Tiết kiệm nước: Thay đổi nhỏ cho hiệu quả lớn

Thủy Nguyễn | 29/03/2023, 15:52

(TN&MT) - Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người và hệ sinh thái tự nhiên. Nhất là khi dân số ngày càng tăng nhanh, kéo theo tài nguyên nước càng cạn kiệt và ô nhiễm với tốc độ nhanh hơn. Dù chưa tìm được “đường tắt” để ngăn chặn tình trạng này, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hành động bảo vệ nguồn nước sạch bằng những thay đổi rất nhỏ trong việc dùng nước hàng ngày.

Thiếu nước sạch, không thể giảm nghèo bền vững 

Hiện nay, khủng hoảng nước và vệ sinh môi trường đang là mối đe dọa, rủi ro lớn đến cuộc sống con người. Những cơn khủng hoảng này không chỉ riêng ở châu Phi hay các vùng sa mạc mà đã diễn ra ngay cạnh mỗi chúng ta, vì trung bình cứ mỗi 3 người Việt Nam thì có một người bị thiếu nước sạch.

Theo ông Nguyễn Minh Khuyến - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT), thống kê sơ bộ trên toàn quốc cho thấy, nguồn nước ở Việt Nam hiện đang được khai thác phục vụ cho các mục đích sử dụng khoảng 84 tỷ m3/năm, trong đó nước dưới đất khoảng 3,8 tỷ m3/năm (tương đương 10,5 triệu m3/ngày), nước mặt khai thác sử dụng khoảng 80,6 tỷ m3/năm (221 triệu m3/ngày).

Việc khai thác, sử dụng tập trung chủ yếu vào 7 - 9 tháng mùa khô; trong đó trên 80% lượng nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp (khoảng 65 tỷ m3/năm) và cơ cấu sử dụng nước đang có xu hướng tăng dần cho công nghiệp, thủy sản và sinh hoạt. Dự báo đến năm 2030 nhu cầu nước khoảng 122 tỷ m3/năm, tăng 1,5 lần so với hiện nay. Bởi vậy, tình trạng thiếu nước sẽ diễn ra nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.

uy3sxbnf.jpg
Người dân Ninh Thuận đối mặt với tình trạng hạn hán nghiêm trọng 

Ông Nguyễn Minh Khuyến cũng cho biết, hiện nay, một số địa phương vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn. Một số vùng thuộc huyện Mộc Châu vẫn thiếu nước nghiêm trọng. 

Vùng miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An, người dân cũng đang thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tỉnh Hà Tĩnh mặc dù lượng nước nhiều nhưng hàng năm vẫn thiếu khoảng 95 triệu m3 nước cho sản xuất và sinh hoạt. Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, lượng mưa thấp, mức độ bốc hơi nước cao làm cho khả năng tích nước hạn chế, người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn về nước sinh hoạt, sản xuất.

1054_image006.jpg
Xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, hạn mặn làm cho khả năng tiếp cận nguồn nước ngọt giảm. Nước mặn lấn sâu vào đất liền vài chục đến hơn trăm km, nồng độ mặn cao, có nơi độ mặn lên tới 20 phần nghìn nên nước sinh hoạt sản xuất thiếu nghiêm trọng, có thời điểm người dân phải mua nước sinh hoạt với 200 nghìn đồng/m3. Cùng với đó, tình trạng xâm nhập mặn đang làm các kênh rạch, mạch nước ngầm không thể sử dụng được. Tại nhiều nơi trên vùng sông nước này, nước lại đắt hơn gạo khiến cuộc sống của người dân đang ngày càng khó khăn hơn.

Đặc biệt, thách thức nguồn nước luôn gắn liền với giảm nghèo. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sạch là 57%, trong khi đó tỷ lệ này ở thành thị là 89%. Tỷ lệ người dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 59% và tỷ lệ này ở thành phố là 92%. Thống kê cũng cho thấy, nhiều hộ nghèo chưa được sử dụng nước sạch hoặc không có nhà vệ sinh. Điều này đã gây ra những áp lực lên nguồn nước, áp lực này càng trở lên khốc liệt hơn khi dân số tăng cùng với mặt trái của quá trình tăng trưởng kinh tế, biến đối khí

Theo dự báo, có 11/16 lưu vực sông chính của Việt Nam sẽ đối mặt với tình trạng căng thẳng về nước, đặc biệt là trên 4 lưu vực sông chính tạo ra 80% GDP của Việt Nam như lưu vực sông Hồng - Thái Bình, lưu vực sông Cửu Long, lưu vực sông Đồng Nai và lưu vực sông Đông Nam Bộ.

Chung tay để bảo vệ nguồn nước cho thế hệ tương lai

Để giải quyết cuộc khủng hoảng về nước và vệ sinh môi trường trên toàn cầu, ngày Nước thế giới (22/3) năm 2023 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Thúc đẩy sự thay đổi” (Accelerating Change) nhấn mạnh vai trò của nước là nền tảng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống và là cốt lõi của sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia, qua đó, kêu gọi cộng đồng cùng thực hiện các chương trình hành động bảo vệ tài nguyên nước để tạo sự khác biệt bằng cách thay đổi nhận thức sử dụng, khai thác và quản lý nước trong cuộc sống hằng ngày.

Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước, không thể thiếu sự tham gia có ý nghĩa của nhiều bên liên quan. Mỗi tổ chức, cá nhân cần có những hành động thiết thực và cụ thể như tiết kiệm nước sạch khi sử dụng, không vứt, xả rác thải bừa bãi ra môi trường, tránh tình trạng xả trực tiếp vào nguồn nước sinh hoạt; nước thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, bệnh viện phải được xử lý trước khi thải ra môi trường; hạn chế đến mức thấp nhất chất dinh dưỡng dư thừa, thuốc bảo vệ thực vật ngấm vào đất, nguồn nước ngầm…

hanh-lang-bao-ve-nguon-nuoc-ben-tre-20210812134728672(1).jpg

Chung tay để bảo vệ nguồn nước cho thế hệ tương lai

Chính quyền các địa phương cần tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư, khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình, dự án thuộc lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước, nhất là các công trình cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở các vùng núi cao, hải đảo, vùng khan hiếm nước.

Hướng đến mục tiêu mọi người bình đẳng trong tiếp cận nước sạch

Nước sạch và vệ sinh môi trường là điều kiện tối thiểu cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con người. Đây cũng là một chỉ số quan trọng đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều quốc gia.

Mặc dù thời gian qua, Việt Nam đã có những tiến bộ trong việc tăng độ bao phủ về cấp nước sạch và vệ sinh. Khả năng tiếp cận nguồn nước đã cải thiện tăng lên trên toàn quốc. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2022, tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nước sạch đạt khoảng 85% (hơn 4 triệu người với hơn 1 triệu hộ dân). Vẫn còn 15% người dân chưa được tiếp cận nước sạch.

Vì vậy, để hướng đến mục tiêu, mọi người bình đẳng trong tiếp cận nước sạch, theo ông Nguyễn Minh Khuyến, trước hết các cấp, các ngành cần tăng cường đầu tư và quản lý chặt chẽ các công trình cấp nước sạch. Trong đó thực hiện đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung gắn với khai thác, quản lý vận hành theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu; đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung quy mô lớn, đồng bộ, liên xã, liên huyện, kết nối với hệ thống cấp nước đô thị ở những nơi phù hợp để đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, bền vững; ưu tiên sử dụng nguồn nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng cho cấp nước sinh hoạt.

Cùng với đó, cần lồng ghép hợp lý chỉ tiêu về nước sạch nông thôn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, cấp ngành và cấp huyện, xã. Tăng cường công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia nhiều hơn nữa của khu vực tư nhân, các cá nhân quan tâm đầu tư, vận hành, quản lý hệ thống cấp nước, đảm bảo người dân tiếp cận các dịch vụ cấp nước một cách bền vững.

Bài liên quan
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Khảo sát việc khai thác, sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt trên địa bàn TP.Hà Nội
    Để phục vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, ngày 3/6, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cho Đại biểu Quốc hội là thành viên của Ủy ban tham gia khảo sát việc khai thác, sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt trên địa bàn Tp. Hà Nội.
  • Cần một cơ chế chia sẻ nguồn lực giữa các địa phương sử dụng tài nguyên nước
    (TN&MT) - Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước, hướng tới đảm bảo an ninh nguồn nước, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
  • Quảng Bình: Tăng cường biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn công trình đê điều
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành các văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan nhằm chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn công trình đê điều.
  • Đắk Nông: Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước giúp giảm nghèo bền vững
    Xác định nguồn nước là một yếu tố rất quan trọng giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO