Thường Xuân (Thanh Hóa): Gần một năm thi công dự án, tiền đền bù chưa về “tay” người dân?

Thu Thủy - Đức Duy | 16/05/2020, 08:40

(TN&MT) - Mặc dù, hơn 800 m² đất nông nghiệp của hai hộ dân thôn Quyết Thắng 1, xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) bị ảnh hưởng để phục vụ thi công Dự án hồ Bai Giàng. Thế nhưng, gần một năm qua người dân vẫn chưa nhận được đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

Theo tìm hiểu của PV, ngày 20/11/2018, UBND huyện Thường Xuân có Quyết định số 2416/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình hồ Bai Giàng tại xã Xuân Cao. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5,4 tỷ đồng, được thực hiện bằng Ngân sách tỉnh và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Hơn 400 m² đất nông nghiệp của gia đình ông Lê Văn Tuyên, xã Xuân Cao bị ảnh hưởng bởi Dự án hồ Bai Giàng, đến nay tiền đền bù, hỗ trợ GPMB vẫn chưa về “tay” họ

Ngày 11/03/2019, UBND huyện Thường Xuân có Quyết định số 03/QĐ-HĐ GPMB về việc Thành lập tổ kiểm kê giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án hồ Bai Giàng. Tại điều 2 nêu rõ: Tổ kiểm kê có nhiệm vụ kiểm kê đất đai, kiểm đếm tài sản, cây cối hoa màu để xác định thiệt hại thực tế phải bồi thường của từng hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị ảnh hưởng của Dự án; lập dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức.

Sau khi kiểm kê, có 4 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có hộ ông Lê Văn Tuyên và hộ ông Lục Minh Xuyên thuộc diện được nhận đền bù, hỗ trợ trên tổng diện tích 814 m² đất trồng lúa, với số tiền 27.269.000 đồng/hộ. Thế nhưng, đã gần một năm trôi qua, trong khi Dự án đang gấp rút hoàn thành, nhưng không hiểu lý do vì sao 2 hộ dân trên vẫn chưa được chi trả đền bù, hỗ trợ GPMB?.

Gia đình ông Lục Minh Xuyên cũng trong hoàn cảnh tương tự

Ông Lê Văn Tuyên, sống ở thôn Quyết Thắng 1, xã Xuân Cao bức xúc cho biết: Khi Nhà nước thực hiện Dự án hồ Bai Giàng, là gia đình chính sách tôi luôn chấp hành đúng quy định. Khi Hội đồng GPMB đưa ra số tiền đền bù và hỗ trợ, gia đình đã đồng ý và không đòi hỏi thêm quyền lợi. Dự án đã thi công được gần một năm, nhưng đến nay gia đình vẫn chưa được chi trả theo đúng quy định của pháp luật.

Cùng chung hoàn cảnh, ông Lục Minh Xuyên, thôn Quyết Thắng 1, xã Xuân Cao phản ánh: Có 4 hộ dân thuộc diện được nhận tiền đền bù và hỗ trợ, có 2 hộ đã được nhận tiền, vậy còn gia đình chúng tôi thì sao?. Gia đình rất mong chờ vào số tiền đền bù để chuyển đổi ngành nghề, ổn định cuộc sống… giờ hai vụ lúa đã trôi qua, còn tiền hỗ trợ lại không thấy đâu.

Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, cần sớm thực hiện chi trả đền bù, hỗ trợ GPMB

Ông Hà Đình Quy, Cán bộ địa chính xã Xuân Cao xác nhận: Diện tích đất nông nghiệp của hai hộ ông Tuyên và ông Xuyên đều nằm trong Dự án hồ Bai Giàng. Qua kiểm kê và dự toán cho thấy, họ nằm trong diện được đền bù, hỗ trợ với số tiền 27.269.000 đồng/hộ. Nhưng đến nay hai hộ vẫn chưa được chi trả.

Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Hà Quang Vịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Cao cho biết: Dự án hồ Bai Giàng do UBND huyện Thường Xuân làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng từ tháng 6/2019. Đã gần một năm, hộ ông Tuyên và ông Xuyên chưa được nhận tiền hỗ trợ, UBND xã Xuân Cao có nhận được phản ánh của họ và đang kiểm tra để báo cáo huyện.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Hoàng Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng GPMB Dự án hồ Bai Giàng cho biết: Hiện tại, hộ ông Tuyên và ông Xuyên chưa nhận được tiền hỗ trợ, đền bù GPMB Dự án hồ Bai Giàng. Để đảm bảo quyền lợi của người dân, chúng tôi đã thống nhất với UBND xã Xuân Cao sẽ thực hiên việc chi trả cho hai hộ dân trên trong thời gian sớm nhất.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Phú Thọ: Công ty CP Thượng Long bị xử phạt 785 triệu đồng
    Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ vừa ra Quyết định số 1801/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, phòng, chống thiên tai và bảo vệ đê điều đối với Công ty CP Thượng Long (Công ty Thượng Long) tại xã Phượng Lâu, Thành phố Việt Trì.
  • Đan Phượng (Hà Nội): Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì?
    (TN&MT) - Bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) gửi đơn đến Báo Tài nguyên và Môi trường phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sáu. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân.
  • Tiếp bài “Đường đi thành đất “sổ đỏ” ở Thái Bình”: Cơ quan chuyên môn “đùn đẩy” trách nhiệm
    (TN&MT) - Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường đã có loạt bài phản ánh đường đi thành đất "sổ đỏ" và việc chuyển nhượng đất giữa ông Nguyễn Đình Rạng cho ông Nguyễn Văn Huy tại tổ dân phố Hồng Phong, thị trấn Tiền Hải (Thái Bình) có nhiều điểm “bất thường” cần được làm rõ. Để khách quan, phóng viên đã đặt lịch làm việc qua Văn phòng UBND huyện Tiền Hải, sau một thời gian dài, mới được bố trí làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiền Hải.
  • Thanh Hóa: Vì sao gia đình thương binh nặng Trương Đình Mùi vẫn chưa được trả lại đủ diện tích đất?
    Đã gần 20 năm dài đằng đẵng trôi qua, gia đình thương binh nặng Trương Đình Mùi (đã mất) và bà Lê Thị Thỏa, Thôn 6, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa phải sống trong cảnh “có nhà cũng như không” bởi những căn nhà cấp 4 đã quá cũ nát, nắng thì che nắng, mưa thì phải che mưa.
  • Khai thác cát trắng vượt khối lượng, Công ty Cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam bị phạt 300 triệu đồng
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định số 1804/QĐ-UBND về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam, địa chỉ: Cụm Công nghiệp Hà Lam - Chợ Được (xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) do ông Phạm Ngọc An làm Tổng Giám đốc Công ty.
  • Thanh Hóa: Công ty Cao su Thanh Hóa cần trả lại đất cho người dân
    Được giao đất sản xuất lâm nghiệp từ năm 1996, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nhưng hơn chục năm qua gia đình ông Nguyễn Xuân Chiến vẫn mòn mỏi đi tìm quyền lợi, khi phần lớn diện tích được giao thực tế đã được Công ty MTV Cao su Thanh Hóa giao khoán cho các hộ.
  • Thái Thụy – Thái Bình: Hơn 170 ha lúa chết bất thường
    (TN&MT) – Người dân thì nghi do đồng ruộng bị nhiễm nước mặn nhưng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình lại khẳng định do “hiện tượng thẩm thấu, bốc chua mặn” dẫn đến ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây hoa màu. Trong khi đó, kết quả phân tích mẫu nước mặt của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình) lại cho thấy độ mặn cao gấp nhiều lần quy định.
  • Sông Cầu Đá lại gia tăng ô nhiễm và hiểm họa khó lường
    Trước đây, nhờ sự vào cuộc của báo chí, tình trạng ô nhiễm môi trường ở sông Cầu Đá có chuyển biến tích cực, tuy nhiên gần đây con sông này tái diễn cảnh mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, dòng nước những ngày nắng nóng đen kịt, rác thải sinh hoạt có khắp nơi. Cùng với đó hai bên bờ sông nhiều đoạn không có rào chắn, nhiều nới có rào chắn thì xuống cấp, đứt gãy khiến cuộc sống người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Hòa Bình: Người dân “tố” trại lợn gây ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, người dân xóm Mường Dao, xã Độc Lập, Tp. Hòa Bình bức xúc vì mùi hôi thối và hiện tượng đất sụt lún (hố tử thần) do hoạt động của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương (Trang trại chăn nuôi lợn) gây ra, đã ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân.
  • Dự án chống sạt lở đồi Thô Lô – núi Thành (Nghệ An): Đừng để “chống sạt lở” thành... “gây thêm sạt lở”!
    Mùa mưa bão đã đến, lo sợ tình trạng sạt lở đất cùng nước mưa tràn vào nhà sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản...các hộ dân xóm Phú Thành (xã Hưng Thành, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) yêu cầu các bên có trách nhiệm phải xây dựng các hạng mục ưu tiên như đã cam kết để bà con an tâm sinh sống, sản xuất. Người dân cũng lo ngại rằng, nếu các bên có trách nhiệm triển khai không nghiêm túc thì nguy cơ dự án “chống sạt lở” trở thành... dự án “gây thêm sạt lở” là điều hiện hữu...
  • Văn Lãng (Lạng Sơn): Nhiều cơ quan thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai
    (TN&MT) - Theo UBND huyện Văn Lãng (Lạng Sơn), nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân đã thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi xảy ra ở Thị trấn Na Sầm. Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Lãng đã quyết định giao cơ quan CA điều tra, làm rõ sai phạm.
  • Lạng Sơn: Sai phạm về quản lý đất đai và công trình thủy lợi ở Văn Lãng
    (TN&MT) - Chỉ trong một thời gian ngắn, tuyến mương thủy lợi Pác Cần thuộc công trình đập dâng thủy luân Na Sầm (Văn Lãng, Lạng Sơn) liên tục bị gãy đổ, hư hỏng. Từ kiến nghị của cử tri, HĐND huyện Văn Lãng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện các sai phạm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi tại địa phương này.
  • Phú Thọ: Gần 100 hộ dân sống bất an cạnh dự án Khu công nghiệp Cẩm Khê
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, gần 100 hộ dân với khoảng 400 nhân khẩu tại khu Chùa Bộ và Quang Trung, Thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, bị công trường của Dự án Khu công nghiệp Cẩm Khê “hành”, phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO