Tình quân dân trong hạn mặn

Ghi chép của Công Hoan | 17/03/2020, 13:33

(TN&MT) - Bến Tre là nơi thiếu nước ngọt sinh hoạt và nước sản xuất nghiêm trọng nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình đó, Hải đoàn 129, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã kịp thời cung cấp miễn phí nước ngọt cho nhân dân vùng hạn mặn.

Giọt nước nghĩa tình

Chúng tôi có mặt tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre vào thời điểm hạn mặn xập nhập cao điểm, qua tìm hiểu được biết, mấy tháng nay, bà con phải chung sống trong vùng khô hạn mặn, thiếu nước ngọt để sinh hoạt, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản của người dân nơi đây.

Biết được tình hình khan hiếm nước ngọt trên diện rộng ở tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ đạo cho Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn và Hải đoàn 129 lệnh cho tàu 937 khẩn trương làm công tác chuẩn bị và tiếp nhận nước ngọt để hành quân xuống vùng hạn tại Bến Tre, đây là loại tàu chuyên dụng để chở và cấp nước ngọt phục vụ bộ đội Trường Sa và nhà giàn DK1. Chỉ sau hơn 12 giờ hành trình, vượt qua gần 100 hải lý đường biển và đường sông, tàu 937 của Hải đoàn 129 chở theo 300 mét khối nước ngọt đã cập bến Vàm Mơn, ấp Lân Tây, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre để cấp miễn phí cho hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng hạn mặn. Chỉ 20 phút sau khi cập cảng, cán bộ chiến sĩ tàu 937 cùng Đoàn công tác của Hải đoàn 129 hành quân theo đường bộ đã triển khai việc cấp nước cho nhân dân xã Phú Sơn và các xã lân cận.

Người dân đến chờ nhận nước ngọt miễn phí

Thượng úy Nguyễn Đức Sang, thuyền trưởng Tàu 937 cho biết: “Nguồn nước được chở cấp miễn phí cho người dân vùng hạn mặn được lấy từ nguồn nước máy tại Hải đoàn 129 (TP. Vũng Tàu). Đây là nguồn nước máy bảo đảm tiêu chuẩn về nước sạch cho sinh hoạt hằng ngày của bộ đội cũng như người dân, mỗi chuyến chở nước ngọt từ Vũng Tàu đến Bến Tre, tàu 937 hành trình hơn 12 giờ mới tới”.

Ngoài việc cấp nước ngọt cho bà con vùng hạn tại Bến Tre, những năm qua, các Âu tàu, làng chài tại Trường Sa và các tàu thực hiện nhiệm vụ trên biển của Hải đoàn 129 đã kịp thời sửa chữa, cứu nạn cho hàng trăm tàu cá và ngư dân bị nạn về đất liền, tạo chỗ dựa vững chắc cho hàng vạn ngư dân vào tránh trú bão an toàn, trong đó có ngư dân Bến Tre khai thác hải sản tại Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Lãnh đạo Hải đoàn 129 và đại diện Chính quyền địa phương trực tiếp cấp nước cho người dân

Thượng tá Phạm Văn Quý, Phó Chính ủy Hải đoàn 129 cho biết: “Năm 2019, Hải đoàn 129 và Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã ký kết chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển” tại huyện Bình Đại, Bến Tre; đã kịp thời tuyên truyền, đồng hành với ngư dân bằng nhiều hình thức, như: Tuyên truyền Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp; hướng dẫn ngư trường đánh bắt của Việt Nam; tặng áo phao, tủ thuốc y tế, cờ Tổ quốc và hỗ trợ cho những gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, giúp cho ngư dân tỉnh nhà yên tâm vươn khơi bám biển”. Khi nắm được tình hình hạn mặn gay gắt, ngay từ trước Tết đến nay, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã kịp thời hỗ trợ 800 thùng nước uống tinh khiết loại 20 lít; 150 bồn nhựa chứa nước loại 1000 lít, 200 bồn nhựa chứa nước loại 500 lít cùng nhiều suất quà Tết trị giá hàng trăm triệu đồng để bà con Bến Tre có nguồn nước uống và sắm sửa trong dịp Tết.

Chỉ lo thiếu nước sinh hoạt

Hiện nay, đang là thời điểm khốc liệt nhất của hạn mặn, người dân tỉnh Bến Tre đã hơn 3 tháng nay phải sử dụng nước máy nhiễm mặn, đe dọa đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản của người dân. Biết tin Tàu của Hải đoàn 129 chở nước ngọt về cấp miễn phí, ngay từ sáng sớm tại bến Vàm Mơn có rất đông người dân mang theo can, thùng nhựa, xe chở bồn nước và dùng cả ghe đến chờ tàu 937 cập bến để nhận nước ngọt về phục vụ sinh hoạt cho gia đình.

Người dân vận chuyển nước bằng đường sông về sinh hoạt

Là một trong những người  thuộc diện chính sách được nhận sự trợ giúp cấp phát miễn phí nước ngọt, bà Lê Thị Phấn, ấp Lân Tây, xã Phú Sơn, Huyện Chợ Lách xúc động và chia sẻ: “Năm 2016, hạn mặn đến tháng Giêng là hết nhưng năm nay, đa số người dân thiếu nước, toàn xài nước đọng mà nước đọng xài không bảo đảm vệ sinh, giờ có nước của bộ đội Hải quân cho bà con mang về tích trữ lại để xài đỡ trong vòng mười bữa, nửa tháng, hết sức quý báu.

Ông Mai Xuân Hòa ấp Lân Tây, xã Phú Sơn, Huyện Chợ Lách tâm sự: “Ở đây không có nước dùng cho sinh hoạt. Giờ được cấp nước ngọt, người dân rất vui mừng”.

Trao đổi với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bến Tre được biết, thời gian vừa qua, có nhiều tổ chức và đơn vị Hải quân đến hỗ trợ, cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh, nhưng do hạn mặn trên diện rộng, mỗi ngày, người dân Bến Tre thiếu hàng nghìn mét khối nước ngọt để phục vụ ăn uống, sinh hoạt.

Các phương tiện chở nước xếp hàng chờ nhận nước ngọt

Ông Nguyễn Văn Đảm, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bến Tre, cho biết: Đối với Bến Tre đặc biệt là ở huyện Chợ Lách là một trong những huyện gọi là thủ phủ Miền Nam cũng như cả nước trong việc sản xuất cây giống và cây ăn trái, thời gian qua, việc xâm nhập mặn vào huyện Chợ Lách cũng như toàn tỉnh ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân. Hải đoàn 129, Quân cảng Sài Gòn đến cung cấp nước kịp thời cho người dân tỉnh Bến Tre, đặc biệt là huyện Chợ Lách, người con rất phấn khởi vì đã giải quyết được vấn đề nước sinh hoạt.

Ban Chỉ đạo của tỉnh Bến Tre, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo rất quyết liệt. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bến Tre đã phối hợp với các ban, ngành, Hải quân, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và các mạnh thường quân cung cấp mỗi một ngày khoảng 1000 m3 nước ngọt cho bà con trong tỉnh…

Chia tay bà con xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, đoàn công tác chúng tôi không khỏi xúc động khi thời điểm khốc liệt nhất của hạn mặn đang diễn ra căng thẳng. Tin tưởng rằng, với những hỗ trợ kịp thời của Hải đoàn 129, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn và các lực lượng khác sẽ kịp thời hạ nhiệt cơn khát nước ngọt để người dân yên tâm ổn định cuộc sống.

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
Đừng bỏ lỡ
  • Hải Dương: Sản xuất, cung cấp nước sạch gắn với chuyển đổi số, bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Xác định đổi mới công nghệ và chuyển đổi số là yếu tố “sống còn” của doanh nghiệp do vậy, những năm gần đây, Công ty Cổ phần Nước sạch và Vệ sinh nông thôn tỉnh Hải Dương đã tích cực áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào công tác sản xuất, cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân, từ đó góp phần vào công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.
  • Cần Thơ quản lý hiệu quả tài nguyên nước: Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
    (TN&MT) - TP. Cần Thơ hiện đang tập trung triển khai thực hiện các biện pháp nhằm quản lý, bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên nước trước tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố phát triển ngày càng bền vững.
  • Quảng Ngãi: Sử dụng nước hiệu quả, tiếp cận theo hướng tuần hoàn
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra ngày càng nghiêm trọng đang ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở Quảng Ngãi.
  • TP. Vinh (Nghệ An): Tất cả các mẫu nước sạch đều đạt yêu cầu
    Mới đây, vào ngày 06/9/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã có báo cáo về kết quả giám sát chất lượng nước sạch sử dụng vào mục đích sinh hoạt tại các nhà máy nước cung cấp cho thành phố Vinh và các vùng phụ cận. Theo đó, tất cả 10/10 mẫu nước sạch đều đạt QCĐP 01:2021/NA.
  • Quảng Ngãi: Nhiều bất cập trong đầu tư công trình nước sạch
    Bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, những năm qua tỉnh Quảng Ngãi đầu tư hàng trăm công trình nước sạch, mỗi công trình có kinh phí đầu ít nhất là 500 triệu đồng, thậm chí có những công trình hơn 10 tỷ đồng. Thế nhưng, vì nhiều lý do có hơn 90% các công trình cấp nước ở nông thôn không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí.
  • Mù Cang Chải (Yên Bái): Nhanh chóng khắc phục kênh mương thuỷ lợi sau mưa lũ
    (TN&MT) – Sau khi bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra vào đầu tháng 8/2023, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tích cực phối hợp với các đơn vị tu sửa lại hệ thống kênh mương thuỷ lợi đảm bảo đủ nước cho bà con sản xuất vụ mùa.
  • Ninh Thuận: Thực hiện vận hành các hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2023
    (TN&MT) - Theo nhận định xu thế khí tượng thủy văn mùa mưa, bão, lũ năm 2023 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trên các lưu vực sông cả nước sẽ có những diễn biến hết sức phức tạp, phạm vi ảnh hưởng do mưa bão rộng, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cảnh báo nguy cơ lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
  • Để những mạch nguồn chảy mãi
    Việt Nam được dệt thêu bởi 3.450 sông, suối - tạo nên sự đa dạng cảnh sắc, con người và văn hóa độc đáo. Thế nhưng, sông ngòi - những mạch sống của các hệ sinh thái đang bị đầu độc bởi con người. Ngày nay, khó có thể kiếm được con sông nào giữ được một vài nét nguyên sơ.
  • Lạng Sơn: Đưa nước sạch đến với người dân vùng khó khăn
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi có mạng lưới sông suối, ao, hồ khá đa dạng với hơn 270 hồ chứa, trên 970 đập dâng các loại, tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực nông thôn, góp phần tiết kiệm, giảm tỷ lệ thất thoát nước, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
  • Đà Nẵng và Quảng Nam thống nhất đề nghị thành lập tổ chức quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
    Sáng 29/8, UBDN TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đồng tổ chức Hội thảo ký kết các văn bản làm cơ sở tiếp tục thử nghiệm ban điều phối quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.
  • Phù Yên (Sơn La): Tăng cường quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) - UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa ban hành Công văn số 1284/UBND-TNMT, về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn huyện.
  • Luật hóa quy định bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
    (TN&MT) - Để nâng cao vai trò của cơ quan quản lý tài nguyên nước trong việc thống nhất các hoạt động bảo vệ, quản lý tài nguyên lưu vực sông hiện nay, đồng thời tăng cường chức năng, tính hiệu lực, hiệu quả về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, phù hợp với yêu cầu thực tế, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung và luật hóa các quy định liên quan đến bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO