Tiết kiệm năng lượng: Giảm áp lực cho nền kinh tế

28/03/2019, 10:18

(TN&MT) - Nếu chúng ta sử dụng điện và năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn, nền kinh tế nói chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tăng và gánh nặng về chi phí điện năng cho mỗi gia đình sẽ giảm. Đó chính là thông điệp của Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2019 tại Việt Nam.

172057 smart city


Hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng

Theo tính toán của Bộ Công Thương, tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ) của Việt Nam lên đến 8,1% tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia so với kịch bản thông thường đến năm 2030 và 10% đến năm 2035, chủ yếu từ nhóm ngành công nghiệp.

Thực tế, từ hơn một thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực phát triển khuôn khổ thể chế và luật pháp để thúc đẩy việc SDNL TK&HQ. Các chương trình, dự án và giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) giúp giảm tiêu thụ khoảng 12,6 triệu TOE trong tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc, tương đương với việc tránh phải đầu tư xây dựng 5.000 MW nhiệt điện.

Mặc dù vậy, mức giảm này vẫn thấp hơn so với tiềm năng (mới đạt khoảng 5,8% tổng tiêu thụ NL), phần lớn các hoạt động mới chỉ dừng lại ở giải pháp quản lý và giải pháp không yêu cầu đầu tư hoặc yêu cầu mức đầu tư thấp. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện và năng lượng của Việt Nam mỗi năm tăng đến 10%, cao hơn tốc độ tăng của GDP. Hiện nay, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước có mức độ sử dụng điện và năng lượng trên GDP cao hàng đầu trong khu vực, chi phí năng lượng trong giá thành sản phẩm cao hơn các nước có cùng trình độ công nghệ. Cụ thể, số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) và EVN cho thấy, năm 2018, 1kWh điện chỉ làm ra 1,3 USD cho Việt Nam, trong khi mức bình quân của thế giới là 1 kWh điện làm ra 3,3 USD.

Theo ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, từ năm 2019, Việt Nam bắt đầu phải đối mặt với thách thức trong việc cung ứng điện, khi nguồn cung mới không có nhiều, nhưng phụ tải điện tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Điều này tạo ra áp lực rất lớn cho hệ thống điện.

Thực tế, áp lực này đã “bung ra” vài ngày trước, thời điểm Bộ Công Thương công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 tăng 8,36%. Theo các chuyên gia, động thái này ngoài việc giảm gánh nặng cho ngành điện còn đánh vào túi tiền của người dân, doanh nghiệp, buộc họ phải quan tâm tìm kiếm và đầu tư nhiều hơn cho các giải pháp tiết kiệm điện về lâu dài.

Ông Franz Gerner, Trưởng nhóm Năng lượng, World Bank Việt Nam cho rằng, lượng điện có thể sản xuất từ các nguồn rẻ tiền tại Việt Nam như thủy điện, than, khí đã bị khai thác tới hạn. Tất cả sản lượng điện sản xuất mới từ than nhập khẩu và trữ lượng khí trong nước đều sẽ có giá thành cao hơn và tất yếu, giá bán điện sẽ tiến tới phản ánh chi phí đầu vào sản xuất. Việc thúc đẩy hơn nữa các giải pháp SDNL TK&HQ sẽ tác động tích cực đến việc quản lý nhu cầu năng lượng quốc gia, trong bối cảnh phát triển năng lượng tái tạo ngày càng đóng góp nhiều hơn trong cơ cấu nguồn điện.

 Tiết kiệm năng lượng 8 - 10% đến năm 2030

Trong tháng 3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030. Chương trình đề ra mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng 5 - 7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 - 2025 và từ 8 - 10% trong giai đoạn 2019 - 2030. Chương trình được kỳ vọng sẽ kế thừa và phát huy những kết quả tích cực và khắc phục những hạn chế của Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả các giai đoạn trước, phối hợp và lồng ghép với các Chương trình khác đang được triển khai thực hiện.

Theo các chuyên gia, Chương trình cần xây dựng trung tâm dữ liệu năng lượng Việt Nam theo hướng công khai, minh bạch, cùng với việc ngành điện công khai các số liệu đầu vào, mức độ tổn thất, các ngành, các tập đoàn, doanh nghiệp, khách hàng sử dụng năng lượng đều phải có trách nhiệm trong việc nâng cao ý thức sử dụng điện của mình. Đi cùng với đó là những chế tài xử lý, giám sát một cách thường xuyên, chặt chẽ. Điều này không chỉ giúp giảm những bức xúc về cách tính giá điện mà còn tăng ý thức sử dụng các giải pháp, thiết bị thay thế, tiết kiệm điện năng, giúp tăng hiệu quả đầu tư của nền kinh tế.

Việc thúc đẩy các giải pháp tiết kiệm điện còn tạo sức bật cho đà phát triển năng lượng tái tạo hiện nay ở Việt Nam, giảm phụ thuộc vào các nguồn lượng lượng hóa thạch gây ô nhiễm môi trường.

Bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) khẳng định, các hoạt động sản xuất và sử dụng năng lượng là nguyên nhân chính phát thải khí nhà kính - tác nhân quan trọng dẫn đến biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người nói riêng, đến môi trường, tự nhiên và Trái đất nói chung. Vì thế, tiết kiệm năng lượng là mũi tên trúng hai đích, vừa giúp nâng cao tính hiệu quả của cuộc sống, của nền kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất. Đây chính là ý nghĩa của Chủ đề Chiến dịch Giờ Trái đất 2019.

Các chương trình, hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ bảo tồn được nguồn năng lượng của quốc gia, giúp nền kinh tế phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đồng thời, thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu đã tiếp tục lập kỷ lục sau năm 2018.

Bài liên quan
  • Nối vòng tay lớn bảo vệ môi trường Trái đất
    (TN&MT) - 20 giờ ngày 30/3, Lễ tắt đèn Hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2019 sẽ chính thức bắt đầu trên toàn thế giới. Từ 1 tháng nay, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 thành phố lớn đi đầu triển khai các hoạt động, phong trào liên quan đến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Không chỉ dừng lại ở việc hưởng ứng hoạt động tắt đèn toàn cầu, đến nay, việc vận động cộng đồng thực hiện tắt điện tiết kiệm mà còn mở rộng ra nhiều hoạt động bảo vệ môi trường khác giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch, giảm thiểu rác thải nhựa, phân loại rác tại nguồn để gia tăng lượng rác thải tái chế, khuyến khích nhân rộng các ý tưởng xanh…

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Bình Định công khai loạt dự án khu đô thị chưa đủ điều kiện giao dịch
    Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa công khai danh sách các dự án khu dân cư, khu đô thị chưa đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh tính đến tháng 9/2023.
  • TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang
    (TN&MT) - Hưởng ứng lời kêu gọi vì người nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau, TNG Holdings Vietnam vừa đóng góp hỗ trợ 5 tỷ đồng cho Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang để xây dựng 100 căn nhà Đại đoàn kết.
  • Honda Việt Nam: Trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh năm học 2023 - 2024
    Đây là hoạt động ý nghĩa và thiết thực của chương trình “Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một” do Công ty Honda Việt Nam, Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 đến 2020.
  • EVNNPT tăng cường hợp tác với Ngân hàng Thế giới
    Vừa qua, tại Hà Nội, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã có buổi làm việc với bà Zayra Romo - Trưởng nhóm cơ sở hạ tầng Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương - Ngân hàng Thế giới (WB) về khả năng hợp tác trong các lĩnh vực.
  • Dự án Khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Vĩnh Hy: Hướng tới sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên
    Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, có quy mô 64,65 ha. Dự án được thiết lập với mục tiêu xây dựng khu du lịch sinh thái kết hợp khu nghỉ dưỡng khai thác hợp lý lợi thế về cảnh quan, thân thiện và tôn trọng hiện trạng môi trường, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh Ninh Thuận và Vườn Quốc gia Núi Chúa. Đồng thời cung cấp những dịch vụ du lịch chất lượng cao, có bản sắc riêng, hướng tới sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững.
  • NCSP hoàn thành bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khí Nam Côn Sơn 1
    Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) đã hoàn thành thắng lợi công tác bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khí Nam Côn Sơn 1 và Nhà máy xử lý khí NCSP năm 2023. Đây là công tác được thực hiện định kỳ 2 năm/lần nhằm đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối của hệ thống đường ống khí Nam Côn Sơn.
  • Bát Xát – Lào Cai: Nhân rộng các mô hình làm kinh tế giỏi
    (TN&MT) - Những năm qua, để công tác giảm nghèo đi vào thực tế và bền vững huyện Bát Xát( Lào Cai) đã cùng với người dân tích cực triển khai các dự án phát triển kinh tế. Từ đó nhân rộng mô hình giảm nghèo theo hướng góp vốn đối ứng, phát huy được hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng chính sách.
  • Kinh tế Quảng Nam 9 tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn
    Kinh tế Quảng Nam trải qua 9 tháng đầu năm 2023 trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi. Hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh (SXKD) gặp không ít khó khăn, chủ yếu là do kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi hoàn toàn hậu Covid-19, nhu cầu thị trường giảm sút; mặc dù ngành du lịch, dịch vụ có khởi sắc vẫn chưa phục hồi hoàn toàn…
  • Vietsovpetro: Nâng cao sức mạnh truyền thông nội bộ và văn hóa doanh nghiệp
    Với mục tiêu nâng cao kiến thức nền tảng về truyền thông trong doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng văn hóa doanh nghiệp và kết nối đội ngũ truyền thông nội bộ, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã tổ chức Hội thảo “Sức mạnh của Truyền thông nội bộ và Văn hóa doanh nghiệp”.
  • Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng 33 năm thành lập PV GAS
    Nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (20/09/1990 - 20/09/2023), các đơn vị trực thuộc Tổng công ty đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo cán bộ công nhân viên, người lao động (CBCNV-NLĐ).
  • Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn trầm lắng
    (TN&MT) - Thời gian qua, phân khúc bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng gồm biệt thự, nhà phố/shophouse, condotel gần như gặp khó khăn nhất trên thị trường BĐS. Ngoài việc khó khăn về pháp lý thì thanh khoản thấp, hàng tồn kho cao, khiến nhiều chủ đầu tư đuối sức.
  • Thanh Hóa: Khát vọng làm giàu từ mô hình trồng rừng
    Chính sách giao khoán trồng rừng kết hợp chăn nuôi là điểm sáng trong công tác xoá đói giảm nghèo tại xã Hà Tân, huyện Hà Trung (Thanh Hóa). Mô hình đang được Cựu chiến binh Lê Văn Bình vận dụng hiệu quả, phủ xanh đồi trọc, góp phần phát triển kinh tế bền vững, ổn định thu nhập cho nhiều lao động địa phương.
  • Thái Bình đa dạng kênh cho vay vốn giúp hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Nhận thức rõ điều này, tín dụng chính sách luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, nhờ đó công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật giúp các hộ nghèo thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả, đồng thời ý chí vươn lên của người nghèo tăng cao.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO