Thực thi Nghị định 45 xử phạt vi phạm về môi trường và góc nhìn từ các tỉnh miền Trung: Mục tiêu lớn nhất không phải là xử phạt tối đa

Phạm Oanh | 23/08/2022, 14:34

(TN&MT) - Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ được dự báo là công cụ đắc lực tăng hiệu lực thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020. Hiện các địa phương nói chung, các tỉnh miền Trung nói riêng đang hoàn thiện các bước chuẩn bị để đón nhận và triển khai Nghị định một cách hiệu quả nhất.

Từ ngày 25/8, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) bắt đầu có hiệu lực với nhiều mức phạt nặng, mang tính răn đe hơn. Để Nghị định đi vào cuộc sống, các địa phương cần tăng cường phổ biến, tập huấn đến đông đảo người dân, doanh nghiệp.

Nhiều điểm mới cần lưu ý

Nghị định số 45/2022/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa một số quy định của Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Nghị định 55/2021/NĐ-CP, đồng thời có các quy định mới, tương ứng với các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

Những quy định mới trong Nghị định số 45/2022/NĐ-CP có thể kể đến như: Những hành vi vi phạm liên quan đến việc cấp Giấy phép môi trường; phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn; ứng phó sự cố môi trường; các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô dôn; BVMT di sản thiên nhiên…

anh-hoi-truong.jpg

Những quy định mới trong Nghị định 45/2022/NĐ-CP nói riêng và các văn bản quy phạm pháp luật mới về tài nguyên môi trường nói chung đã và sẽ được phổ biến, tập huấn tại các địa phương.

Đặc biệt, theo ông Phan Tuấn Hùng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT), một trong những điểm mới quan trọng của Nghị định 45/2022/NĐ-CP chính là các quy định xử phạt vi phạm hành chính về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất được quy định tại Điều 32 và Điều 33.

Theo đó, các hành vi vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu… Bên cạnh đó, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP đã đưa ra các mức xử phạt vi phạm hành chính về BVMT cao hơn các quy định trước đây. Đồng thời, chú trọng vào việc khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm, điển hình như việc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp sẽ góp phần ngăn chặn hiệu quả tình trạng cố tình vi phạm để trốn đầu tư hoặc chi phí vận hành cho các công trình BVMT.

Nghị định cũng bổ sung một số quy định để đảm bảo hiệu quả thực thi việc xử phạt vi phạm về BVMT trong thực tiễn như quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm, trong đó, quy định cụ thể nhóm hành vi kết thúc, hành vi đang thực hiện. Việc quy định này để phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020. Hay như việc bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho một số lực lượng mới như: Kiểm ngư; cảng vụ hàng không; Cục quản lý môi trường y tế; thanh tra các chuyên ngành: công thương, văn hóa, thể thao và du lịch… nhằm tăng cường tối đa lực lượng tham gia vào việc kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, để đạt được các mục tiêu cao hơn của hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.

Với nhiều điểm mới như trên, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP là văn bản quan trọng, quy định mang tính răn đe, xử phạt các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, là một trong những biện pháp bảo đảm các quy định được thực hiện một cách nghiêm minh và hiệu quả.

1f746d9ba0bf65e13cae.jpg
Cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp về các quy định của pháp luật về BVMT

Tăng cường phổ biến, tập huấn, đưa Nghị định vào cuộc sống

Với khá nhiều điểm mới, việc đưa Nghị định số 45/2022/NĐ-CP vào cuộc sống là thách thức không nhỏ. Ở phương diện quản lý Nhà nước, mục tiêu lớn nhất của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính không phải là tìm cách xử phạt tối đa, mà là bảo đảm các quy định của pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh.

Chính vì vậy, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp biết, hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BVMT, để hạn chế tối đa các hành vi vi phạm do thiếu hiểu biết hoặc do thiếu các điều kiện để thực hiện đúng các quy định BVMT.

Cùng với đó, cần tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật về BVMT, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm để các hành vi vi phạm không tái diễn, bảo đảm tính răn đe nhằm hạn chế tối đa các hành vi vi phạm hành chính.

Hiện Bộ TN&MT đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm phổ biến, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về TN&MT nói chung và Nghị định số 45/2022/NĐ-CP nói riêng. Bên cạnh việc tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới của ngành, Bộ còn phổ biến các quy định pháp luật thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ; trả lời các câu hỏi, giải đáp các vướng mắc pháp luật bằng văn bản, thông qua phương tiện truyền thông đại chúng…

Thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động phổ biến, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật mới của ngành TN&MT cũng như Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.

Bài liên quan
  • Miền Trung: Nhiều tỉnh, thành tìm cách hạ cơn “sốt đất”
    (TN&MT) - Trước tình trạng giá đất ở nhiều tỉnh, thành miền Trung liên tục tăng giá, đặc biệt, một số khu vực đã xảy ra tình trạng sốt ảo, nhiều địa phương tiến hành công khai thông tin về quy hoạch, chủ trương đất đai đến người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Phổ biến công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Đà Nẵng, Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Tập huấn nghiệp vụ “Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường” cho cán bộ các Bộ, ngành và một số địa phương.
  • Việt Nam - Hàn Quốc: Tăng cường hợp tác trong giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon
    (TN&MT) - Sáng 15/9, bên lề Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4 năm 2023, Thứ trưởng Bộ TN&MT, ông Lê Công Thành đã có buổi tiếp xã giao ông Lim Sang Jun, Thứ trưởng Thường trực Bộ Môi trường Hàn Quốc. Tại buổi tiếp, hai bên thống nhất sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon.
  • TP.HCM sẽ thực hiện thành công kế hoạch tăng trưởng xanh
    (TN&MT) - Sáng 15/9, phát biểu ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4, năm 2023 với chủ đề “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0”, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành tin tưởng, TP.HCM sẽ thực hiện thành công kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh đã đặt ra.
  • Bộ TN&MT bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ năm 2023
    Ngày 15/9, tại Ninh Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ năm 2023 cho các lãnh đạo, cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ tại các đơn vị của Bộ. Tập huấn nhằm cập nhật kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác tổ chức để tạo sự thống nhất trong việc triển khai. Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì hội nghị.
  • Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo thứ nhất lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Quảng Ninh, Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì Hội thảo.
  • Bộ TN&MT tiếp tục tập huấn quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu
    (TN&MT) - Sáng ngày 14/9/2023, tại TP.HCM, Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia chức Hội thảo tập huấn thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Hội thảo đã thu hút sự tham gia đông đảo của các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải tại khu vực miền Nam.
  • Tăng cường hợp tác về tài nguyên, môi trường giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc
    Sáng ngày 12/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Môi trường Cộng hòa Séc Petr Hladík tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hai bên thống nhất mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực: nước và vệ sinh môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; xử lý chất thải, kinh tế tuần hoàn.
  • Xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Ngày 11/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp về việc xây dựng Dự thảo ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH) đến năm 2035.
  • Sở TN&MT Sơn La: Tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập
    (TN&MT) - Chiều 9/9, Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Sở (12/9/2003-12/9/2023).
  • Ngân hàng Đầu tư Châu Âu sẵn sàng đầu tư cho môi trường và khí hậu tại Việt Nam
    (TN&MT) - Trong thời gian tới, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu sẽ hỗ trợ Việt Nam về nguồn lực, công nghệ và các chuyên gia về chính sách để thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng. Đây là nội dung được thống nhất tại cuộc làm việc ngày 8/9 giữa Bộ trưởng Bộ TN&MT Việt Nam Đặng Quốc Khánh với Ngài Kris Peeters, Phó Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
  • Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh dự Lễ Kỷ niệm 20 năm thành lập Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn
    (TN&MT) - Sáng 7/9, Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Lễ gặp mặt kỷ niệm 20 năm thành lập Sở. Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh tham dự buổi Lễ và trao tặng Cờ thi đua của Bộ TN&MT cho Sở. Dự Lễ còn có Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới nền kinh tế xanh
    (TN&MT) - Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Đóng góp lớn, tạo động lực để Ninh Bình phát triển toàn diện, bền vững
    (TN&MT) - Chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, dù trải qua không ít khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết, không ngừng nỗ lực, Sở TN&MT Ninh Bình đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng tổ chức, triển khai công tác của ngành TN&MT, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO