Tiếp bài vì sao không xử lý hình sự Phó Chủ tịch huyện Sơn Động?: Tỉnh Bắc Giang đã thay người tham gia tố tụng

Doãn Xuân - Quán Dũng | 02/06/2020, 05:47

(TN&MT) - Báo Tài nguyên và Môi trường đã đăng bài loạt bài: “Sai phạm tại Dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử: Vì sao không xử lý hình sự Phó Chủ tịch huyện Sơn Động?” phản ánh về việc ông Giáp Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động, Chủ tịch Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử đã ký hàng loạt quyết định hỗ trợ đền bù GPMB cho người dân tại xã Tuấn Mậu (nay là Thị trấn Tây Yên Tử) để nhường đất cho Dự án trên.

Dư luận chưa hết bức xúc, ngày 2/4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định số 670/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho ông Giáp Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động, Chủ tịch Hội đồng bổi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử tham gia tố tụng; thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức theo Điều 62 cùa Bộ luật Tố tụng hình sự trong vụ án "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử.

Báo Tài nguyên và Môi trường sau khi đăng loạt bài liên quan tới vụ việc trên và đã có Công văn số 203, ngày 21/5/2020 gửi UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị làm rõ ba vấn đề: Tại sao UBND tỉnh ra Quyết định số 670 ủy quyền cho ông Giáp Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động, Chủ tịch Hội đồng bổi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử tham gia tố tụng; Tỉnh Bắc Giang đã xem xét toàn bộ vụ việc liên quan tới ông Giáp Văn Tâm khi Cơ quan điều tra ra Kết luận số 09 không đề nghị khởi tố hình sự ông Tâm, trong khi nhiều cấp dưới bị khởi tố; Với vai trò là người đứng đầu, chỉ đạo của ông Tâm đã rõ trong từng quyết định tại Dự án, theo luật thì ông Tâm phải chịu trách nhiệm cao nhất, vậy UBND tỉnh Bắc Giang có ý kiến gì về Kết luận số 09 liên quan tới cá nhân ông Tâm?

Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 29/5/2020 về việc ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án hình sự liên quan đến GPMB thực hiện dự án Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Tuy nhiên, sau khi gửi Công văn, phóng viên đã liên hệ nhiều lần tới UBND tỉnh Bắc Giang nhưng chúng tôi vẫn không có câu trả lời! Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, phóng viên đã tiếp cận được Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 29/5/2020 về việc ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án hình sự liên quan đến GPMB thực hiện dự án Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Quyết định nêu rõ: Ủy quyền cho ông Đào Duy Trọng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia tố tụng trong vụ án "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử.

Quyết định trên cũng thay thế Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 2/4/2020 mà ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ký trước đó ủy quyền cho ông Giáp Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động, Chủ tịch Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử tham gia tố tụng.

Dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử khiến nhiều quan chức bị vướng vòng lao lý

Đánh giá về vụ việc này, Luật sư Nguyễn Danh Huế, Công ty Luật TNHH Hừng Đông – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội nhận định: Việc Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang không khởi tố ông Giáp Văn Tâm là có dấu hiệu không khách quan, bỏ lọt tội phạm. Ông Tâm phải là người chịu trách nhiệm chính và cao nhất đối với mọi hoạt động của Hội đồng bồi thường GPMB huyện Sơn Động. Việc Ông Tâm để xảy ra sai phạm buông lỏng quản lý, bỏ mặc cấp dưới làm sai, không phối hợp và trao đổi công việc với Phòng Tài nguyên và Môi trương làm thất thoát tiền ngân sách thể hiện sự thiếu trách nhiệm và vô cảm trong hoạt động công vụ. Trong trường hợp này, dấu hiệu tội phạm đã hoàn thành. Hành vi của ông Tâm đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, phải xem xét vai trò, trách nhiệm, hậu quả do ông Tâm và các cá nhân gây ra. Trong kết luận của cơ quan điều tra đã cho thấy rất rõ vai trò của ông Giáp Văn Tâm, cũng như hậu quả làm thiệt hại hơn 4 tỷ đồng, đến nay vẫn chưa thể thu hồi hết. Như vậy không chỉ là hành vi thiếu trách nhiệm, mà còn liên quan đến các việc cần phải xem xét phía sau.

Có thể nhận thấy ông Tâm không có tư cách để đại diện cho chính quyền tại tòa án, vì vậy tỉnh Bắc Giang đã “nhanh tay” ra Quyết định số 997 cử ông Đào Duy Trọng đại diện chính quyền tham gia tố tụng?. 

Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin vụ việc. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tiếp bài “Thanh Hóa- Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh”: Nhiều người dân tỏ ra lo lắng khi đưa mỏ đất vào khai thác
Nhiều người dân tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) tỏ ra lo lắng, không đồng tình trước việc mỏ đất 6 ha sắp được đấu giá, cấp phép tại núi Côn Sơn do vị trí này có nhiều lăng mộ, việc mỏ đất đi vào hoạt động sẽ gây nhiều hệ lụy đến tâm linh, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, giao thông.
Đừng bỏ lỡ
  • Dân “tố” Công ty cấp nước sạch vu khống người dân ăn cắp nước
    Nhiều hộ dân ở xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bị Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam tự ý đưa công nhân đến đào bới khu đường ống dẫn nước, mặc dù chưa chứng minh được sự việc “ăn cắp nước”, công ty này đã yêu cầu các hộ dân đền bù hàng chục triệu đồng rồi sau đó xé biên bản?!
  • Tiếp bài Công ty Phượng Hoàng xây dựng quán Bar không phép: TP. Bắc Ninh đang “hợp thức hóa” sai phạm?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh về việc Công ty Phượng Hoàng xây dựng không phép, phá vỡ quy hoạch đồi Pháo Thủ, phường Đáp Cầu, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, thay vì xử lý nghiêm sại phạm UBND TP. Bắc Ninh lại tổ chức hội nghị để xin điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của doanh nghiệp này.
  • Vi phạm tại Điểm du lịch Suối Chiếu (Sơn La): Dừng hoạt động cơ sở, làm rõ trách nhiệm tham mưu quản lý
    (TN&MT) - Liên quan đến thông tin phản ánh Dự án Điểm du lịch Suối Chiếu (xã Mường Thải, huyện Phù Yên) đi vào hoạt động khi chưa đảm bảo quy định về đất đai, xây dựng, UBND huyện Phù Yên đã yêu cầu HTX Ban Mai – chủ đầu tư Dự án dừng hoạt động điểm du lịch này; giao các phòng ban chuyên môn, UBND xã Mường Thải rà soát, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất; xem xét, xử lý trách nhiệm tham mưu quản lý (nếu có).
  • Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh): Cần xem xét giải quyết nguyện vọng chính đáng cho người dân
    Cho rằng “vướng quy hoạch”, nhiều diện tích đất của hộ dân được giao khai hoang xây dựng đồng ruộng theo chủ trương phát triển Khu kinh tế mới ở Nam Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) sử dụng ổn định nay biến thành đất lâm nghiệp.
  • Cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản tỉnh Bến Tre
    (TN&MT) - Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre: Bộ TN&MT xem xét, sớm phản hồi Tờ trình số 8261/TTr-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Bến Tre về việc xem xét kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
  • Tiếp bài "Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì ở Đan Phượng (Hà Nội)": Khi nào người dân được trả lại quyền lợi?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài viết về việc bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sau. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân, khiến người dân bức xúc kéo dài.
  • Quảng Ninh: Nghịch lý “đất vàng” bỏ hoang người dân lĩnh đủ
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, một khu đất rộng hơn 1.000m2, trị giá triệu đô, nằm giữa trung tâm TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhưng đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc, gây lãng phí đất đai.
  • Thừa Thiên- Huế: Dự án "rùa bò" ở Khu quần thể sân golf Huế hơn 1.800 tỷ đồng
    (TN&MT) - Suốt một thời gian dài và qua 3 lần điều chỉnh giấy phép, đến nay Dự án Khu quần thể sân golf Huế vẫn chậm tiến độ nhiều hạng mục, chưa được cấp phép xây dựng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, lãng phí tài nguyên đất đai.
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh
    Thời gian gần đây Báo Tài nguyên và Môi trường liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) về việc UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đưa 6 ha đất đồi tại núi Côn Sơn để quy hoạch mỏ đất san lấp thông thường. Điều đáng nói là khi đưa vào quy hoạch các cấp chính quyền không tổ chức họp lấy ý kiến người dân, khiến cho người dân cảm thấy hoang mang do khu vực trên có nhiều khu lăng mộ và gần nhà dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, giao thông...
  • Quảng Bình: Giám định nguyên nhân vụ sập sảnh trước Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá
    Sau khi xảy ra sự việc sập sảnh trước công trình xây dựng Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), ngày 18/9, Sở Xây dựng Quảng Bình đã gửi công văn đến UBND huyện Tuyên Hóa thông báo kế hoạch giám định nguyên nhân sự cố này.
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO