Thứ Năm, 29/5/2025 11:58 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Tiêu dùng có trách nhiệm vì một trái đất bền vững: Thay đổi tư duy cung cầu

Thứ Ba 24/09/2019 , 10:20 (GMT+7)

(TN&MT) - Tiêu dùng xanh cùng với kinh tế xanh đã, đang và sẽ trở thành vấn đề trung tâm trong các nỗ lực hướng tới phát triển bền vững của nhân loại.

Theo đánh giá của Bộ TN&MT, chi phí tài nguyên và mức phát thải trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung cao hơn so với mức trung bình của khu vực và thế giới. Mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí.

Đơn cử, để sản xuất được một đơn vị sản phẩm đạt mức trên 500 m3/tấn giấy, gấp 5 lần so với chỉ tiêu trên thế giới (xấp xỉ 100 m3/tấn). Nước thải của ngành chế biến thực phẩm cũng cao gấp 3,4 lần so với chỉ tiêu trên thế giới. Bên cạnh đó, chi phí năng lượng cao phổ biến trong các ngành công nghiệp: Ngành giấy tiêu hao 1.200 kWh và 1.500 kg than/tấn giấy tẩy trắng; ngành thép cần 700.000 kWh/tấn thép thỏi và 25 kWh/tấn gang tinh luyện.

T9
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghệ xanh. Ảnh: HM

Với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ trong hơn một thập kỷ qua, nhiều thói quen tiêu dùng, đã trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho các nguồn tài nguyên bị khai thác và môi trường bị ô nhiễm, gây mất cân bằng sinh thái và phát triển không bền vững. Các hoạt động đã triển khai mới dừng ở nâng cao nhận thức cộng đồng trong sử dụng các sản phẩm sinh thái, túi ni lông sinh thái, 3R và là những hoạt động đơn lẻ, chưa kết nối với nhau, phạm vi tác động chỉ trong khuôn khổ của một nhóm đối tượng hưởng thụ trực tiếp, vì vậy, chưa có tính phổ biến và tính bền vững.

Nhận diện rõ những bất cập đó, phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và được thể hiện rõ nét trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia cũng như của các ngành và địa phương và đã được các địa phương tích cực triển khai.

Đáng chú ý là Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg, “Phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn 2050”, trong đó, có 2 nhiệm vụ liên quan đến tiêu dùng xanh là xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng. Theo đó, xanh hóa sản xuất, thực hiện một chiến lược công nghiệp hóa sạch thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghệ xanh, nông nghiệp xanh…; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi. Chiến lược Tăng trưởng xanh là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các chính sách liên quan đến tiêu dùng xanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Qua quá triển khai Chiến lược Tăng trưởng xanh đã thu được một số kết quả ban đầu đáng khích lệ. Nổi bật là Trung ương ban hành Nghị quyết 24 (6/2013) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực từ 1/1/2015 đã đưa thêm chương IV về ứng phó với biến đổi khí hậu; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010); Quy hoạch điện 7 sửa đổi; nội dung giảm phát thải khí nhà kính đã được lồng ghép vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và các giai đoạn tới.   

Đến hết năm 2018, đã có 7 Bộ và cơ quan ngang Bộ đã ban hành Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh gồm: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch phát triển đô thị xanh Việt Nam đến năm 2030. Có trên 30 tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh cấp tỉnh, thành phố.

 

Xem thêm
TP.HCM sắp xóa sổ xe xăng khỏi các app xe công nghệ

TP.HCM TP.HCM đang xúc tiến kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe xăng sang xe điện, tiến tới xóa sổ xe xăng của tài xế công nghệ khỏi các app xe công nghệ.

Đề xuất vớt rác 1 lần/tuần tại các tuyến kênh thoát nước TP HCM

TP HCM Sở Xây dựng TP HCM vừa đề xuất tổ chức vớt rác tối thiểu 1 lần/tuần trên toàn bộ 23 tuyến kênh thoát nước, với tổng chiều dài hơn 41 km.

Gian nan xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác thải Đông Vinh

Nghệ An Đã 14 năm trôi qua kể từ ngày bãi rác Đông Vinh chính thức đóng cửa, thế nhưng, công tác xử lý triệt để ô nhiễm môi trường vẫn đang diễn ra khá chậm chạp.

Mưa dầm nhiều ngày, xâm nhập mặn ở Vĩnh Long, Trà Vinh giảm rõ rệt

ĐBSCL Mưa lớn liên tiếp trong tuần qua giúp giảm đáng kể tình trạng xâm nhập mặn tại Vĩnh Long và Trà Vinh so với cùng kỳ năm trước.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Giới thiệu Bộ nhận diện Ngày Môi trường thế giới (5/6/2025)

Bộ nhận diện góp phần chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức, định vị hình ảnh một chiến dịch môi trường quy mô quốc gia.

Bình luận mới nhất