Thừa Thiên Huế: Xử lý vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Văn Dinh | 24/02/2021, 16:27

(TN&MT) - Dự án cao tốc Cam Lộ- La Sơn đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế đang bị ảnh hưởng tiến độ do thiếu nguồn đất san lấp, chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng.

Thiếu nguồn đất san lấp

Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn qua tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phát lệnh khởi công vào tháng 9/2019.

Dự án có tổng chiều dài 98,35km, điểm đầu tại Km 0 (Cam Lộ), trùng với Km 10+440 QL9, thuộc địa phận xã Cam Hiếu (Cam Lộ, Quảng Trị). Điểm cuối Km 102+200 (La Sơn), trùng với Km 4 Tỉnh lộ 14B, trùng với điểm đầu dự án La Sơn - Túy Loan (thuộc địa phận xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế). Tính đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã bàn giao được 65,9 km/66,3Km (đạt 99,25%).

Thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Theo Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh, Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đang thiếu khoảng 2 triệu m3 đất san lấp. Việc thiếu nguồn đất san lấp đã gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, nhất là các gói thầu thuộc những đoạn đường đi qua vùng đồng bằng, do cần khối lượng đất san lấp rất lớn.

Trước tình trạng này, thời gian qua, Ban Quản lý dự án đã nhiều lần làm việc với cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế tăng nguồn cung ứng đất san lấp bằng việc gia hạn, mở rộng những mỏ đất trên địa bàn tỉnh và cấp phép thêm những mỏ đất mới.

Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh cho hay, đối với những mỏ đất sẽ được cấp mới, phía đơn vị sẽ tham gia đấu thầu nhằm chủ động nguồn đất san lấp phục vụ dự án.

Nguồn đất san lấp thiếu là một trong những nguyên nhân khiến việc thi công cao tốc bị ảnh hưởng

Ngoài việc thiếu nguồn đất san lấp, hiện giá đất san lấp ở Thừa Thiên Huế cũng cao hơn các địa phương khác. Vừa qua, sau khi Ban Quản lý Dự án làm việc với Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế và các chủ mỏ đất, giá đất san lấp có giảm xuống nhưng không đáng kể.

Về tái định cư, Tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 khu/tái định cư cho 178 hộ. Đến nay đã hoàn thành và người dân đã xây nhà, di dời đến các khu tái định cư; Hiện trên tuyến còn 20 ngôi nhà tại thị xã Hương Trà đang xây dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 2/2021. Về xây dựng nghĩa trang, di dời mồ mả đến nay đã hoàn thành, trong đó di dời khoảng 800 ngôi lăng, mộ các loại.

Quyết liệt xử lý những vướng mắc

Theo Sở GTVT Thừa Thiên Huế, nguyên nhân giải phóng mặt bằng chậm trễ chủ yếu như một số hộ dân chưa thông nhất theo phương án bồi thường (giá đất và tài sản trên đất); Người dân đang đợi làm xong nhà tại các khu tái định cư mới di chuyển; Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa kéo dài ảnh hưởng đến việc triển khai di dời công trình hạ tầng kĩ thuật; Kinh phí bồi thường hổ trợ di dời, xây dựng tái định cư còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của công tác di dời của địa phương…

Công tác giải phóng mặt bằng còn vướng mắc

Ông Lê Công Diễn, Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết, nhằm đẩy nhanh công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật trên tuyến, Ban giải phóng mặt bằng Sở GTVT cùng các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc tại hiện trường các điểm di dời. Tất cả các bên liên quan đang nổ lực giải quyết vướng mắc, dự kiến kế hoạch xong cuối tháng 2/2021. Đối với hạ tầng kỹ thuật cấp nước, Viễn thông (VNPT và Viettel) cơ bản đã được di dời hoặc di dời tạm đảm bảo mặt bằng cho đơn vị thi công. Tại một số vị trí do các hạ tầng kỹ thuật phải chôn sâu dưới nền đường đào nên phải đợi đơn vị thi công cao tốc hạ cao độ nền đường, các đơn vị thi công hạ tầng kỹ thuật mới tiến hành triển khai lắp đặt.

Đại diện Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh kiến nghị chính quyền địa phương cùng các sở, ban ngành liên quan tập trung di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật để bàn giao theo cam kết. Những hộ dân đã nhận tiền đền bù, chưa di chuyển và bàn giao mặt bằng cho dự án, chính quyền địa phương cần vận động, có giải pháp quyết liệt, kịp thời để bàn giao mặt bằng dứt điểm, không để kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế kiểm tra, đôn đốc việc thi công dự án

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, trong thời gian qua, công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã được những kết quả nhất định, còn lại khối lượng tương đối ít do gặp phải một số vướng mắc trong quá trình đền bù, di dời người dân. Tuy nhiên, dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn là công trình trọng điểm của quốc gia, vì vậy đề nghị các đơn vị tập trung hơn nữa, cương quyết xử lý, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo tiến độ chung của dự án. Đồng thời tăng cường phối hợp, hỗ trợ Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh trong việc tiếp nhận mặt bằng và thi công.

Cách đây một tuần, trong chuyến kiểm tra thực địa tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế, Thứ trưởng Bộ GTVT - Lê Đình Thọ khẳng định, đây là công trình trọng điểm, mẫu mực quốc gia nên cần hạn chế tối đa những thiếu sót. Sau kỳ nghỉ Tết, các đơn vị phải tập trung lực lượng, ra quân thực hiện dự án, trong đó tiến độ thi công, chất lượng công trình là hai yếu tố luôn được đặt lên hàng đầu. Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu phải xây dựng tiến độ thi công phù hợp, khoa học để thực hiện thi công công trình đúng tiến độ đặt ra. Đơn vị giám sát công trình cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm.

“Các đơn vị phải kiểm soát tốt phòng, chống dịch Covid-19 trong quá trình thi công, nhất là công nhân viên chức, người lao động trở về làm việc sau kỳ nghỉ tết, đặc biết chú trọng người lao động về từ Quảng Ninh và Hải Dương. Đảm bảo các yếu tố an toàn, góp phần hoàn thành tiến độ theo yêu cầu đã đề ra...”, Thứ trưởng Thọ nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên vật liệu xây dựng cho dự án trọng điểm
    Hệ thống đường bộ cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, trước tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị để tháo gỡ.
  • Thanh tra nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản số 2450/STNMT-KS&TNN yêu cầu 14 doanh nghiệp được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cung cấp hồ sơ và báo cáo các nội dung về hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ công tác thanh tra của Thanh tra Bộ TN&MT.
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Ngày 27/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 16 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Infogarphic: Điều chỉnh đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Cần bổ sung thêm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước
    Sáng 27/9, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy và Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì Hội thảo.
  • Hàng loạt các công trình lớn lo thiếu cát
    Nguồn đất, cát đắp nền khan hiếm, giá cao, cùng với thủ tục khai thác bị vướng khiến nhiều công trình giao thông trọng điểm bị lụt tiến độ.
  • Nghệ An: Lấn chiếm đất, chủ mỏ đá bị xử phạt 330 triệu đồng
    Công ty CP Xây dựng Văn Sơn là chủ mỏ đá Văn Sơn, xã Quỳnh Văn (huyện Quỳnh Lưu) vừa bị UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 330 triệu đồng.
  • Bình Định: Đảm bảo đất sản xuất, đất ở cho người nghèo, vùng dân tộc thiểu số
    Các số liệu thống kê cho thấy, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định còn khá phổ biến. Do đó, những năm qua, Bình Định đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết căn cơ tình trạng này để đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, vươn lên thoát nghèo.
  • Thành phố Sơn La trong hành trình phát triển xanh, bền vững
    (TN&MT) - Nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, những năm qua, thành phố Sơn La đã bứt phá vươn lên, phát huy hiệu quả nguồn lực tài nguyên môi trường hướng tới đô thị thông minh, sáng xanh sạch đẹp, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần nhân dân các dân tộc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO