Khoa học & Công nghệ

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khơi nguồn tài chính trong giảm thiểu rác thải nhựa

Việt Anh 13:57 18/05/2023

(TN&MT) - Ngày 18/5, tại Hà Nội, Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) phối hợp với Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội và thương vụ Đại sứ quán Na Uy - cơ quan Innovation Norway tổ chức buổi lễ ra mắt Nhóm kỹ thuật mới nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xúc tác đầu tư đối với những giải pháp hiệu quả trong giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa tại Việt Nam; đồng thời tổ chức Phiên họp đầu tiên của Nhóm kỹ thuật để thảo luận về các công nghệ mới cho Hệ thống đặt cọc – hoàn trả (DRS).

Nhóm kỹ thật Đổi mới sáng tạo và Tài chính – do Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên Môi trường (MONRE) và Liên minh chấm dứt rác thải nhựa (AEPW) đồng chủ trì với mục đích nhằm giúp tập hợp các cơ quan chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng chung tay thúc đẩy những ý tưởng, giải pháp sáng tạo nhằm điều hướng cho những thay đổi tích cực trong giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế nhựa, cũng như khơi dòng tài chính bền vững mới.

DRS là hệ thống trong đó người tiêu dùng trả một khoản tiền đặt cọc nhỏ khi mua sản phẩm chai nhựa hoặc lon đồ uống. Phần tiền đặt cọc sẽ được hoàn khi họ mang gửi lại vỏ hộp tại điểm thu gom được chỉ định. Cơ chế này khuyến khích người tiêu dùng hoàn trả các vỏ hộp đựng đã qua sử dụng để tái chế và tái sử dụng, giảm bớt sức ép cho những bãi chôn lấp rác, bảo vệ dòng sông và đại dương khỏi rác thải nhựa rò rỉ.

Hệ thống đặt cọc – hoàn trả hiệu suất cao có thể thúc đẩy đáng kể sự quay vòng của các loại hộp đựng nước giải khát như chai nhựa, lon nhôm với tỷ lệ thu hồi cao, vừa là phương thức tiếp cận chính giúp Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được thực hiện bởi các doanh nghiệp - là người sản xuất và sử dụng những vỏ lon này.

z4354974436824_63a1aea5a72b71c58d5956d17c8e6ed9.jpg
Bà Mette Møglestue – Phó Đại sứ Na Uy tại Hà Nội phát biểu

Phát biểu khai mạc buổi lễ, bà Mette Møglestue – Phó Đại sứ Na Uy tại Hà Nội cho rằng, Hệ thống đặt cọc – hoàn trả đã được minh chứng là hệ thống thực hiện tốt nhất khi có thể thu gom và tái chế với tỷ lệ cao nhất các loại vỏ hộp đồ uống. Được coi là hình mẫu về thu hồi và tái chế vỏ hộp, DRS của Na Uy là một trong những mô hình hoạt động hiệu quả trên thế giới, gắn liền cùng cơ chế thực hiện EPR.

Nêu bật về mô hình hợp tác thành công của Na Uy giữa Chính phủ - đơn vị nghiên cứu – doanh nghiệp , Bà Møglestue nhấn mạnh: “Trong khuôn khổ hợp tác của chúng tôi với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, cùng các đối tác liên quan như Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (UNDP Việt Nam), chúng tôi đánh giá cao cơ hội chia sẻ câu chuyện thành công của Na Uy và các thông lệ quốc tế khác để hỗ trợ việc củng cố khung pháp lý của Việt Nam về EPR và DRS”.

_mg_8824-2-.jpg
Ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường - Trưởng Nhóm kỹ thuật phát biểu

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường - Trưởng Nhóm kỹ thuật nhấn mạnh, việc thành lập Nhóm Đổi mới sáng tạo và Tài chính là một phần trong kế hoạch hoạt động NPAP đã được thống nhất tại cuộc họp thường niên của Nhóm công tác Chương trình NPAP vào ngày 12/4/2023 vừa qua. Đây là Nhóm kỹ thuật đầu tiên sẽ ra mắt và hoạt động trong khuôn khổ Chương trình NPAP nhằm thúc đẩy đổi mới cách thức hoạt động của Chương trình cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sau 2 năm triển khai tại Việt Nam.

Đặc biệt, sự kiện ra mắt Nhóm kỹ thuật này đánh dấu cách tiếp cận phù hợp với xu thế chung của Chương trình Đối tác hành động toàn cầu về nhựa (GPAP), cũng như sẽ góp phần hỗ trợ và thúc đẩy các giải pháp sáng tạo xử lý rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa tại Việt Nam thông qua vận động và huy động các nguồn hỗ trợ cho Việt Nam, tăng cường khả năng tiếp cận và chia sẻ công nghệ liên quan đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Theo đó, các thành viên của Nhóm kỹ thuật bao gồm: Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC), Dow Việt Nam, Unilever, An Phat Holdings, Tái chế Duy Tân, GreenHub, Startup Vietnam Foundation (SVF), Innovation Norway, UNDP, và Ngân hàng Thế giới. Nhóm kỹ thuật cũng đã thu hút sự tham gia của một số nhà đổi mới sáng tạo thuộc Chương trình “Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” do UNDP tổ chức như: Galaxy Biotech – đơn vị có thể khuyến khích các nhà sáng tạo đổi mới khác truy cập vào nền tảng NPAP và khám phá cơ hội đầu tư mới.

z4354974433647_e485f0fd2a38808b30c31938df9d7121.jpg
Ra mắt Nhóm kỹ thuật mới nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xúc tác đầu tư đối với những giải pháp hiệu quả trong giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa tại Việt Nam

Tham tán Thương mại của Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội, Giám đốc cơ quan Innovation Norway Arne-Kjetil Lian đánh giá cao việc ra mắt Nhóm kỹ thuật về đổi mới sáng tạo và tài chính lần này, trong đó Innovation Norway sẽ là thành viên và cam kết đóng góp kiến thức, cũng như chuyên môn vào nhóm.

Để thực hiện thành công cơ chế EPR, theo ông Arne-Kjetil Lian, khối tư nhân có vai trò hết sức quan trọng với tư cách vừa là người thực thi chính sách vừa là nhà cung cấp các giải pháp kiến tạo. Trong đó, hệ thống DRS có thể thúc đẩy đáng kể tính tuần hoàn của vỏ đồ uống và cải thiện quy trình bao bì bền vững trong khi giúp thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

“Ngoài ra, một hệ thống DRS hiệu quả sẽ giúp gia tăng tỷ lệ thu gom, từ đó hỗ trợ đạt được các mục tiêu tái chế tham vọng hơn và đảm bảo việc thực thi đầy đủ các nghĩa vụ EPR,” ông Arne-Kjetil Lian nhấn mạnh.

_mg_8817-2-.jpg
Toàn cảnh buổi lễ

Tại buổi lễ, các đại biểu tham dự đã chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn về Hệ thống đặt cọc – hoàn trả (DRS), bao gồm lợi ích, thách thức, kế hoạch thí điểm và nghiên cứu khả thi dự kiến để phát triển những khuyến nghị về chính sách áp dụng DRS tại Việt Nam. Các đại biểu cũng thảo luận sâu hơn về kế hoạch hoạt động của Nhóm kỹ thuật NPAP năm 2023, trong đó đề xuất khám phá và tận dụng các nguồn lực hiện có nhằm thúc đẩy hơn nữa những sáng kiến và thực hành tốt về nhựa.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023
    (TN&MT) - Ngày 18/5, UBND tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với Hội Tin học TP.HCM tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023 với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu là chuyên gia, diễn giả về chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến từ các bộ, ban, ngành Trung ương; các hiệp hội, hội ngành nghề; các tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, TP.HCM...
  • Đà Nẵng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    Chiều ngày 17/5, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ khen thưởng trong hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
  • Kỷ niệm 10 năm ngày phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1
    (TN&MT) - Ngày 16/5, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Tập đoàn Airbus tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1 - vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam.
  • Khai mạc Triển lãm Tài sản trí tuệ và kết quả đổi mới sáng tạo của nữ trí thức Việt Nam
    (TN&MT) - Sáng ngày 21/4, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia và Hội Nữ trí thức Việt Nam đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Tài sản trí tuệ và kết quả đổi mới sáng tạo của nữ trí thức Việt Nam.
  • Đưa mô hình giáo dục STEM đáp ứng đổi mới nền giáo dục Việt Nam
    (TN&MT) - Thuộc Chương trình khoa học và Công nghệ cấp quốc gia, đề tài “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” của PGS.TS Lê Huy Hoàng đã giúp việc nghiên cứu mô hình giáo dục STEM được phổ cập, sửa đổi hoàn thiện và đưa vào ứng dụng trong nền giáo dục phổ thông tại Việt Nam.
  • Lan tỏa thông điệp "Tiết kiệm điện thành thói quen" của Giờ Trái đất 2023
    Bộ Công Thương vừa công bố thông điệp Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023: “Tiết kiệm điện – thành thói quen”, nhằm lan tỏa tinh thần chung tay tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường tới toàn thể cộng đồng.
  • Kinh doanh linh hoạt trên nền tảng số trong “thời kỳ VUCA”
    (TN&MT) - Trong bối cảnh “thời kỳ VUCA” đầy biến động khó khăn, thách thức, với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nâng cao năng lực xúc tiến thương mại (XTTM) trên môi trường số, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Tập đoàn Alibaba tổ chức Hội nghị “Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA”.
  • Hiện đại hóa ngành Khí tượng thủy văn: Hứa hẹn từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
    (TN&MT) - Hiện nay, tiếp cận với trí tuệ nhân tạo (AI) không đơn thuần chỉ là công việc nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà toán học, chuyên gia công nghệ thông tin. AI cần được tiếp cận, ứng dụng ở góc độ rộng hơn: Quản lý Nhà nước, chính sách, nguồn nhân lực,... trong đó có ngành Khí tượng thủy văn (KTTV).
  • PVU nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đánh giá triển vọng dầu khí
    (TN&MT) - Khoa Dầu khí Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) vừa qua đã tổ chức Hội thảo khoa học tháng 2 với chủ đề “Nghiên cứu xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí”, thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học trong và ngoài ngành Dầu khí.
  • VICEM Bút Sơn: Khởi công xây dựng dự án tận dụng nhiệt khí thải để phát điện
    Ngày 09/02, tại Hà Nam, Công ty Cổ phần Xi măng VICEM Bút Sơn khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình tận dụng nhiệt khí thải dây chuyền 1 và dây chuyền 2 để phát điện.
  • Vụ Khoa học và Công nghệ xây dựng nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
    (TN&MT) - Nhằm thực hiện công tác trọng tâm năm 2023, Vụ Khoa học và Công Nghệ (KH&CN) - Bộ TN&MT đã xây dựng đề xuất giám sát tiến độ thực hiện các đề tài chuyển tiếp năm 2023. Đối với những đề tài mở mới bắt đầu thực hiện từ năm 2023, cần tiếp tục thực hiện 6 chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ đã phê duyệt, tập trung vào các đề tài phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
  • Làm tốt vai trò quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia
    (TN&MT) - Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Trung tâm Thông tin và Dữ liệu viễn thám (Cục Viễn thám quốc gia) sáng 26/12, Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia Nguyễn Quốc Khánh biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của Trung tâm năm 2022.
  • Triển lãm “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng Việt Nam – Italia. Nhìn xa hơn"
    (TN&MT) - Từ ngày 12-23/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Italia tại Hà Nội và Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng phối hợp tổ chức triển lãm “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng Việt Nam – Italia. Nhìn xa hơn".
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO