Tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số

Phạm Oanh | 31/05/2021, 17:43

(TN&MT) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn 3595/VPCP-KGVX về việc thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.

Công văn nêu rõ, tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 -2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến như sau: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và Ủy ban nhân dân các tỉnh tham gia Chương trình điều chỉnh nhiệm vụ của Chương trình (với các tỉnh có nhu cầu) theo bướng tăng số trường được thụ hưởng để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế tại địa phương và các hướng dẫn liên quan, đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu của Chương trình nhưng không làm tang kinh phí.

Tăng số trường được thụ hưởng để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế tại địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục & Đào tạo , UBND các tỉnh tham gia Chương trình để xem xét bố trí các nguồn vốn thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu của Chương trình.

Tham gia Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 hiện có 39 tỉnh thành như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hoà Bình, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu….

Được biết, Chương trình Mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 nhằm mục tiêu tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Đồng thời, hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu và bàn ghế học sinh, trang thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp, khu ở nội trú; sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi chung là vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) và các trường phổ thông dân tộc bán trú.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO