Tìm chữ trong Hội báo

Việt Hùng - Việt Hải | 21/03/2023, 20:20

(TN&MT) - Trong không khí tưng bừng của những ngày Hội báo Toàn quốc 2023, chúng tôi đã gặp những nẻo đường chữ nghĩa, những dòng chảy lặng lẽ góp phần làm giàu có bản sắc văn hóa Việt.

Tại Khu tái hiện văn hóa truyền thống dân tộc với hoạt động cho chữ theo phong cách thư pháp, trong giây phút thư nhàn, người phụ nữ trong trang phục áo dài cần mẫn đan len. Gian ngoài, chồng bà - nhà thư pháp Nguyễn Tiến Đạt miệt mài viết chữ. Họ đã đồng hành với công việc này 11, 12 năm vào dịp Tết tại Văn miếu Quốc Tử Giám và khoảng 3 mùa Hội báo. Ông là người cho bà cảm hứng. Ông đi đâu thì bà đi đấy, đi chỉ để phụ giúp. Những lúc bận, bà chuẩn bị giấy, đóng dấu, luồn suốt và đóng túi trao cho khách.

z4194198470572_568f151ad30846df1b80a0fea5340750.jpg
Nhà Thư pháp Nguyễn Tiến Đạt

Hoạt động cho chữ thư pháp mới xuất hiện trong Hội báo vài năm nay. Âu cũng là lẽ đương nhiên bởi nghề làm báo là nghề chữ nghĩa, người làm báo - người ta gọi là phu chữ. Còn trên khía cạnh văn bản pháp luật thì khoản 1, Điều 3, Luật Báo chí đã giải thích: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh… và mục đ, khoản 2, Điều 4 của Luật cũng quy định báo chí có chức năng, nhiệm vụ “Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam”. Xuất hiện tại Hội Báo, thư pháp giống như người khơi lại những dòng văn hóa cũ xưa, những giá trị truyền thống, tinh hoa văn hóa của dân tộc thông qua hoạt động cho chữ và nhận chữ.

Trong một không gian tưng bừng sôi nổi như vậy nhưng ở góc mà chữ được viết nên lại thực sự tĩnh sâu, kể cả lời nói cũng chỉ vừa đủ để cho nhau nghe ở một khoảng cách rất gần. Trong ánh mắt của họ ánh lên niềm tự hào vì đã góp một phần rất nhỏ giữ cho chữ viết có một vị trí đứng và sức bền trong dòng chảy thời gian.

z4194198451660_4d638c6125a0560b0d554eecfedd40b5.jpg
Nhà Thư pháp Nguyễn Tiến Đạt trò chuyện với nhóm phóng viên Báo TN&MT sáng 19/3. Ảnh: Quốc Khánh

Nghệ nhân Nguyễn Tiến Đạt trưởng thành từ Nhân mỹ Học đường và gắn bó với thư pháp khoảng 15 năm nay. Ông cho rằng, quan trọng nhất với nghề là phải có vốn chữ và phải hiểu về chữ đó. Không những hiểu nghĩa của chữ, mà chữ được cho còn phải gần với văn hóa Việt Nam. Theo ông, điều kỳ diệu trong thư pháp là dù viết bằng ngôn ngữ gì thì CHỮ đều đã được Việt hóa, mang nét đặc trưng rất Việt Nam. Ở một khía cạnh nào đó, nó gợi cho người ta liên tưởng đến dòng chảy văn hóa Việt nói chung và tiếng Việt nói riêng trước hàng nghìn năm đô hộ nhưng không hề bị đồng hóa, ngược lại, còn thuần hóa có chọn lọc những giá trị văn hóa khác du nhập vào Việt Nam.

Thư pháp đã làm cho con chữ lung linh hơn, những khoảnh khắc thăng hoa tỏa sáng cũng đến rất tự nhiên. Trong rất nhiều con chữ, mỗi khi cầm bút viết chữ “Tổ quốc”, trong lòng ông, cảm xúc dâng lên thiêng liêng, trái tim xao xuyến khiến từng nét chữ trang trọng hơn. Hay khi viết chữ “Tâm”, ông cho rằng đó là con chữ ông tâm đắc nhưng cũng là một con chữ khó. Ông bảo: “Nhiều người tóc đã bạc nhưng chưa hẳn đã viết tròn vẹn chữ “Tâm”. Chữ “Tâm” - cái Tâm, muốn đẹp phải được viết bằng trái tim, bằng tấm lòng nhân văn trắc ẩn, bằng tâm hồn đồng điệu đồng cảm, chứ không phải sự múa bút, phượng múa rồng bay”.

Họ chưa lần nào từ chối khách bởi người xin chữ bao giờ cũng xin những điều tử tế, tốt đẹp và hướng đến giá trị chân thiện mỹ, hạnh phúc, chính vì thế, người cho chữ không có lý do từ chối. Nhưng dùng dằng chưa viết vội thì có, bởi theo bà Bình “mình muốn chữ viết của mình phải thực sự là chữ, CHỮ - mang đầy đủ ý nghĩa giá trị đẹp đẽ sâu sắc, chứ không đơn thuần 3 ký tự ghép lại với nhau, giống như mình không thể lý giải được tại sao tiếng “Mẹ” lại yêu thương đến thế, khi cất lên lại da diết thế, mềm lòng thế, chứ không chỉ là sự gán ghép phụ âm M với nguyên âm E và dấu nặng một cách cơ học đơn thuần.

Cổ nhân từng đã thốt lên rằng “Cơm áo không đùa với khách thơ”, giữa vòng xoay cơm áo gạo tiền mà vẫn giữ được sự nghiêm cẩn trân trọng với CHỮ, quả không dễ trong thời kinh tế thị trường.

Tiếp kiến vợ chồng nghệ nhân khi ấy, bên cạnh chúng tôi, sinh viên trẻ Lại Việt Hà, học năm thứ nhất Viện Đào tạo quốc tế Fennica. Hà là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh ra tại thị trấn Si Ma Cai (Lào Cai). Em trình bày với tôi ước mơ sau này sẽ làm nhà báo. Và nếu mơ ước thành hiện thực, qua các bài báo, em sẽ cố gắng truyền đi thông điệp rằng, văn hóa không chỉ đơn thuần là hát hò thuần túy, nhảy nhót nhạc tây nhạc ta pha tạp. Em nghĩ rằng, em sẽ cố gắng tích lũy CHỮ, để sử dụng chữ đó chuyển tải giá trị tốt đẹp của văn hóa đến mọi người.

Cô gái ấy giống như làn điệu Kháo của núi rừng Si Ma Cai, nhẹ nhàng len lỏi vào không gian văn hóa chung, nhưng vẫn giữ cho mình nét riêng không phải vùng đất nào cũng có được. Thiết nghĩ, một sinh viên trẻ đã có những băn khoăn trước tuổi về văn hóa như thế cũng là một tài nguyên quý, là thành tố góp phần lưu giữ, bảo tồn, lan tỏa và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Rất tình cờ, trong buổi sáng thứ Bảy, không gian Hội báo chợt đầy ắp tiếng trẻ. Đó là đoàn tham quan của Trường Tiểu học Nam Trung, huyện Nam Sách, Hải Dương. Mục tham quan Hội báo không có trong lịch trình của chuyến đi, thế nhưng, trên đường đi, biết có Hội báo, đoàn đã xin ý kiến Ban Giám hiệu thay đổi lịch trình. Các con rất thích thú khi được tham quan Hội báo. Khi được hỏi, nhiều cánh tay giơ lên bày tỏ ước mơ “sau này con sẽ làm nhà báo”, nhất là Phạm Bắc Dương, cô bé cứ bám lấy chúng tôi hỏi xem làm nhà báo có khó không, phải làm sao để trở thành nhà báo.

z4197038110779_b41cc8661764c09b94787890e733313a.jpg
Đoàn tham quan của Trường Tiểu học Nam Trung, huyện Nam Sách, Hải Dương

Còn với các cô giáo, các cô đều chia sẻ suy nghĩ rằng, trong chuyến tham quan này, các cô mong muốn gieo niềm đam mê, yêu thích nghề báo cho các con, nhất là với những bạn học tốt môn tiếng Việt, viết văn hay và có kỹ năng nói trước đám đông.

Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy - Giáo viên Chủ nhiệm lớp 5B, Trường Tiểu học Nam Trung tâm sự: “Quá trình dạy học, chúng tôi đều quan tâm phát hiện năng khiếu, sở trường riêng của mỗi em. Với những bạn có thiên hướng học tốt môn tiếng Việt, viết văn tốt, giáo viên đều có cách khơi gợi để khuyến khích các em. Chứng kiến các em hào hứng tham quan Hội báo và bày tỏ mơ ước sau này thích làm nhà báo, tôi tự nhủ, mình sẽ đồng hành, nuôi mơ ước đó lớn dần lên trong các em, bản thân tôi sẽ chú trọng hơn trong việc dạy các em những cái đẹp cái hay của tiếng Việt để tạo điều kiện cho các em có vốn kiến thức gần với chuyên ngành báo chí từ sớm. Nhìn vào các em, tôi thật sự rất vui vì nghề gieo chữ dẫu vất vả nhưng là nghề rất đáng trân trọng. Tôi sẽ không ngừng học, đọc sách, tích lũy kiến thức để truyền giảng lại cho các em học sinh, giúp các em biến ước mơ thành hiện thực”.

Cũng ngay trong buổi sáng hôm ấy, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm “Người làm báo trong kỷ nguyên số”. Câu chuyện về mối quan hệ giữa nội dung và công nghệ đã làm “nóng” tọa đàm. Nhà báo kỳ cựu Hồ Quang Lợi dí dỏm ví von rằng, nếu một bài báo có nội dung hay nhưng công chúng không biết đến thì sẽ không có sức lan tỏa. Vì thế, nếu câu chữ, vấn đề, nội dung, tranh ảnh là vua thì bên cạnh đó, công nghệ là nữ hoàng. Báo chí hiện đại không thể tách rời nội dung và công nghệ.

Nhà báo Hồ Quang Lợi cho rằng, trong kỷ nguyên số, phóng viên có những phương tiện siêu việt để làm báo nhưng cũng đối mặt với rất nhiều thách thức. Điều nguy hiểm là phóng viên rất dễ đánh mất mình trong thời đại kỹ thuật số, không còn là nhà báo nữa mà chỉ theo đuổi mạng xã hội. Ngoài nguy cơ đánh mất mình, một thách thức đáng sợ nữa của phóng viên trong kỷ nguyên số là đánh mất lương tâm người làm nghề, đạo đức người làm nghề. Nhà báo không còn phục vụ xã hội nữa, mà phục vụ lợi ích của bản thân. Theo nhà báo Hồ Quang Lợi: “Vụ lợi là điều nguy hiểm nhất của người làm báo”, vì thế, phải giữ lấy cái CHỮ. Giữ cái CHỮ ở đây không chỉ là giữ tinh hoa tiếng Việt, mà còn giữ chữ ĐỨC trong Đạo đức Người làm báo. Đó là một trong những mục tiêu cốt lõi quan trọng nhất mà các nhà quản lý báo chí hay Hội báo nào cũng đặt ra để khơi gợi và lan tỏa.

Bài liên quan
  • Báo Xuân xưa tại Hội báo toàn quốc 2023
    (TN&MT) - Sáng 17/3, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2023 đã diễn ra Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Xuân xưa trên báo Tết 1865 - 2000". Trưng bày gồm 200 bìa báo đẹp, tiêu biểu, được tuyển chọn từ hàng nghìn tờ báo Xuân trong bộ sưu tập Báo Xuân của Bảo tàng Báo chí Việt Nam, trải dài từ năm 1865 đến năm 2000.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Tương lai tươi xanh từ rừng cây gỗ lớn...
    Nhìn những rừng cây rợp bóng xanh ngát bạt ngàn, chúng tôi như được xua đi cái nóng hừng hực mà “đặc sản” gió Lào thường mang về cho xứ Nghệ mỗi khi mùa hè đến. Một ông chủ khu rừng keo hơn hai mươi héc ta tâm sự rằng: “Trồng rừng gỗ lớn vừa cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với rừng gỗ nhỏ, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái...”.
  • Lai Châu khát vọng vươn lên từ… núi
    Lai Châu, địa danh có nhiều dãy núi cao hoang sơ và kì vĩ. Ở đó… mây trắng bồng bềnh vắt ngang cổ núi, đỉnh Pu Ta Leng đẹp tựa như phim hollywood. Du lịch Lai Châu mùa nào cũng đẹp… Song, đồng bào Lai Châu lại chưa thể khai thác hết tiềm năng của núi: Nghĩa là đồng bào vẫn chưa làm giàu được từ núi. Họ vẫn mơ có ngày những ngôi nhà vững trãi bề thế cất lên nhờ núi, sống trên núi và giàu có lên từ núi. Ấy là khát vọng của đồng bào các dân tộc ở Lai Châu.
  • Bình Định: Nhiều địa phương đồng loạt hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
    (TN&MT) - Các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định đồng loạt tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường năm 2023 nhằm tuyên truyền, vận động người dân xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên.
  • Vinh quang Việt Nam 2023: Tôn vinh 16 tập thể, cá nhân
    Tối 4/6, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Chương trình Vinh quang Việt Nam 2023 với chủ đề "Ý chí Việt Nam".
  • Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Australia giao lưu với 2 đội tuyển bóng đá nữ
    Trưa 4/6, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm Đội tuyển nữ U20 Australia và Đội tuyển nữ Việt Nam, đội bóng sẽ tham dự Cup Bóng đá nữ thế giới 2023 diễn ra vào tháng 7 tới.
  • Khán giả không ngừng trầm trồ trước những màn pháo hoa ngoạn mục trong đêm khai mạc DIFF 2023
    (TN&MT) - Tối 02/6, đêm khai mạc Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023 do Tập đoàn Sun Group tài trợ và đồng hành tổ chức đã diễn ra đầy ấn tượng, với màn trình diễn pháo hoa mãn nhãn của đương kim vô địch Phần Lan và đội chủ nhà Việt Nam, cùng những tiết mục nghệ thuật bùng cháy của Hồ Ngọc Hà, Tùng Dương và nhiều ca sỹ, nghệ sỹ tên tuổi.
  • Khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023: Bữa tiệc âm thanh và ánh sáng
    (TN&MT) - Tối 2/6, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023 với thông điệp “Thế giới không khoảng cách” đã khai mạc với sự tranh tài của đội chủ nhà Đà Nẵng (Việt Nam) và đội đương kim vô địch DIFF 2019 Phần Lan.
  • Giải chạy CNG Vietnam Run 2023 - Hành trình kiến tạo tương lai xanh
    Từ ngày 27/05, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam (CNG Việt Nam) tổ chức giải chạy “CNG Vietnam Run 2023 - Hành trình kiến tạo tương lai xanh” trên nền tảng ứng dụng trực tuyến. Đây là hoạt động tập thể kỷ niệm 16 năm thành lập Công ty (28/05/2007 - 28/05/2023), đồng thời tạo sân chơi rèn luyện sức khỏe dài hạn với nhiều giải thưởng hấp dẫn cho các cá nhân, đội nhóm hoàn thành mục tiêu.
  • Vườn Quốc gia Cúc Phương - Vườn Quốc gia Ba Vì: Trao đổi mô hình phát triển dược liệu
    (TN&MT) - Trong 2 ngày 30 – 31/5 vừa qua, Vườn quốc gia Cúc Phương đã tổ chức Đoàn công tác đến trao đổi học tập mô hình phát triển dược liệu tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội
  • Bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho các cơ quan thông tấn báo chí
    (TN&MT) - Sáng 2/6, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan, báo chí, lãnh đạo các cơ quan làm công tác thông tin tuyên truyền trên cả nước năm 2023.
  • Công ty Urenco - Công an TP. Hà Nội cùng hướng về Ngày Môi trường thế giới
    (TN&aMT) - Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”, Công an TP. Hà Nội phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) tổ chức Hội nghị truyền thông và triển khai chuỗi hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Ra mắt lễ hội WonderFest – điểm nhấn mới cho du lịch Việt Nam
    (TN&MT) - Ngày 31/05, VinWonders công bố ra mắt lễ hội WonderFest - chuỗi sự kiện du lịch giải trí đẳng cấp và đại nhạc hội quốc tế được tổ chức thường niên đầu tiên tại Việt Nam. Với sự kết hợp của âm nhạc đỉnh cao và hệ sinh thái du lịch hàng đầu, WonderFest sẽ mang tới không khí hội hè bất tận và cảm xúc thăng hoa không giới hạn cho tất cả du khách, tạo điểm nhấn mới mẻ và hấp dẫn cho du lịch Việt Nam.
  • Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Nâng cao tiềm lực và vị thế quốc gia
    (TN&MT) - Đó là chủ đề Hội thảo khoa học do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tổ chức vào ngày 31/5, tại Hà Nội. TS. Quách Đức Tín - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ TN&MT) chủ trì Hội thảo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO