Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 28/5/2025 19:36 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Tiết kiệm năng lượng để tối ưu hóa chi phí

Thứ Năm 08/10/2020 , 18:49 (GMT+7)

Nhờ tiết kiệm điện mà Công ty TNHH Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa đã tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đóng trên địa bàn Khu công nghiệp (KCN) Từ Liêm, Hà Nội, Công ty TNHH Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa hoạt động trong lĩnh vực chế tạo thiết bị máy móc thuộc các ngành cơ, nhiệt, điện lạnh đo lường tự động hóa và chế biến thực phẩm. Năm 2019 công ty đã triển khai thực hiện kiểm toán năng lượng, qua kiểm toán cho thấy công ty đã thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm điện trong 3 năm qua.

Cụ thể, công ty đã thay bóng đèn cao áp bằng bóng đèn Led tại khu vực nhà xưởng. Đây là nơi sử dụng tưởng đối nhiều bóng đèn Halogen - loại bóng tiêu thụ rất lớn điện năng. Trước năm 2016, khu vực này còn 35 đèn cao áp Halogen chưa được thay thế. Bóng đèn cao áp có hiệu suất thấp, phần lớn năng lượng được chuyển thành nhiệt nên tổn thất nhiều năng lượng. Hiện nay trên thị trường có bóng đèn Led nhà xưởng có hiệu suất sáng hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với bóng cao áp Halogen. Do vậy công ty đã thay thế 35 đèn cao áp Halogen bằng 20 bóng đèn Led hiệu suất cao.

Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm điện

Đèn Led nhà xưởng 100W được tích hợp chíp công suất có hiệu suất cao nên hiệu suất phát quang lớn nhất. Với bộ tản nhiệt được chế tạo bằng hợp kim nhôm giúp tản nhiệt cho Led tốt nhất, tăng tuổi thọ của Led. Ứng dụng đèn Led nhà xưởng 100W thay thế cho bóng cao áp 200W truyền thống.

Đồng thời, công ty cũng áp dụng giải pháp thay thế động cơ quạt gió. Theo đó, trước năm 2017, công ty sử dụng 20 quạt làm mát với công 1,1W để làm mát công nhân vận hành trong nhà xưởng. Hệ thống quạt này không được bảo dưỡng định kỳ, hoạt động thường xuyên nên công suất vượt quá công suất định mức và có tỷ lệ tổn hao tương đối lớn do năng lượng tiêu thụ thực tế vượt quá công suất định mức. Với hiện trạng của hệ thống quạt như trên, năm 2017 công ty đã thay thế động cơ quạt hiện tại bằng động cơ quạt mới có hiệu suất cao. Đảm bảo làm mát cho công nhân và có tiềm năng tiết kiệm tới 20 - 25% điện năng tiêu thụ.

Đối với giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống bơm, hệ thống nước làm mát máy sản xuất sử dụng nước tuần hoàn để giải nhiệt cho dầu và các ổ bi của động cơ. Công ty sử dụng 2 bơm nước tuần hoàn với công suất 7,5 kW cung cấp nước giải nhiệt cho các máy. Do nhu cầu làm lạnh các máy sản xuất thay đổi tải liên tục nên nhu cầu nước làm mát cần trao đổi cũng thay đổi, mặt khác nước giải nhiệt còn thay đổi theo thời tiết, các giờ trong ngày và các tháng trong năm, nhiệt độ nước giải nhiệt luôn luôn ≥ nhiệt độ môi trường, do vậy có nhiều thời gian bơm nước giải nhiệt có thể giảm được mà vẫn đảm bảo nhu cầu làm mát cho máy sản xuất bằng cách lắp biến tần cho bơm nước lạnh.

Trong khi đó, giải pháp giảm tỷ lệ rò rỉ khí nén cũng mang lại hiệu quả lớn cho công ty khi mà phần lớn tổn thất rò rỉ khí là ở các cút nối, chia khí, súng bắn… Do vậy công ty đã thay cút nối khí mới có dạng gen xoắn hoặc vít có độ bền cao để giảm sự rò rỉ .

Tổng mức tiết kiệm thu được từ tất cả các giải pháp đã thực hiện = 6,3%, giải pháp có mức tiết kiệm cao nhất là giải pháp thay đèn cao áp bằng đèn LED với mức tiết kiệm = 64%. Thời gian hoàn vốn trung bình của các giải pháp = 1,9 năm.

Giải pháp tiết kiệm năng lượng mang tính sáng tạo, độc đáo và có khả năng ứng dụng rộng rãi là giải pháp lắp Sensor cảm biến nhiệt độ cho các động cơ quạt tháp giải nhiệt. Sensor cảm biến nhiệt độ là thiết bị giúp giám sát nhiệt độ của nước làm mát, từ đó có sự điều khiển đối với hoạt động của quạt. Khi trời mát hoặc lạnh (nhiệt độ của nước dưới 24oC) một quạt làm mát nước tự động dừng, khi trời ấm nóng (nhiệt độ của nước trên 26oC), thì quạt tự động bật làm mát nước cho tới khi nhiệt độ nước giảm xuống dưới 24oC lại tự động tắt quạt.

Năm 2019, Công ty TNHH Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa đã đạt chứng nhận Cơ sở sử dụng Năng lượng Xanh 4 sao cho loại hình sản xuất công nghiệp.

Xem thêm
Tính toán 'thị trường đường xa' cho cà phê Việt

Trong khi tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cà phê, ngành cà phê Việt Nam đang có những toan tính về thị trường sau khi thuế đối ứng được Hoa Kỳ áp dụng.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kết nối công-tư giải cơn khát lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) góp phần kết nối công - tư để giải cơn khát lao động trước tình trạng thiếu lao động chất lượng và bất cập nơi thừa, chỗ thiếu.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.

Bình luận mới nhất