Thúc đẩy sử dụng công cụ kinh tế để quản lý môi trường

Linh Chi | 24/11/2020, 12:02

(TN&MT) - Sử dụng công cụ kinh tế để kiểm soát ô nhiễm môi trường và tạo nguồn thu cho ngân sách Bảo vệ môi trường đã được sử dụng phổ biến ở các nước và đạt được kết quả tốt. Ở nước ta, cơ sở pháp lý để sử dụng công cụ này đã có, tuy nhiên, hiệu quả mà các công cụ này mang lại chưa được như mong đợi.

Đã thành công ở nhiều quốc gia

Trên thực tế, không phải đến nay các công cụ kinh tế mới bắt đầu được sử dụng trong bảo vệ môi trường. Từ Hội nghị thượng đỉnh Trái đất năm 1992 ở Rio de Janerio (Brazil), các quốc gia đã đề cập đến việc áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường với nội dung: “Các nhà chức trách quốc gia nên cố gắng đẩy mạnh sự quốc tế hóa những chi phí môi trường và sử dụng các biện pháp kinh tế, căn cứ vào nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chịu phí tổn ô nhiễm, với sự quan tâm đúng mức đối với quyền lợi chung và không ảnh hưởng xấu đến nền thương mại, đầu tư quốc tế”.

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, nhiều nước trên thế giới như Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan… đã áp dụng hiệu quả quy định về phí rác thải, phí sử dụng môi trường, thuế môi trường, phí sản phẩm… Những công cụ kinh tế này sẽ tối thiểu hóa chi phí làm giảm ô nhiễm so với công cụ dựa vào quy định; đồng thời khuyến khích các chủ thể gây ô nhiễm đầu tư đổi mới công nghệ.

Phí bảo vệ môi trường giúp bổ sung nguồn tài chính để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

Tại Hàn Quốc đã tiến hành thu phí các sản phẩm có tác động bất lợi đến môi trường khi được sử dụng trong sản xuất/tiêu thụ hoặc trong quá trình xử lý.  Các sản phẩm, bao bì và nguyên liệu chứa các chất độc hại; khó tái chế; có thể gây ra các vấn đề quản lý sau này khi chúng trở thành chất thải không thích hợp cho việc thu gom hoặc tái chế riêng biệt sẽ phải chịu loại phí này. Hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng cũng được nghiên cứu và áp dụng ở Seoul (Hàn Quốc), hệ thống tính phí này dựa trên nguyên tắc kinh tế là người gây ô nhiễm phải trả tiền. Theo đó người dân sẽ phải trả phí thu gom chất thải dựa trên khối lượng chất thải phát sinh, càng thải nhiều rác sẽ phải đóng phí càng nhiều…

Tại Đức, chính sách thuế cho mục đích môi trường đã giúp nước Đức phát triển kinh tế không phụ thuộc vào năng lượng, giảm 25% lượng khí thải theo cam kết của Công ước Tokyo. Hay Thái Lan đã tăng thuế xăng dầu để khích lệ việc sử dụng nhiên liệu sinh học. Các loại nhiên liệu này không chỉ sạch, thân thiện với môi trường mà còn giúp Thái Lan giảm phụ thuộc vào xăng dầu nhập khẩu và hiện đảm nhận đến 60% nhu cầu năng lượng của đất nước.

Áp dụng công cụ kinh tế ở Việt Nam

Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm từ nhiều quốc gia, Việt Nam đã và đang áp dụng công cụ kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể là thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, quỹ bảo vệ môi trường, nhãn sinh thái… Trong đó, thuế tài nguyên được sử dụng từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20; phí môi trường hiện nay cơ bản có hai loại là phí nước thải và phí rác thải đô thị; quỹ môi trường cũng được sử dụng khá phổ biến cho mục đích bảo vệ môi trường.

Ở Việt Nam, loại quỹ này có thể chia thành ba loại, Quỹ môi trường quốc gia, Quỹ môi trường địa phương và Quỹ môi trường ngành. Việc đặt cọc hoàn trả và ký quỹ môi trường để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường cũng đã áp dụng trong hoạt động khai thác khoáng sản…

Theo tổng hợp của Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, chỉ tính riêng năm 2017, áp dụng công cụ kinh tế cho bảo vệ môi trường Việt nam đã thu được hơn 21.000 tỷ đồng từ phí thu nước thải, hơn 2.452 tỷ đồng thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản…

Việc thực hiện các công cụ kinh tế đã góp phần đa dạng hóa các biện pháp bảo vệ môi trường của Việt Nam, giúp Việt Nam thực hiện tốt hơn các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, đồng thời mang lại những giá trị nhất định: thuế bảo vệ môi trường góp phần định hướng hành vi tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường và tăng thu cho ngân sách Nhà nước; phí bảo vệ môi trường giúp bổ sung nguồn tài chính để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường; nhiều chủ thể thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam…

Thạc sĩ Nguyễn Thị Huệ, khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn cho rằng, so với các công cụ quản lý môi trường mang tính mệnh lệnh - hành chính các công cụ kinh tế được coi là linh hoạt hơn, do đó, các công cụ kinh tế được kỳ vọng sẽ mang lại những hiệu quả cao hơn trong bảo vệ môi trường.

Tuy vậy, ở Việt Nam, hiệu quả trong bảo vệ môi trường mà các công cụ kinh tế này mang lại chưa thực sự được như mong đợi. Nguyên nhân là do các quy định pháp luật về công cụ kinh tế còn nhiều bất cập; thuế môi trường, phí môi trường hay các hình thức ký quỹ phục hồi môi trường chưa được thể hiện đầy đủ và chưa sát với thực tiễn để huy động đủ nguồn lực đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, vẫn còn hạn chế trong quy định phân bổ và sử dụng nguồn thu từ thuế, phí và các nguồn tài chính khác cho bảo vệ môi trường…

Nhằm khắc phục những tồn tại này, Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT (Bộ TN&MT) đang tiến hành Dự án “Tổng kết, đánh giá và đề xuất hoàn thiện hệ thống các công cụ kinh tế, dựa vào nguyên tắc thị trường cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam” từ đó đề xuất lộ trình tái cấu trúc, giải pháp để phát huy vai trò của hệ thống các công cụ kinh tế này trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2021.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thời tiết ngày 26/5: Bắc Bộ ít mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (26/5), ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa giông tập trung vào chiều và tối).
  • Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
    (TN&MT) - Nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
  • Trấn Yên (Yên Bái): Triển khai mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn
    (TN&MT) - Sáng 25/5, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phối hợp với UBND xã Minh Quán tổ chức Hội nghị ra mắt mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn quy trình ủ rác hữu cơ bằng ứng dụng công nghệ vi sinh theo mô hình thùng ủ tại thôn 8.
  • Dạy nghề… bảo tồn động vật hoang dã
    (TN&MT) - Để bảo tồn có thể trở thành một nghề nghiệp phổ biến tại Việt Nam, trong 4 năm qua, một khóa học về phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đều đặn được tổ chức, giúp các bạn trẻ đam mê với thiên nhiên hoang dã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Lào Cai: Cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, Lào Cai có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó vai trò của các tổ chức, người dân đã được phát huy, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường tại địa phương ngày càng xanh - sạch - đẹp.
  • Ngày 25/5, Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay 25/5, ở Bắc Bộ, khu vực phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực từ Đà Nẵng đến Phú Yên và Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
  • Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà – Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • 99,5% trẻ em Việt Nam đối mặt với các cú sốc về khí hậu
    (TN&MT) - Ở Việt Nam, 99,5% trẻ em (26,2 triệu em) phải đối mặt với 3 loại sốc về khí hậu trở lên, so với mức trung bình 89% trong khu vực và 73% trên toàn cầu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
  • Điện than gây phát thải nhiều nhất EU
    (TN&MT) - Theo các phân tích của Tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, 10 cơ sở phát thải khí nhà kính lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) đều là các nhà máy điện than.
  • Dự báo thời tiết ngày 23/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 23/5, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ có mây, ngày nắng, chiều tối có mưa, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Long An: Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trước những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã và đang chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, giải pháp ứng phó, nhất là tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Khẩn trương xử lý tình trạng sạt lở, ngập úng khi vận hành Thủy điện Đa Dâng
    Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng điện Long Hội là chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Đa Dâng tổ chức các biện pháp kỹ thuật để khắc phục sự cố sạt lở, ngập úng trước ngày 30/6/2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO