Tiền Giang: Giải pháp cấp bách phòng, chống hạn mặn mùa khô

Bạch Thanh | 12/12/2019, 13:07

(TN&MT) - Trước tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp, độ mặn trên sông Tiền tăng đột biến, xâm nhập sâu vào nội đồng, tỉnh Tiền Giang có những giải pháp cấp bách để phòng, chống hạn mặn trong mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh.

Dự báo, tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở Tiền Giang thời gian tới sẽ rất nghiêm trọng

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang, trong ngày 11/12, nước mặn trên sông Tiền đã vượt qua TP Mỹ Tho và lên đến Bình Đức (huyện Châu Thành), cách vàm Cửa Tiểu khoảng 60 km, sớm hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Độ mặn đo được trên sông Tiền tại TP Mỹ Tho là 2,13 g/l và tại Bình Đức, cách TP Mỹ Tho khoảng 10 km về thượng lưu là 0,47 g/l.

Biên mặn 1,0 g/l có khả năng lấn sâu đến xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, cách cửa sông 80km. Dự báo mặn cao nhất ở khu vực phía Nam Cù lao Ngũ Hiệp khoảng xấp xỉ 2,0 g/l xuất hiện vào cuối tháng 2, đầu tháng 3/2020.

Ông Nguyễn Thiện Pháp - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện tại, mực nước đầu nguồn sông Tiền ở mức thấp, tổng lượng nước từ thượng nguồn sông MeKong về khu vực ĐBSCL thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm và thấp hơn rất nhiều so với năm 2015; dẫn đến tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở Tiền Giang trong mùa khô năm 2019-2020 sẽ rất cao và nghiêm trọng. 

Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, trước diễn biến phức tạp của hạn mặn, UBND tỉnh Tiền Giang đã xây dựng và cấp bách triển khai ngay phương án phòng, chống để nhằm đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt đủ nước tưới cho gần 150.000 ha lúa, hoa màu và cây ăn trái trên địa bàn tỉnh; trong đó, vùng dự án ngọt hóa Gò Công có 29.613 ha, vùng dự án Bảo Định trên 52.000 ha và vùng kiểm soát lũ gần 68.000 ha. 

Tiền Giang chủ động đóng các cống, đập ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh

Cụ thể, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các ngành, các địa phương rà soát lại diện tích lúa Thu Đông trễ vụ để khuyến cáo thực hiện cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng nhằm hạn chế thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Tiếp tục thực hiện đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng đối với diện tích lúa trễ vụ.

Bên cạnh đó, tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh cấp 1 và kênh cấp 2. Tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô. 

Đồng thời, thường xuyên thông báo tình hình diễn biến mặn rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất. Tích cực trữ nước trên kênh, rạch, ao và trên đồng ruộng. Tận dụng các ô bao ngăn lũ và triều cường của các địa phương; đóng các cống, đập ngăn mặn, giữ ngọt cho khu vực phía bên trong...

Để thực hiện các biện pháp cấp bách, UBND tỉnh Tiền Giang giao cho Sở NN&PTNT làm cơ quan thường trực, thường xuyên theo dõi, giám sát, chỉ đạo các địa phương, đơn vị về công tác chống hạn mặn bảo vệ sản xuất vụ Đông xuân 2019-2020 ở các huyện phía Đông và công tác ngăn mặn bảo vệ vườn cây ăn trái ở các huyện phía Tây; tổng hợp tình hình báo cáo UBND tỉnh để có chỉ đạo kịp thời. 

Tiền Giang đặt ra giải pháp cấp bách nhằm đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt đủ nước tưới cho gần 150.000 ha lúa, hoa màu và cây ăn trái

Sở TN&MT Tiền Giang phối hợp với UBND cấp huyện tuyên truyền cho nhân dân về ý thức bảo vệ nguồn nước, không xả chất thải vào nguồn nước gây ô nhiễm; đề ra các giải pháp để tiến hành thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý và xử phạt vi phạm nhằm quản lý, bảo vệ, đảm bảo an toàn nguồn nước trên các sông, kênh, rạch, trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang, chủ động tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình và có kế hoạch nạo vét hệ thống kênh mương, cống lấy nước theo phân cấp quản lý để thực hiện công tác chống hạn mặn. Phối hợp với các địa phương trong triển khai phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và biện pháp cấp nước hợp lý; quản lý phân phối nước chặt chẽ, linh hoạt và tiết kiệm nước.

UBND tỉnh Tiền Giang cũng giao UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác theo dõi, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo các bộ phận có liên quan kiểm tra, đề xuất công trình bức xúc cần đầu tư để phục vụ cho công tác phòng chống hạn, mặn trong mùa khô năm 2019-2020  đạt hiệu quả thiết thực.

Chiều 11/12, tại cuộc họp khẩn bàn những giải pháp cấp bách để đối phó trước tình hình hạn mặn, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, ông Lê Văn Hưởng yêu cầu các cấp, các ngành trong tỉnh tập trung phòng chống hạn, mặn với tinh thần quyết liệt, kiên quyết không để thiên tai gây ra thiệt hại cho sản xuất, đời sống người dân.

Đồng thời, ông Lê Văn Hưởng cũng đề nghị chính quyền địa phương vận động nhân dân mua thùng trữ nước ngọt hoặc cấp phát thùng để người dân trữ nước phục vụ cho sinh hoạt trong thời gian sắp tới. Tỉnh Tiền Giang cũng sẽ tiến hành ngay việc khoan cấp tốc các giếng lớn để phục vụ khi có nhu cầu khẩn cấp.

Bài liên quan
  • Bến Tre tập trung ứng phó hạn, mặn
    (TN&MT) - Trước dự báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019 – 2020 trên địa bàn sẽ diễn biến phức tạp, các cấp chính quyền, các ngành chức năng tỉnh Bến Tre đã chủ động nhiều giải pháp phòng chống nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn gây ra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
  • Quy định rõ trách nhiệm các Bộ ngành, cơ quan đối với đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 về nội dung thẩm tra dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Phiên họp.
  • Nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng mùa khô tới, Bộ TN&MT chỉ đạo khẩn triển khai các biện pháp cấp bách
    (TN&MT) - Ngày 8/5, Bộ TN&MT đã có Công văn gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa lưu vực sông thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ các tháng cuối mùa cạn năm 2023.
  • “Con tằm nhả tơ” cho sự nghiệp khoa học thủy văn
    (TN&MT) - Hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực thủy văn, cũng là từng ấy thời gian PGS.TS Vũ Văn Tuấn miệt mài dành tâm trí, sức lực cho các công trình nghiên cứu khoa học để tìm tòi và thực hiện các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước - đối tượng của Thủy văn học.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO