Tôn vinh lòng yêu nước, tinh thần quật khởi của hai vị nữ Anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng

Theo TTXVN | 27/01/2023, 18:04

Ngày 27/1 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ kỷ niệm 1983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau Công nguyên), 1980 năm Hai Bà Trưng mất (năm 43 - 2023 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2023 đã trang trọng diễn ra tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Chú thích ảnh
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc đã tham dự. Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã tham dự nghi thức đọc Chúc văn và dâng hương tại đền thờ Hai Bà Trưng.

Các đại biểu và nhân dân cùng nhau ôn lại công lao của Hai Bà Trưng, tưởng nhớ đến các vị tướng lĩnh tài ba, các nghĩa binh trung liệt. Hai Bà Trưng và cuộc Khởi nghĩa của Hai Bà (năm 40-43 sau Công nguyên) đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, in đậm trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam.

Ngược dòng lịch sử, năm 40 sau Công nguyên, trên mảnh đất Mê Linh, Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa kêu gọi hào kiệt bốn phương cùng nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi quân Đông Hán cai trị đất nước ta, giành độc lập cho dân tộc. Được sự hưởng ứng của Lạc Hầu, Lạc Tướng và nhân dân khắp 65 huyện thành, chỉ trong thời gian ngắn, với khí thế sục sôi, mạnh mẽ như nước vỡ bờ, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân cả nước đã đánh đuổi quân Tô Định ra khỏi bờ cõi, giành lại giang sơn, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã ghi một dấu son sáng chói đầu tiên trong lịch sử giữ nước của dân tộc.

Ngay sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng xưng Vương, lập Kinh đô, tiến hành củng cố, xây dựng lại đất nước. Hai Bà Trưng đã trở thành vị vua nữ đầu tiên của dân tộc, nữ vương đầu tiên trên thế giới. Sau khi Hai Bà mất, nhân dân huyện Mê Linh đã lập đền thờ Hai Bà để tỏ lòng tri ân và tôn kính đối với Hai Bà Trưng cùng lục bộ chư tướng, cầu mong Hai Bà phù hộ độ trì cho Quốc thái dân an.

Chú thích ảnh
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các đại biểu dâng dương tại Đền Hai Bà Trưng. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tại lễ kỷ niệm, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh: Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta, thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo. Từ trong ngọn lửa của cuộc khởi nghĩa ấy tỏa ra chân lý lịch sử: Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng đã quyết tâm đứng lên, đoàn kết một lòng làm chủ đất nước và số phận của mình thì không một sức mạnh cường bạo nào có thể tiêu diệt được.

Quân Đông Hán có thể đánh bại chính quyền Trưng Vương nhưng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường mà cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã khơi dậy thì không bao giờ  bị dập tắt. Hai Bà Trưng là hiện thân cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, mở đầu cho xu thế phát triển của lịch sử hào hùng đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, nó có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.

Theo Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không những để lại cho chúng ta một sự nghiệp vĩ đại, mà cũng để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá. Đó là sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc phải gắn liền với việc phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, đặc biệt là phát huy sức mạnh, trí tuệ, tinh thần quật khởi của phụ nữ. Chúng ta tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của Hai Bà Trưng, đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc.

Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn khẳng định, phát huy truyền thống quật khởi của hai vị nữ anh hùng dân tộc, huyện Mê Linh đã nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội và có những chuyển biến đáng kể. Năm 2023 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, huyện Mê Linh đặt ra nhiệm vụ tiếp tục khôi phục đẩy mạnh tốc độ phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 11 đề ra...

Chú thích ảnh
Lễ hội Đền Hai Bà Trưng Xuân Quý Mão 2023. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Từ ngày 27/1 đến hết ngày 29/1 (ngày mùng 6 đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ hội đền Hai Bà Trưng diễn ra các nghi lễ rước kiệu từ đình Hạ Lôi về đền Hai Bà Trưng, hoạt động tế lễ theo nghi thức truyền thống địa phương. Phần hội diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Rực rỡ sắc màu văn hóa Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La
    (TN&MT) - Sau 3 năm gián đoạn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, năm nay, Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La được tổ chức trở lại với chuỗi các hoạt động phong phú, hấp dẫn, thu hút hàng trăm diễn viên, vận động viên đến từ 12 xã, phường và đông đảo nhân dân, du khách tham quan, cổ vũ.
  • Thành phố Sơn La giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
    (TN&MT) - Đây là chủ đề Hội thảo do Thành ủy Sơn La tổ chức ngày 11/3, nằm trong chuỗi các sự kiện Lễ hội Mùa hoa ban Thành phố năm 2023.
  • Liên hoan dân ca, dân vũ Điện Biên: Khởi động mùa lễ hội hoa ban
    (TN&MT) - Liên hoan dân ca, dân vũ Điện Biên năm 2023 được ví như một bữa tiệc trên núi cao hoang sơ và hùng vĩ. Tại đây, nghệ nhân và các chàng trai, cô gái, vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số có dịp được thể hiện tài năng bằng các làn điệu dân ca, dân vũ đậm nét truyền thống, có yếu tố dân gian và ý nghĩa nhân sinh quan.
  • Đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu
    Sáng 11-3, tại Khu di tích đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã diễn ra trọng thể lễ kỷ niệm 1.775 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và lễ đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu.
  • PVCFC đồng hành cùng chương trình nghệ thuật “Trái tim biển đảo”
    (TN&MT) - Chương trình giao lưu nghệ thuật “Trái tim biển đảo” với những bài ca đi cùng năm tháng sẽ góp phần truyên truyền, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong việc xây dựng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đồng hành cùng chương trình.
  • Bắc Giang giành giải A Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng Xuân Quý Mão 2023.
    Sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy các giá trị nghệ thuật của loại hình hát Văn, hát Chầu văn; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của loại hình hát Văn, Chầu văn trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
  • Tháng ba Tây Nguyên

    Tháng ba Tây Nguyên

    11:33 09/03/2023
    (TN&MT) - Khi những bông hoa cà phê bung trắng muốt bạt ngàn khắp núi đồi Tây Nguyên, đôi chân của những con người đồng bằng lại xốn xang muốn bay đến ngay với vùng đất bazan đầy nắng gió. Chẳng khác nào trai gái Jrai, Êđê nghe tiếng cồng chiêng là cái chân muốn lội suối băng rừng, tháng ba Tây Nguyên đẹp rực rỡ tựa như những cô sơn nữ làm đắm say bao lữ khách của miền xuôi muốn buông bỏ mọi thứ để đến với mình.
  • Đà Nẵng: Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm năm 2023
    Tối ngày 8/3, tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) diễn ra lễ khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm năm 2023.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn, bảo tồn phục hồi những nét đẹp văn hóa dân gian đặc trưng
    Tối 8/3/2023, tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn lần thứ XXI, năm 2023.
  • Festival Nghề truyền thống Huế 2023 diễn ra từ ngày 28/4 – 5/5
    Tiếp nối thành công của 8 lần tổ chức từ năm 2005 đến nay và triển khai Đề án Festival bốn mùa, UBND TP. Huế cho biết, tiếp tục tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”, từ ngày 28/4 – 5/5/2023.
  • TP Bắc Giang: Tổ chức hội thi Dân vũ thể thao và phát động, hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2023
    Ngày 5/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Bắc Giang tổ chức hội thi Dân vũ thể thao và phát động “Tuần lễ áo dài” năm 2023. Nhằm khẳng định và tôn vinh vị thế, giá trị của áo dài đối với đời sống xã hội bằng những nội dung thiết thực, hướng đến kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ (8/3).
  • Bắc Giang khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2023
    Sáng 3/3, UBND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ khai hội chùa Vĩnh Nghiêm tại xã Trí Yên. Năm nay lễ hội được diễn ra từ ngày 3/3 đến hết ngày 5/3 (tức từ ngày 12 tháng 2 đến hết ngày 14 tháng 2 năm Quý Mão).
  • Lục Nam-Bắc Giang: Trường mầm non Đồi Ngô số 1 tổ chức “Ngày hội bé với an toàn giao thông”
    Thực hiện kế hoạch số 24/KH-PGD&ĐT ngày 28/10/2022 của phòng GD&ĐT Lục Nam về việc triển khai thực hiện Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học giáo dục mầm non, năm học 2022-2023. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo, đồng thời giáo dục cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, thái độ về an toàn giao thông.
  • Ca sỹ Đức Phúc: Ước mơ sinh ra là để chinh phục, cứ đi là sẽ đến
    (TN&MT) - Đừng bao giờ ngại ngần mơ ước và hãy không ngừng nỗ lực. Bởi điều tuyệt vời nhất là mỗi ngày thức dậy, ta được sống với đam mê, và sẽ luôn có những người đồng hành xuất hiện trong cuộc đời bạn để hiện thực hoài bão ấy.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO