Tiêu dùng xanh: Xanh từ sản xuất đến tiêu dùng

17/06/2014 00:00

(TN&MT) - Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần thay đổi công nghệ sản xuất xanh mà cả người tiêu dùng cũng cần thay đổi các thói quen tiêu dùng...

(TN&MT) - Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần dần thay đổi thói quen sản xuất lạc hậu hoặc kém thân thiện với môi trường để tiến tới các giải pháp sản xuất xanh mà cả người tiêu dùng cũng cần thay đổi các thói quen của mình và hướng đến một phong cách tích cực – tiêu dùng xanh. 
   
Xanh t nhn thc
   
  Phong cách tiêu dùng xanh không chỉ là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng mà thông qua hoạt động kinh tế góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường đã xuất hiện ở một số quốc gia trên thế giới.
   
  Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những nỗ lực chỉ từ phía cơ quan quản lý là không đủ mà quan trọng hơn là sự thống nhất của tất cả các thực thể tham gia nền kinh tế phải vào cuộc từ ý thức tới hành động. Điều này, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vẫn còn khoảng cách rất lớn. Nếu không từ bỏ kiểu làm ăn “chụp giật”, ngắn ngày và thay vào đó là tư duy phát triển bền vững thì khi các hiệp định về thương mại có hiệu lực với những quy định rất ngặt nghèo thì nguy cơ phá sản là rất lớn.
   
   
Tiêu dùng xanh – lợi kinh tế, sạch môi trường
    
   
  Theo đánh giá của Bộ TN&MT, chi phí tài nguyên và mức phát thải trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung cao hơn so với mức trung bình của khu vực và thế giới. Mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí. Đơn cử, để sản xuất được một đơn vị sản phẩm đạt mức trên 500 m3/tấn giấy, gấp 5 lần so với chỉ tiêu trên thế giới (xấp xỉ 100 m3/tấn). Nước thải của ngành chế biến thực phẩm cũng cao gấp 3,4 lần so với chỉ tiêu trên thế giới. Bên cạnh đó, chi phí năng lượng cao phổ biến trong các ngành công nghiệp: Ngành giấy tiêu hao 1.200 kwh và 1.500 kg than/tấn giấy tẩy trắng; ngành thép cần 700.000 kwh/tấn thép thỏi và 25 kwh/tấn gang tinh luyện.
   
   Trong khi đó, với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ trong hơn 10 năm qua, nhiều thói quen tiêu dùng, nhất là ở thế hệ trẻ, đã trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho các nguồn tài nguyên bị khai thác và môi trường bị ô nhiễm, gây mất cân bằng sinh thái và phát triển không bền vững. Các hoạt động đã triển khai mới dừng ở nâng cao nhận thức cộng đồng trong sử dụng các sản phẩm sinh thái, túi nilông sinh thái, 3R và là những hoạt động đơn lẻ, chưa kết nối với nhau, phạm vi tác động chỉ trong khuôn khổ của một nhóm đối tượng hưởng thụ trực tiếp, vì vậy chưa có tính phổ biến và tính bền vững.
   
Xanh trong hành đng
   
  Có thể nói, Luật Bảo vệ môi trường, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và các văn bản pháp quy khác đều có những quy định khuyến khích áp dụng sản xuất và tiêu thụ bền vững.
   
  “Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh” được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1393 đã nêu rõ, một trong những giải pháp nhằm đảm bảo tăng trưởng xanh là thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh, trong đó những nhiệm vụ cần triển khai bao gồm ban hành quy chế chi tiêu công xanh, chi đầu tư và chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước phải ưu tiên mua sắm và sử dụng hàng hóa dãn nhãn sinh thái, hàng hóa có khả năng tái chế; thúc đẩy dán nhãn sinh thái và phổ biến các thông tin sản phẩm thân thiện môi trường đến toàn xã hội; xây dựng lộ trình từ nay đến 2020 áp dụng mua sắm xanh.
   
  Hiện nay, để triển khai thực hiện các giải pháp tăng trưởng xanh và bảo vệ môi trường tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TN&MT là Cơ quan đầu mối của Việt Nam triển khai Dự án khu vực “Thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất sản phẩm xanh thông qua mua sắm công bền vững và nhãn sinh thái”  (SPPEL) do UNEP tài trợ từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Ủy ban châu Âu (EC).
   
  Dự án SPPEL  được thực hiện trong 3 năm (2014 - 2016) tại Hà Nội và một số tỉnh/thành phố của Việt Nam. Mục tiêu của dự án nhằm hỗ trợ các cơ quan Chính phủ có thẩm quyền tại Việt Nam xây dựng năng lực và kỹ thuật về xây dựng các chính sách thúc đẩy tiêu dùng (SPP) và sản xuất sản phẩm xanh (NST). Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ Việt Nam thực thi các chính sách về SPP & NST nhằm đạt hiệu quả cao nhất của việc sử dụng hai công cụ này; tạo ra diễn đàn trao đổi giữa các nhà khoa học, các cơ quan quản lý, các khu vực tư nhân về xây dựng chính sách nhằm đảm bảo lồng ghép SPP & NST trong quá trình ra quyết định. Nguồn kinh phí để thực hiện dự án sẽ từ nguồn vốn ODA là 248.691 USD, vốn đối ứng là 15.000 USD (bao gồm cả tiền mặt và hiện vật).
   
  Dự án được chia làm 4 hợp phần gồm: Sắp xếp tổ chức thực hiện dự án; đánh giá thực hiện SPP; lập kế hoạch xây dựng và thông qua nhóm hành động ưu tiên về SPP và NST được xây dựng và lồng ghép Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu thụ bền vững; triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch hành động quốc gia về SPP. Các hợp phần này được thực hiện dưới sự quản lý của Ban điều phối chung giữa UNEP và Bộ TN&MT.
   
  Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, việc tham gia dự án Việt Nam sẽ nâng cao năng lực cán bộ về xây dựng chính sách mua sắm công bền vững và nhãn sinh thái. Bên cạnh đó, khu vực tư nhân hay doanh nghiệp cũng được tiếp nhận tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia UNEP.
   
Phương Anh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiêu dùng xanh: Xanh từ sản xuất đến tiêu dùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO