Thuận Châu (Sơn La): Tích cực cấp “sổ đỏ” cho bà con vùng cao

Nguyễn Nga | 22/11/2022, 10:28

(TN&MT) - Xác định công tác quản lý đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, huyện Thuận Châu đã quan tâm triển khai cấp và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho người dân, tạo điều kiện để người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp trên đất.

Là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Sơn La, huyện Thuận Châu có 28 xã, 1 thị trấn với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống. Để hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ, UBND huyện đã thành lập Tổ công tác triển khai dự án cấp GCNQSDĐ lần đầu, do Chủ tịch UBND huyện là Tổ trưởng.

Tổ công tác đã tuyên truyền, vận động, đôn đốc, hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp GCNQSDĐ lần đầu. Trưng tập 4 cán bộ địa chính xã về thực hiện nhiệm vụ tại Phòng TN&MT, là các cán bộ có kinh nghiệm, trình độ trong thẩm định hồ sơ, thuộc địa bàn các xã không có dự án, các xã có 2 công chức địa chính. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian tiếp nhận, trả hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến làm thủ tục.

1.jpg

Huyện Thuận Châu tổ chức trao GCNQSDĐ cho bà con xã vùng cao Long Hẹ.

Trên cơ sở rà soát, UBND huyện đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch 3 loại rừng để cấp GCN cho nhân dân 9 xã. Đến nay, đã ký và trao GCN đất ở lần đầu cho 4.022 hộ, đạt 94,1%. Chưa ký và chưa trao GCN cho 254 hộ, do các hộ gia đình, cá nhân chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Còn 354 hộ chưa có Quyết định công nhận QSDĐ, chưa ký GCN, do các hộ này nằm trong phần diện tích đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng của Ban quản lý rừng phòng hộ Thuận Châu và Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Copia - Thuận Châu, đã đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng.

UBND huyện đang chỉ đạo các cơ quan phối hợp với chủ rừng rà soát các diện tích cần thu hồi để hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh thu hồi phần diện tích trên. Sau khi có Quyết định thu hồi, UBND huyện sẽ hoàn thiện hồ sơ và cấp GCNQSDĐ cho người dân. Ngoài ra, 346 hộ không đủ điều kiện cấp GCN do sử dụng đất không phù hợp quy hoạch; đang phát sinh tranh chấp đất đai; sử dụng đất tại vị trí có tranh chấp với xã, bản khác…

Về đất sản xuất, đã ký và trao GCN đất sản xuất lần đầu cho 10.219 hộ, đạt 97,6%. Chưa ký và chưa trao GCN 246 hộ; chưa có Quyết định công nhận QSDĐ, chưa ký GCN 354 hộ; 170 hộ không đủ điều kiện cấp GCN.

2.jpg

Thuận Châu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đất đai.

Là 1 trong 9 xã thuộc dự án cấp GCNQSDĐ lần đầu trên địa bàn huyện, đến nay, Co Mạ đã cơ bản hoàn thành cấp GCN cho người dân. Cầm trên tay GCN, ông Vì Văn So, người dân Co Mạ không giấu niềm xúc động. Ông So chia sẻ: Được cầm trên tay GCN, tôi vui lắm. Có đất đai ổn định, gia đình tôi rất phấn khởi, yên tâm hơn để lao động sản xuất trên mảnh đất của mình.

Ông Tạ Đăng Hải, Trưởng phòng TN&MT huyện Thuận Châu cho biết: Với nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp, Thuận Châu đã cơ bản hoàn thành cấp GCNQSDĐ cho bà con, tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý đất đai, giúp giảm khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Đảm bảo lợi ích, quyền và nghĩa vụ của nhân dân, bà con an cư, lập nghiệp, yên tâm lao động sản xuất.

Do diện tích rộng, lượng hồ sơ đăng ký lớn, nằm rải rác ở nhiều xã nên quá trình thực hiện cấp GCN còn gặp nhiều khó khăn. Hiện, Thuận Châu đang tập trung chỉ đạo, rà soát các trường hợp còn tồn đọng, xác định rõ nguyên nhân, vướng mắc để tháo gỡ, phấn đấu hoàn thành việc cấp GCN lần đầu cho các trường hợp còn lại trong năm 2022. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, phát hiện vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, kịp thời xử lý vi phạm trước khi tiến hành xét, cấp GCN cho người dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Nông dân Ba Nhựt: Làm giàu từ cây lúa quê hương
(TN&MT) – Với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên Bến Tre luôn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, nhiễm mặn… Dù vậy, anh chàng nông dân chân đất Ba Nhựt với bản tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, đã mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư biến mảnh đất của gia đình mang lại thành công, vươn lên làm giàu với sản phẩm gạo sạch theo quy trình hữu cơ và thương hiệu “lúa tím” được người tiêu dùng khắp nơi ưa chuộng.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Tĩnh: Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai giúp người dân ổn định phát triển kinh tế
    Nhờ làm tốt công tác hòa giải, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân về lĩnh vực đất đai đang góp phần giúp huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) ổn định tình hình, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO