Tình trạng khẩn cấp về khí hậu tăng mạnh trong 20 năm qua

Mai Đan | 13/10/2020, 12:00

(TN&MT) - Ngày 12/10, các nhà nghiên cứu của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết 20 năm đầu của thế kỷ này đã chứng kiến ​​sự gia tăng "đáng kinh ngạc" về thảm họa khí hậu, đồng thời khẳng định rằng "hầu hết các quốc gia" đã thất bại trong việc ngăn chặn làn sóng dịch bệnh Covid- 19 gây số ca tử vong cao.

Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đang tàn phá nhiều quốc gia, trong đó có Fiji, nơi hứng chịu bão lớn vào năm 2016. Ảnh: OCHA / Danielle Parry

Trong một lời kêu gọi khẩn cấp cho các quốc gia nhằm chuẩn bị tốt hơn cho tất cả các hiện tượng thời tiết thảm khốc - từ động đất và sóng thần đến các mối đe dọa như đại dịch Covid-19 - dữ liệu từ Văn phòng của LHQ về giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNDRR) cho rằng các quốc gia giàu có đã chưa thực sự nỗ lực để giải quyết tác hại khí thải có liên quan đến các mối đe dọa khí hậu gây ra phần lớn các thảm họa ngày nay.

7.348 trận thiên tai trong 2 thập kỷ qua

“Các cơ quan quản lý thiên tai đã thành công trong việc cứu sống nhiều người thông qua việc cải thiện khả năng ứng phó và sự cống hiến của nhân viên và tình nguyện viên. Tuy nhiên, khó khăn vẫn tồn tại, đặc biệt là do các nước công nghiệp đang thất bại nặng nề trong việc giảm phát thải khí nhà kính”, Mami Mizutori, Giám đốc UNDRR cho biết.

Báo cáo của UNDRR được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học về thảm họa tại Đại học Louvain của Bỉ cho thấy thế giới đã ghi nhận 7.348 trận thiên tai trong 2 thập kỷ qua. Thiên tai đã khiến 1,23 triệu người thiệt mạng, ảnh hưởng đến cuộc sống của 4,2 tỷ người và gây thiệt hại kinh tế lên đến 2.970 tỷ USD trong 20 năm qua. Theo dữ liệu, các quốc gia nghèo hơn có tỷ lệ tử vong cao hơn 4 lần so với các quốc gia giàu có.

Con số này được so sánh với số liệu của giai đoạn 20 năm trước đó (1980-1999), với ​​4.212 thảm họa thiên tai, khiến 1,19 triệu người chết, hơn 3 tỷ người bị ảnh hưởng và thiệt hại kinh tế tổng cộng 1,63 nghìn tỷ USD.

Nguy cơ khí hậu tăng đột biến

Mặc dù những số liệu và báo cáo về các thảm họa có thể giúp giải thích phần nào sự gia tăng trong 2 thập kỷ qua, nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh sự gia tăng mạnh các trường hợp khẩn cấp liên quan đến khí hậu là lý do chính dẫn đến sự gia tăng đột biến, với lũ lụt chiếm hơn 40% các thảm họa - ảnh hưởng đến 1,65 tỷ người, bão chiếm 28%, động đất chiếm 8% và nhiệt độ khắc nghiệt chiếm 6%.

“Đây là bằng chứng rõ ràng rằng trong một thế giới mà nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2019 cao hơn 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, các tác động xuất hiện khi các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, bao gồm sóng nhiệt, hạn hán, lũ lụt, bão mùa đông, bão và cháy rừng”, UNDRR cho biết.

Phơi nhiễm với Covid-19

Mặc dù đã được cảnh báo nhiều lần nhưng đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thách thức và thiếu sót trong quản lý rủi ro thiên tai. Trong bối cảnh này, báo cáo của UNDRR khuyến nghị chính phủ các nước cần hành động khẩn cấp để quản lý tốt hơn những thảm họa chồng chéo như vậy.

Những mối nguy này bao gồm các "nguy cơ rủi ro" đã biết, chẳng hạn như nghèo đói, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, gia tăng dân số ở các khu vực nguy hiểm, đô thị hóa không kiểm soát và mất đa dạng sinh học.

Rủi ro thời tiết kéo dài

Dẫn chứng về rủi ro thời tiết kéo dài, UNDRR chỉ ra rằng việc thay đổi mô hình mưa gây ảnh hưởng đến 70% nông nghiệp toàn cầu dựa vào mưa và 1,3 tỷ người chịu sự suy thoái đất nông nghiệp.

Bà Mizutori cho biết, mặc dù thực tế cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan đã diễn ra quá thường xuyên trong 20 năm qua, nhưng chỉ có 93 quốc gia thực hiện các chiến lược rủi ro thiên tai ở cấp quốc gia trước thời hạn cuối năm.

Bà Mizutori nhấn mạnh: “Quản lý rủi ro thiên tai phụ thuộc vào sự lãnh đạo chính trị và thực hiện những cam kết khi thỏa thuận Paris và Khung Sendai về Giảm thiểu rủi ro thiên tai được thông qua. Tuy vậy, sự thật đáng buồn là chúng ta cố tình phá hủy. Đó chính là kết luận của báo cáo này; COVID-19 là bằng chứng mới nhất cho thấy các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa hòa nhập với thế giới xung quanh họ”.

UNDRR cảnh báo mặc dù đã có một số thành công trong việc bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương khỏi các mối nguy hiểm cô lập nhờ các hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả hơn, khả năng ứng phó và chuẩn bị cho thảm họa, nhưng nhiệt độ toàn cầu gia tăng theo dự báo có thể khiến những thành công này dần biến mất ở nhiều quốc gia.

Hiện tại, nhiệt độ toàn cầu đang có xu hướng tăng đến 3,2 độ C trở lên nếu các nước công nghiệp phát triển không thể giảm phát thải khí nhà kính ít nhất 7,2% hàng năm trong 10 năm tới để đạt được mục tiêu 1,5 độ C theo thỏa thuận Paris.

Theo Tổng hợp từ UN News
Copy Link
Bài liên quan
  • LHQ kêu gọi G7 giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu
    (TN&MT) - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) António Guterres mới đây cho biết mọi người trên khắp thế giới đang kêu gọi chuyển hướng sang một tương lai xanh hơn, sạch hơn. Ông nhấn mạnh LHQ có các công cụ để giải quyết tình trạng khẩn cấp khí hậu, nhưng cần ý chí chính trị mạnh mẽ hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022- 2023
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 17574/UBND-NN về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2022-2023.
  • Thiệt hại kinh tế do thời tiết khắc nghiệt gia tăng ở châu Á
    (TN&MT) - Chỉ tính riêng trong năm 2021, thiệt hại kinh tế do hạn hán, lũ lụt và lở đất ở châu Á đã tăng vọt lên tới 35,6 tỷ USD, ảnh hưởng đến gần 50 triệu người.
  • COP27: 9 quốc gia mới tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu
    (TN&MT) - Ngày 8/11, trong khuôn khổ Hội nghị COP 27 tại Sharm el Sheikh (Ai Cập), 9 quốc gia mới đã đồng ý tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA), gồm: Anh, Mỹ, Đức, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Bỉ, Colombia. Các nước đã cam kết tăng cường phát triển điện gió ngoài khơi nhanh chóng để giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và an ninh năng lượng.
  • COP27: Việt Nam nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi năng lượng trong chống biến đổi khí hậu
    Ngày 6/11, bên lề Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra từ ngày 6-18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với ông Alok Sharma, Chủ tịch COP26 - đại diện cho Vương quốc Anh, Liên Minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) - về việc hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển
  • Nông nghiệp Gia Lai: Thích ứng biến đổi khí hậu giúp người dân giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, các mô hình nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã giúp người dân ổn định thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai về vấn đề này.
  • Giải pháp để năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở Đông Nam Á
    (TN&MT) - Tập đoàn công nghệ toàn cầu Wärtsilä vừa công bố báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu chỉ ra, việc phát triển các nguồn điện linh hoạt chính là yếu tố then chốt giúp đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Từ đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng giảm phát thải khí nhà kính, đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net-Zero).
  • Điện Biên: Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng chống thiên tai cấp xã.
    (TN&MT) - Lực lượng phòng, chống thiên tai tại các cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt tình hình; xác định những đối tượng chịu ảnh hưởng; vấn đề khắc phục hậu quả thiên tai; khu vực dễ bị chia cắt... Do đó, cần thường xuyên tăng cường kiến thức, kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
  • Mối quan hệ chặt chẽ giữa các giải pháp ngăn ngừa thảm họa
    (TN&MT) - Liên Hợp Quốc vừa công bố một báo cáo cho thấy, các nguy cơ như động đất, lũ lụt, sóng nhiệt và cháy rừng có thể được ngăn chặn và không trở thành thảm họa đe dọa tính mạng con người.
  • Pá Khoang (Điện Biên) mưa lớn gây thiệt hại về cơ sở vật chất hoa màu
    (TN&MT) - Vừa qua, trận mưa lớn xảy ra trên địa bàn xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất, hoa màu của địa phương này.
  • Quảng Ninh tạm ngừng cấp phép các phương tiện du lịch biển từ 10h ngày 2/7
    (TN&MT) - Từ 10h sáng 2/7, tỉnh Quảng Ninh sẽ ngừng cấp phép cho các phương tiện chở khách du lịch tham quan trên biển.
  • Lai Châu: Mưa lũ gây nhiều thiệt hại về giao thông
    (TN&MT) - Từ đầu mùa mưa đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã sạt lở gần 500 vị trí trên các tuyến quốc lộ và đường địa phương, gây thiệt hại gần 22 tỷ đồng.
  • Điện Biên: Thiệt hại hơn 6 tỷ do mưa lũ
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn trong những ngày qua, trên địa bàn các huyện: Tủa Chùa, Nậm Pồ, Mường Nhé, Mường Ảng, Mường Chà, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của người dân
  • Lai Châu: Nhiều tuyến giao thông bị ách tắc do sạt lở đất
    (TN&MT) - Những trận mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ đêm 29/5 đến sáng ngày 30/5 đã gây sạt lở ta tuy dương, lún sụt mặt đường và ta luy âm, làm tạm thời ách tắc nhiều tuyến giao thông.
  • Biến đổi khí hậu đe dọa khả năng tiếp cận nước và vệ sinh
    (TN&MT) - Liên hợp quốc vừa cảnh báo biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ làm gia tăng đáng kể áp lực lên khả năng tiếp cận nước và vệ sinh của người dân nếu các Chính phủ không làm nhiều hơn nữa để đầu tư cho cơ sở hạ tầng quan trọng.
  • Quảng Ninh: Xây dựng phương án chủ động, sẵn sàng trong mùa mưa bão
    (TN&MT) - Nhằm chủ động ứng phó với thiên tai, nhất là khi mùa mưa bão đang cận kề, TX.Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động rà soát, bổ sung phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo sát thực, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO