xót luôn hiện hữu và là nguồn sức mạnh giúp con người thêm mạnh mẽ, biết hợp sức đồng lòng và cậy trông vững vàng vào Thiên Chúa hơn.

Một số hình ảnh các tín hữu dự Thánh Lễ: 

Cùng hướng về đức tin

Cầu cho dịch bệnh tiêu trừ

 

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất