Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại huyện vùng cao Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Thanh Ngà | 15/11/2021, 17:28

(TN&MT) - Ngày 15/11, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng cùng đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2021 tại xã Tân Hợp, huyện Văn Yên (Yên Bái).

Theo báo cáo của xã Tân Hợp, đến nay địa phương đã hoàn thành 19/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình thực hiện, Đảng bộ, chính quyền xã luôn chú trọng triệt để nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và lãnh đạo tỉnh Yên Bái tới dự buổi lễ

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong 10 năm qua, xã Tân Hợp đã huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí trên 144 tỷ đồng. Đến nay, 100% tuyến đường trục huyện, trục xã và các tuyến đường trục thôn, xóm, liên thôn đã được cứng hóa; hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng được kiên cố hóa đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ sản xuất. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Năm 2021 thu nhập bình quân đầu người của xã ước đạt gần 40 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,28% theo tiêu chí cũ...

Thường trực Ban Bí thư tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm chủ lực huyện Văn Yên

Chung vui cùng Đảng bộ, nhân dân xã Tân Hợp và huyện Văn Yên, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Tinh thần đoàn kết của dân tộc có một sức mạnh và có ý nghĩa rất to lớn. Tinh thần đại đoàn kết là sức mạnh đưa đất nước ta từ một nước nô lệ, bị xâm lược đã trở thành Nhà nước công nông đầu tiên ở vùng Đông Nam Châu Á; vì tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc mà đất nước ta đã đánh thắng 2 đế quốc, thống nhất Tổ quốc; Nhờ có đại đoàn kết toàn dân tộc mà chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, ngày càng phát triển, giàu mạnh, văn minh. Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục đoàn kết để xây dựng cuộc sống tốt hơn....

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn trao Bằng công nhận xã Tân Hợp đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng đánh giá cao kết quả mà Đảng bộ, nhân dân xã Tân Hợp đã đạt được, xã Tân Hợp từ một xã nghèo, giờ đây đời sống của người dân được nâng lên, thu nập bình quân gần 40 triệu đồng/người/năm. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã có rất nhiều mô hình hay, mang lại giá trị kinh tế cao như mô hình: Trồng quế, chế biến gỗ rừng trồng…

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu chung vui với bà con các dân tộc xã Tân Hợp.

Tuy nhiên, do tác động của COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nên kinh tế, chính vì vậy, tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Văn Yên nói riêng cần nỗ lực, cố gắng để làm tốt công tác phòng chống dịch, có như vậy mới phát triển được kinh tế.

Cùng với đó, thường trực Ban Bí thư cũng đánh giá cao Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ các cấp đã có nhiều kết quả, nhiều mô hình hay sáng tạo. Trong thời gian tới, mong các tổ chức đoàn thể cần phát huy kết quả đã đạt được để có kết quả cao hơn nữa.

Thường trực Ban Bí thư trao quà cho 10 hộ gia đình chính sách tiêu biểu của xã Tân Hợp

Nhân dịp về dự Ngày hội, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã tặng lẵng hoa tươi thắm đến Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Tân Hợp; tặng quà các hộ gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn.

Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cũng tặng quà cho thôn và hộ gia đình tiêu biểu trong phong trào Đại đoàn kết toàn dân tộc; các hộ gia đình tiêu biểu vươn lên thoát nghèo và hộ nghèo đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhân rộng mô hình “Phật giáo Quảng Trị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và chung tay xây dựng nông thôn mới”
    (TN&MT) - Ngày 24/5, tại chùa Cam Lộ (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra hội nghị sơ kết công tác xây dựng, nhân rộng mô hình “Phật giáo Quảng Trị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) và chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM)”.
  • Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
  • Đặc sắc Lễ hội Mường Xia của đồng bào Thái
    (TN&MT) - Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ công ơn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Phát huy, bảo tồn nét văn hoá truyền thống của lễ hội Xo May
    (TN&MT) - Lễ hội Xo May gắn với Lễ cầu đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Tày nói chung và người Tày của xã Mường Lai nói riêng.
  • Lạng Sơn: Bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống lễ hội trong xu thế hội nhập
    (TN&MT) - Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là miền đất phong phú, đa dạng lễ hội truyền thống, gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao…. Bởi thế, tỉnh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, các hoạt động thiết thực để bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống các lễ hội.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • “Sống xanh” trong cộng đồng tôn giáo tại TP. Huế
    (TN&MT) - Không rác thải, cây xanh thơm ngát tỏa khắp khuôn viên các xứ đạo và nhà chùa. Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường, lan tỏa lối “sống xanh” được cộng đồng Công giáo, Phật giáo duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO