Thúc đẩy đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển kinh tế tuần hoàn

Hoàng Ngân | 13/07/2022, 18:13

Ngày 13/7, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Quỹ Hanns Seidel (HSF) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo hướng đến hiện thực hoá kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”.

2(3).jpg
Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Mai Thế Toản phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Mai Thế Toản - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết: Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế thế giới đang chuyển dần từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế gắn với đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững. Công cuộc đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thông qua các sáng kiến, nỗ lực cụ thể. Trong số đó, Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang được đánh giá là một trong những giải pháp góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững, mang lại các lợi ích cả về kinh tế, tạo việc làm, sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Theo Quỹ Ellen MacArthur, KTTH không chỉ là thiết kế ở góc độ sản phẩm, hay cơ sở sản xuất kinh doanh mà theo nghĩa rộng nó bao gồm cả việc thiết kế sự vận hành của cả một nền kinh tế của quốc gia, địa phương nhằm hướng đến giảm khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm phát sinh chất thải và tác động xấu đến môi trường do các hoạt động kinh tế, dân sinh gây ra. Tất cả những điều này để hiện thực hóa đều phải dựa vào công nghệ, đổi mới sáng tạo để bứt phá, phát triển là vấn đề cốt lõi. Chính vì vậy, việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo sẽ góp phần thực hiện hóa KTTH ở Việt Nam, góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường, giữa con người với tự nhiên trong bối cảnh mới.

Theo ông Nguyễn Duy Thái – Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp môi trường Việt Nam, ở các nước có nền kinh tế xã hội phát triển, đổi mới sáng tạo tập trung nhiều vào hoạt động phát triển khoa học công nghê. Ở Việt Nam, hoạt động đổi mới sáng tạo có sự khác biệt, tập trung thêm vào một số nội dung về đổi mới sáng tạo trong các mô hình kinh doanh và đổi mới sáng tạo trong việc tạo nguồn lực ban đầu, thúc đẩy các mô hình kinh tế và doanh nghiệp đầu tư, phát triển.

8fe63d33e9732b2d7262.jpg
Quang cảnh buổi Hội thảo

Tại Hội thảo, các chuyên gia, cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã thảo luận về cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam về áp dụng kinh tế tuần hoàn, các giải pháp sáng tạo để thúc đẩy ứng dụng KTTH và tác động của chính sách về KTTH tại địa phương. Đa số các ý kiến đều cho rằng để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh và thực hiện các cam kết tại COP26 về ứng phó với BĐKH, giảm thiểu các tác động xấu và rủi ro trong quá trình phát triển đòi hỏi việc xác định doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo, trong đó, chú trọng đổi mới công nghệ và mô hình kinh doanh bền vững. Các doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo hướng đến bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng chính là góp phần quan trọng thúc đẩy thực hiện KTTH của quốc gia.

Theo ông Nguyễn Danh Sơn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, KTTH và kinh tế số là xu hướng phát triển chiến lược. Trong xu hướng này KTTH sẽ dần trở thành KTTH số. Tuy nhiên, ở Việt Nam đang có sự “lệch nhịp” giữa phát triển kinh tế số và quá trình số hóa KTTH. Do đó, cần gắn kết chúng với nhau để tiến tới hội nhập KTTH số với kinh tế số bằng một số giải pháp như tăng cường nhận thức về KTTH số cùng với kinh tế số, nhất là đối với doanh nghiệp; tạo dựng hệ sinh thái phù hợp cho gắn kết phát triển KTTH và kinh tế số; kết nối xây dựng nền tảng số kinh tế số và KTTH; phát triển công nghiệp môi trường dựa trên nền tảng số.

Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các bài trình bày liên quan đến khung chính sách và pháp lý để phát triển nền kinh tế tuần hoàn; đề xuất giải pháp chính sách để phát huy vai trò của ngành công nghiệp môi trường trong thực hiện KTTH tại Việt Nam; thực trạng và giải pháp thúc đẩy KTTH của thành phố Đà Nẵng; phát triển nông nghiệp theo định hướng KTTH tại Bình Phước; gắn kết phát triển kinh tế tuần hoàn và kinh tế số ở Việt Nam; ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước (foresighting) trong hoạch định chính sách thúc đẩy mô hình KTTH ở Việt Nam.

Bài liên quan
  • Đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng giúp phụ nữ thành công
    Tham luận tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, các đại biểu đã tham mưu, đưa ra nhiều ý tưởng giúp nâng cao năng lực của phụ nữ nhiệm kỳ tới, trong đó, đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng giúp phụ nữ thành công.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: 'Năng lượng sạch – Trái đất xanh'
    (TN&MT) - Ngày 25/3, tại Phố đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội đã diễn ra sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng với chủ đề “Năng lượng sạch - Trái Đất xanh”. Sự kiện hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2023, diễn ra tối nay từ 20h30 đến 21h30.
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Thanh Hóa: Thả cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Mã
    Sáng 25/3, tại khu phố Yên Vực, phường Tào Xuyên, UBND TP Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức “Lễ thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Mã – TP.Thanh Hóa”.
  • Quảng Bình: Xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải
    (TN&MT) - Ngày 22/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký ban hành công văn số 479 /UBND-KT về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải Quảng Bình.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Mưa đá xuất hiện tại miền núi Thừa Thiên – Huế
    Một trận mưa đá vừa xảy ra tại huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên – Huế, không thiệt hại về người.
  • Thời tiết ngày 25/3: Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm 25/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa vừa, mưa to.
  • Lạng Sơn: Giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học giúp dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao khoán bảo vệ rừng, giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học, làm du lịch sinh thái đã tạo nguồn sinh kế ổn định cho bà con, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Thời tiết ngày 24/3: Nắng nóng gay gắt trước khi giảm nhiệt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày 24/3, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, vùng núi phía Tây có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ trên 39 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất 35-45%.
  • Ngay sau nắng nóng diện rộng, miền Bắc sắp đón không khí lạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ chiều tối và đêm 24/3 trở đi, có một đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Bắc, gây mưa rào và dông mạnh ở khu vực Việt Bắc, Đông Bắc.
  • Các nước Bắc Âu chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 23/3, tại Hà Nội, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Giải pháp xanh cho kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải: Kinh nghiệm của Bắc Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.
  • Tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
    (TN&MT) - Sáng 23/03, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Đại sứ quán Na Uy và một số đơn vị tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs).
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Văn Yên (Yên Bái): Sâu rộng phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO