Xã hội

Tiếp sức cho nông dân Bắc Ninh vươn lên thoát nghèo

Việt Khang 09:28 24/05/2023

(TN&MT) - Hàng trăm nghìn hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; hàng trăm nghìn hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm; hàng nghìn hộ nông dân đã được giúp đỡ và tự mình vươn lên thoát nghèo… là những kết quả nổi bật của tỉnh Bắc Ninh đã đạt được  trong phong trào “nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thời gian qua.

Nông dân thi đua, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Được xác định là phong trào trọng tâm, nòng cốt, đem lại lợi ích thiết thực đối với hội viên, nông dân, những năm qua, phong trào “nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tạo hiệu ứng mạnh mẽ, tác động tích cực đến đời sống các hộ nông dân, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thời gian qua, phong trào “nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã được Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh phát triển cả bề rộng, chiều sâu, tạo tiền đề cho nông dân tiếp cận thị trường, hội nhập quốc tế. Cùng với việc ban hành quy định về tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi, hàng năm, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh đã giao chỉ tiêu phấn đấu, đồng thời chỉ đạo Hội cơ sở thực hiện bình xét, biểu dương, suy tôn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi chính xác, kịp thời. Tích cực phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ vốn vay; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho nông dân.

anh-tin-tang-bo-que-vo-cac-dai-bieu-trao-tang-bo-sinh-san-cho-hv-nguyen-the-hinhjpg-1612348745046821151492.jpg
Chương trình tặng bò giống sinh sản cho Hội viên nông dân nghèo tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh

Một trong những hoạt động quan trọng giúp đẩy mạnh phong trào là việc tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ thiết thực cho hội viên trong sản xuất, Hội Nông dân các cấp liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi trả chậm, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi, giới thiệu nguồn cung cấp con giống đảm bảo chất lượng và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân. Nhờ đó, khuyến khích các hộ nông dân tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất; nhiều hộ mạnh dạn đầu tư kinh phí, áp dụng tiến bộ kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

rau-an-toa-n-ba-c-ninh-2-8986-1594802308_1200x0.jpg
Sản xuất an toàn giúp các mô hình sản xuất rau an toàn tỉnh Bắc Ninh có hiệu quả cao

Từ phong trào này xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, cho thu nhập cao, tạo việc làm thường xuyên cho lao động địa phương. Đến nay, toàn tỉnh hình thành được 60 vùng sản xuất tập trung. Bước đầu, một số mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Vùng hoa, cây cảnh trên 500 triệu đồng/ha/năm ở Tiên Du, thị xã Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh; vùng rau xanh 300 triệu đồng/ha/năm ở thị xã Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành và thành phố Bắc Ninh; vùng cà chua 180 triệu đồng/ha/năm ở Thuận Thành, Tiên Du; vùng hành tỏi 150 triệu đồng/ha/năm ở Gia Bình, Lương Tài; vùng trồng cà rốt 120 triệu đồng/ha/năm ở Gia Bình, Lương Tài…

Số liệu hống kê từ các cấp Hội, bình quân mỗi năm, phong trào thu hút hơn 90.000 hộ nông dân đăng ký tham gia. Qua bình xét, 90% hộ đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Với sự mạnh dạn, chắc chắn trong đầu tư, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giúp đỡ cho nhiều hộ nghèo trong cùng thôn, xã về khoa học kỹ thuật, cây con giống hoặc tạo việc làm thường xuyên cho lao động địa phương, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.

ntnm-1-.jpg
Hệ thống đường giao thông nông thôn ở Bắc Ninh được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp

Không chỉ giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo làm giàu, phong trào “nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” cũng đã tác động tích cực đến công cuộc xây dựng nông thôn mới của các địa phương thông qua việc đóng góp sức người, sức của xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, khẳng định vai trò của Hội Nông dân các cấp, góp phần xây dựng đời sống nông thôn mới.

Hiệu quả từ Quỹ hỗ trợ nông dân

Bên cạnh hiệu quả của phong trào “nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, để tiếp sức cho nông dân Bắc Ninh làm giàu, trong những năm qua, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Ninh đã giúp hàng nghìn hội viên, nông dân được vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế. Nguồn vốn này đã trở thành động lực quan trọng giúp các hộ nông dân xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, từng bước cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo.

Theo Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh, tính đến hết tháng 6/2022, trên địa bàn tỉnh có trên 1.600 hộ vay từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân với tổng số vốn trên 112 tỷ đồng cho các dự án chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, làng nghề và các loại hình khác.

img-4085.jpg
Hiệu quả từ Quỹ hỗ trợ nông dân giúp các hộ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước

Ông Trần Đăng Sâm, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh khẳng định, Quỹ hỗ trợ nông dân đã giúp các hộ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ. Từ nguồn quỹ này, các hội viên nông đã xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hội viên và gia đình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nguồn vốn này vẫn còn hạn chế, chỉ đáp ứng được phần nhỏ trong tổng nhu cầu vay vốn của hội viên, nông dân.

Theo ông Trần Đăng Sâm, để quỹ hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả, thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho hội viên, nông dân nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách hỗ trợ có liên quan đến quyền lợi của người dân, từ đó nông dân tiếp cận và hưởng thụ từ chính sách. Đồng thời, Hội cũng sẽ lựa chọn những mô hình vay vốn phù hợp, có tính khả thi, bảo đảm phát huy hiệu quả nguồn vốn và có khả năng nhân rộng.

Đặc biệt, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã ban hành Quyết định số 335 về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030".

Mục tiêu của đề án nhằm giúp nông dân tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi của tỉnh, thêm nguồn vốn để đầu tư, mở rộng và áp dụng khoa học-kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh từ quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Theo đó, giai đoạn 2021-2025, Bắc Ninh bảo đảm nguồn ngân sách cấp tỉnh cho quỹ hỗ trợ nông dân từ 10 tỷ đồng trở lên/năm và từ 15 tỷ đồng trở lên/năm giai đoạn 2026-2030; cấp từ 300 triệu đồng trở lên/đơn vị/năm và ngân sách cấp xã cấp từ 10 triệu đồng trở lên/đơn vị/năm...

Bài liên quan
  • Bắc Ninh: Nỗ lực giảm nghèo đa chiều bền vững
    (TN&MT) - “Từ năm 2023, 100% hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.” - Đây là mục tiêu chính đặt ra tại Kế hoạch số 121/KH-UBND do UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Tạo sinh kế bền vững từ vườn đồi
    (TN&MT) - Những năm qua, TX.Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung phát triển kinh tế- xã hội và có nhiều các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo về nhà ở, đất ở, vay vốn giúp người dân phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu ngay trên quê hương của mình.
  • Hậu Giang: Quản lý, khai thác hiệu quả đất đai giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Xác định đất đai là nguồn lực quan trọng, góp phần phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến giảm nghèo bền vững, tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • “Trái ngọt” trên vùng đá tai mèo
    Không  cam chịu cái đói, cái nghèo ông Sùng A Thào mạnh dạn vay ngân hàng 300 triệu đồng đầu tư trồng hàng nghìn cây ăn quả. Không ngại khó, ngại khổ thử nghiệm nhiều loại cây để phù hợp với thổ nhưỡng đồi núi đá, ông Thào trở thành người dân tộc Mông điển hình dám nghĩ dám làm, vươn lên thoát nghèo bằng chính sức của mình.
  • Chàng thanh niên trẻ làm giàu từ cây chuối
    Tôi tình cờ biết Chiến qua lời kể của một cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Tân Kỳ. Hay tin cậu thanh niên “mới tí tuổi đầu” đã làm chủ một Hợp tác xã chuối xuất khẩu thì tôi  xin địa chỉ, háo hức “lên đường” tìm hiểu về tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi, được nhiều người dân địa phương nể phục này.
  • Mật ong rừng Năng Cát (Thanh Hóa): Xây dựng thương hiệu để thoát nghèo bền vững
    Nhằm khai thác tiềm năng lợi thế từ rừng, đặc biệt là núi rừng Chí Linh còn tương đối nguyên sinh, thảm thực động vật phong phú, chính quyền và người dân và doanh nghiêp xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã và đang tập trung xây dựng sản phẩm Mật ong tự nhiên của núi rừng nơi đây trở thành sản phẩm OCOP vào năm 2023. Góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo, thay đổi cuộc sống cho bao người dân nơi đây.
  • Thái Nguyên: Người dân bàn giao 6 cá thể hổ
    (TN&MT) - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, Hạt Kiểm lâm TP. Thái Nguyên phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP. Hà Nội, Trung tâm Cứu hộ  Động vật hoang dã Hà Nội, UBND phường Thịnh Đán (TP. Thái Nguyên) tiếp nhận 6 cá thể hổ do người dân nuôi nhốt.
  • Đà Nẵng: Tập huấn “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới”
    Ngày 9/6, Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác báo chí năm 2023 với chuyên đề: “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới” cho hơn 100 phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
  • Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực trung du và miền núi phía Bắc
    Sáng 9/6, Tỉnh Yên Bái phối hợp với Báo Tiền phong, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức hội thảo “Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực trung du và miền núi phía Bắc” với sự tham dự của gần 300 đại biểu.
  • Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh: Tạo “cần câu” để hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống
    (TN&MT) - Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế- xã hội, nhất là công tác giảm nghèo đối với người dân và đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay, huyện Đầm Hà đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để chia sẻ kinh nghiệm cũng như kết quả đạt được, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Lê Bình Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà.
  • Công đoàn Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học: Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ TN&MT) đã tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ I, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Đồng chí Dương Trung Thành, Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT đã tới dự và chỉ đạo Đại hội.
  • Điện Biên: Kỷ niệm 60 năm ngày bầu cử Hội đồng Nhân dân tỉnh
    (TN&MT) - Sáng nay, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Điện Biên đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày bầu cử HĐND tỉnh Điện Biên (9/6/1963- 9/6/2023).
  • Kịp thời cứu nạn 6 ngư dân trên tàu cá Bình Định bị nạn trên biển Côn Đảo
    Ngày 08/6, Đồn Biên phòng Côn Đảo, BĐBP Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: Đơn vị vừa tiến hành các thủ tục tiếp nhận 06 ngư dân trên tàu cá Bình Định bị nạn trên biển Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được một tàu cá Bình Định đưa vào bờ an toàn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO