Tìm điểm đột phá trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030

Tống Minh | 01/07/2021, 20:51

(TN&MT) - “Phải tìm đươc điểm đột phá khi xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, để Việt Nam ngăn chặn được đà suy thoái của các hệ sinh thái, mất cân bằng đa dạng sinh học, khẩn trương hành động để phục hồi đa dạng sinh học vì lợi ích của con người và thiên nhiên”.

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân khi chủ trì cuộc họp bàn về việc xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vào chiều nay (1/7). Đại diện các đơn vị: Tổng cục Môi trường, Viện Chiến lược Chính sách TN&MT, Văn phòng Bộ…cùng tham dự.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân phát biểu chỉ đạo cuộc họp

Phải giữ được “mảng xanh môi trường”

Theo đại diện Tổng cục Môi trường, dù đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Tình hình đa dạng sinh học vẫn tiếp tục bị suy giảm, đặc biệt ở cấp độ hệ sinh thái và loài, các giá trị của đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái chưa được phát huy để đóng góp chung vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Cụ thể, các hệ sinh thái trên cạn, đặc biệt là hệ sinh thái rừng được mở rộng về diện tích nhưng thường là rừng trồng thuần loài nên mức độ đa dạng sinh học có xu hướng suy giảm. Các hệ sinh thái đất ngập nước, thảm cỏ biển, rạn san hộ đang bị suy giảm mạnh về diện tích và suy thoái về đa dạng sinh học ở nhiều mức độ khác nhau. Số lượng các loài bị đe dọa được đề xuất đưa vào Sách đỏ giai đoạn tới tăng lên nhiều so với số loài ghi trong Sách đỏ, Danh lục đỏ 2007; số lượng cá thể của các loài nguy cấp bị giảm nghiêm trọng, thậm chí một số loài đã lâu không thấy xuất hiện trở lại. Mức độ xói mòn nguồn gen trong tự nhiên, sản xuất và trong lưu giữ bảo quản còn cao; một số nguồn gen có số lượng cá thể quá ít (chỉ bằng 1/10 so với quy định của FAO) nên dễ mất sự đa dạng, dễ bị đồng huyết, cận huyết)) và suy giảm chất lượng.

Trong khi đó, toàn cầu đang đứng trước mối đe dọa khủng hoảng về suy thoái đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên gay gắt; các mục tiêu bảo tồn và phát triển có xu hướng xung đột nhiều hơn trong khi đó các giá trị đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái chưa được đánh giá và phát huy để đưa lại lợi ích cho toàn xã hội.

Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, Chiến lược Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đa cần đưa ra các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược để giải quyết hài hòa các mục tiêu nhằm hướng tới mục tiêu chung của thế giới “con người sống hài hòa với thiên nhiên”.

Toàn cảnh cuộc họp

Theo đó, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần dựa trên cơ sở đánh giá việc thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các đánh giá chuyên đề về tình trạng và diễn biến đa dạng sinh học, các chiến lược ngành và lĩnh vực trong thời kỳ và Khung chiến lược toàn cầu về đa dạng sinh học đến năm 2030.

Thứ trưởng nhấn mạnh, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học cần tương thích với Chiến lược toàn cầu về đa dạng sinh học ở quan điểm, cách tiếp cận; đồng thời, cũng đáp ứng yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học đang được đặt ra trong nhiều quyết sách của Đảng và Nhà nước. Xác định rõ vị trí của chiến lược này trong mối tương quan với các Luật, chiến lược, công ước về đa dạng sinh học.

“Chiến lược này phải kế thừa và phát huy những kết quả của Chiến lược giai đoạn trước; đặc biệt chú trọng đến sự phát triển về đa dạng sinh học, đưa ra những điểm đột phá trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Đây chính là căn cứ pháp lý để giữ được mảng xanh môi trường”, Thứ trưởng nói.

Cần định giá, bảo tồn, khôi phục đa dạng sinh học

Bàn đến việc quản lý đa dạng sinh học trong giai đoạn mới, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài cho rằng, có 3 nhóm vấn đề cần tập trung: Một là phuc hồi đa dạng sinh học (gồm các đối tượng như nguồn gen, cây trồng vật nuôi, hệ sinh thái); Hai là khai thác sử dụng bền vững đa dạng sinh học; Ba là kiểm soát tác động xấu từ phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Muốn bảo vệ được đa dạng sinh học, theo Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tài, cần phải hình thành cơ chế, năng lực để điều tra, đánh giá, kiểm kê, quan trắc, theo dõi, giám sát, đánh giá về đa dạng sinh học.

Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài phát biểu tại cuộc họp

Đồng quan điểm này, TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT cho rằng, cần đặt ra các nhiệm vụ: định giá, bảo tồn và khôi phục. Giải thích rõ nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học và tìm các biện pháp để giảm áp lực lên đa dạng sinh học trong tương lai. Cùng với đó, tạo điều kiện để tất cả mọi người được hưởng lợi từ việc bảo tồn đa dạng sinh học.

“Điều quan trọng là phải dựa vào Chiến lược toàn cầu về đa dạng sinh học, đặc biệt là 3 trụ cột: thống kê kiểm kê đa dạng sinh học, đánh giá chi phí lợi ích cho đa dạng sinh học, lồng ghép vào quy hoạch ngành quốc gia. Đây là những bước để Việt Nam vững vàng trong Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái”, TS. Nguyễn Đình Thọ góp ý.

TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT phát biểu

Được biết, để xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ TN&MT sẽ đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó làm rõ kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Sau đó, tổ chức nghiên cứu bối cảnh quốc tế và trong nước; nhận dạng các cơ hội, thách thức; xác định rõ quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện, cách tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thiện dự thảo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, ý kiến rộng rãi góp ý xây dựng Chiến lược; thực hiện công tác thẩm định, giải trình tiếp thu chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Chiến lược để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Đoàn thanh niên Bộ TN&MT tham gia Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 17/9, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đồng loạt tổ chức ra quân Ngày Chủ nhật xanh lần thứ 4 trên phạm vi toàn quốc, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn” và tổ chức điểm cấp Trung ương tại tỉnh Phú Yên.
  • Quảng Ninh có tân Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Hội đồng thi tuyển các chức danh lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý vừa tổ chức thi tuyển chức danh Phó Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Văn hóa và Thể thao.
  • Làm cho thế giới sạch hơn từ những hành động nhỏ
    (TN&MT) - Ngày 16/9, tại Bắc Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • Kỷ niệm 20 năm thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Sở. Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa dự buổi lễ. Cùng dự Lễ còn có Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.
  • Thứ trưởng Lê Minh Ngân dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị
    (TN&MT) - Chiều 15/9, Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Sở (16/9/2003 - 16/9/2023). Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã đến dự Lễ kỷ niệm.
  • Phổ biến công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Đà Nẵng, Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Tập huấn nghiệp vụ “Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường” cho cán bộ các Bộ, ngành và một số địa phương.
  • Việt Nam - Hàn Quốc: Tăng cường hợp tác trong giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon
    (TN&MT) - Sáng 15/9, bên lề Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4 năm 2023, Thứ trưởng Bộ TN&MT, ông Lê Công Thành đã có buổi tiếp xã giao ông Lim Sang Jun, Thứ trưởng Thường trực Bộ Môi trường Hàn Quốc. Tại buổi tiếp, hai bên thống nhất sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon.
  • TP.HCM sẽ thực hiện thành công kế hoạch tăng trưởng xanh
    (TN&MT) - Sáng 15/9, phát biểu ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4, năm 2023 với chủ đề “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0”, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành tin tưởng, TP.HCM sẽ thực hiện thành công kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh đã đặt ra.
  • Bộ TN&MT bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ năm 2023
    Ngày 15/9, tại Ninh Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ năm 2023 cho các lãnh đạo, cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ tại các đơn vị của Bộ. Tập huấn nhằm cập nhật kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác tổ chức để tạo sự thống nhất trong việc triển khai. Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì hội nghị.
  • Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo thứ nhất lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Quảng Ninh, Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì Hội thảo.
  • Bộ TN&MT tiếp tục tập huấn quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu
    (TN&MT) - Sáng ngày 14/9/2023, tại TP.HCM, Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia chức Hội thảo tập huấn thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Hội thảo đã thu hút sự tham gia đông đảo của các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải tại khu vực miền Nam.
  • Tăng cường hợp tác về tài nguyên, môi trường giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc
    Sáng ngày 12/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Môi trường Cộng hòa Séc Petr Hladík tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hai bên thống nhất mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực: nước và vệ sinh môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; xử lý chất thải, kinh tế tuần hoàn.
  • Xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Ngày 11/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp về việc xây dựng Dự thảo ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH) đến năm 2035.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO