Tìm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở miền núi Quảng Nam

Lan Anh | 25/06/2022, 15:53

(TN&MT) - Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền núi, đòi hỏi có những giải pháp quản lý, sử dụng nước sạch theo phương thức tổng hợp và toàn diện, phù hợp với vùng miền.

 UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp với Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các huyện miền núi Quảng Nam”.

Tọa đàm nhằm mục đích tìm ra các giải pháp quản lý, sử dụng, khai thác nước sạch theo phương thức tổng hợp và toàn diện, phù hợp với vùng miền, nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch.

Tây Giang và Đông Giang là 2 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam có địa hình phức tạp, hầu hết là núi cao. Vào mùa mưa bão, lũ ống, lũ quét thường xuyên xuất hiện gây nguy cơ sạt lở, thiệt hại lớn về người và tài sản. Mùa khô, nắng nóng kéo dài khiến mực nước ở các con sông, suối đầu nguồn cạn kiệt, ảnh hưởng lớn đến việc cấp nước cho người dân.

toan-canh-toa-dam.jpg
Toạ đàm tìm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các huyện miền núi Quảng Nam

Ngoài ra, thời tiết cực đoan, mưa lớn, lũ ống, lũ quét xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ công trình; mực nước tại các đập chứa, các khe, suối giảm đáng kể, trong khi nhu cầu sử dụng nước của người dân ngày càng cao nên nhiều công trình không đủ nguồn nước cung cấp hoặc chỉ đủ cho một số cụm dân cư, làm giảm hiệu quả đầu tư của công trình.

Mặt khác, các công trình này do cán bộ thôn, bản trực tiếp quản lý theo chế độ kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo quản lý, vận hành, trong khi nguồn kinh phí để duy tu bảo dưỡng hầu như không có.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Lê Hoàng Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chia sẻ thời gian qua, huyện đã đầu tư xây dựng trên 85 công trình nước sinh hoạt quy mô nhỏ (hệ thống cấp nước sinh hoạt tự chảy); trên 55 công trình thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho 920 ha ruộng lúa nước (tưới 2 vụ). Tuy nhiên, thời gian gần đây, địa phương xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt tại một số xã, nhất là vào thời điểm nắng nóng, gây khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Dẫn chứng cho điều này, ông Phạm Quang Đông, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện Tây Giang có 69 công trình nước sạch giao cho thôn xã quản lý nên hiệu quả chưa được như mong muốn.

“Đây chính là hệ quả của việc thiếu nguồn nhân lực, chi phí duy tu bảo dưỡng làm giảm hiệu suất cần thu hút đầu tư xây dựng nước sạch nông thôn, để nâng cao tỷ lệ người dân được sử đụng nước sạch.

Do đó, cần có cơ chế chính sách riêng đối với doanh nghiệp trong việc đầu tư xây dựng các công trình nông thôn, cơ chế hỗ trợ giá; có chương trình tập huấn để nâng cao hiệu quả và sự đồng thuận chặt chẽ giữa doanh nghiệp trong quá trình đầu tư xây dựng”, ông Đông nói.

dao-gieng-tim-nuoc-sach.jpg
Người dân huyện miền núi ở Quảng Nam chật vật tìm nước sạch 

Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, cho biết để khắc phục tình trạng thiếu nước sạch, đầu tiên cần rà soát lại công tác quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch cụm dân cư, quy hoạch phát triển ngành nghề phù hợp để người dân tiếp cận nguồn nước và có nguồn nước bền vững.

“Chính sách đã có, việc triển khai phải giao quyền trách nhiệm ở địa phương cấp huyện, xã những người trực tiếp thực hiện. Sau khi được Nhà nước hay tư nhân đầu tư, thì cần có giải pháp quản lý thật bền vững. Việc giao cho xã có thể nhận thấy năng lực quản lý cũng còn nhiều bất cập, thiếu nguồn lực mặc dù huyện đã có chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên về vai trò trách nhiệm của người quản lý trực tiếp cần phân cấp cụ thể hơn để quản lý vận hành hiệu quả hơn”, ông Đồng nói.

Trong khi đó, ông Bhlinh Mia - Bí thư Huyện ủy Tây Giang cho rằng để phấn đấu tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tầm nhìn đến năm 2030 đạt trên 98%, địa phương cần đưa ra các giải pháp quy hoạch chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu; rà soát lại những xã liền kề để đầu tư cấp thoát nước liên vùng, vừa đảm bảo cung cấp thường xuyên nguồn nước sinh hoạt cho bà con nhưng không thất thoát tài nguyên nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO